Nguồn gốc và cơ cấu vốn FD

Một phần của tài liệu thu hút nguồn vốn FDI vào các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Bình (Trang 34 - 42)

II. TÌNH HÌNH THU HÚT FDI VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2002 –

1. Nguồn gốc và cơ cấu vốn FD

Hiện nay đã có 5 quốc gia có doanh nghiệp sang sản xuất kinh doanh vào các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Trong đó Đài Loan là quốc gia có nhiều dự án đầu tư nhất (28/35 dự án là của Đài Loan). Tuy nhiên vốn đăng ký của Đài Loan chỉ chiếm 57,02% tổng số vốn đăng ký, đây là một tỷ lệ tương đối nhỏ, bởi vì các dự án FDI của Đài Loan chủ yếu là đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp nhẹ như may mặc xuất khẩu, tỷ lệ vốn thực hiện/vốn đăng ký chỉ đạt 38.1 % cho thấy tiến độ giải ngân chưa đạt yêu cầu.

Bảng 2.4: Cơ cấu vốn đầu tư FDI vào các KCN ở Thái Bình theo đối tác:

Đơn vị: USD STT Đối tác Số dự án Vốn FDI Đăng ký Thực hiện Vốn thực hiện/Đăng ký (%) 1 Đài Loan 28 130.426.506 49.701.110 38,11 2 Hồng kông 2 39.118.415 20.832.500 53,25 3 Hàn Quốc 1 3.243.970 2.476.187 76,33 4 Mỹ 1 10.000.000 4.470.573 44,71 5 Trung Quốc 3 45.199.420 3.300.000 7,3 6 Tổng 35 227.988.311 80.780.370 35,43

Nguồn Ban quản lý các KCN tỉnh Thái Bình.

Sau Đài Loan là Trung Quốc với 3 dự án đầu tư vào KCN ở Thái Bình, tuy số dự án không nhiều như của Đài Loan nhưng quy mô dự án đăng ký lớn, trung bình khoảng 15 triệu USD một dự án, tuy nhiên số vốn thực hiện lại tương đối ít, do các dự án này có quy mô lớn nên vẫn đang trong quá trình xây dựng.

Hồng Kông vẫn là quốc gia đứng đầu trong danh sách các đối tác có quy mô dự án đăng ký lớn và tỷ lệ vốn sử dụng/vốn đăng ký lớn nhất. Quy mô dự án trung bình gần 20 triệu USD, với hơn 53% vốn đăng ký đã được sử dụng.

Hai đối tác còn lại là Hàn Quốc và Mỹ chỉ mới bước chân vào thăm dò và thử nghiệm tại các KCN ở Thái Bình nên không có gì nổi bật tuy nhiên mới

là dự án đầu tiên mà quy mô lớn hơn 3 triệu USD cũng để lại triển vọng cho đầu tư giai đoạn sau.

b.Cơ cấu vốn đầu tư theo lĩnh vực sản xuất kinh doanh

Các KCN ở tỉnh Thái Bình hầu hết được quy hoạch đa ngành nghề nhưng vốn FDI đầu tư vào lại chỉ tập trung ở một số ngành nghề truyền thống, cụ thể được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 2.5: Cơ cấu vốn FDI theo lĩnh vực kinh doanh.

Đơn vị: USD.

STT Ngành lĩnh vực Số Dự án Vốn Đầu tư

Vốn Đăng ký Vốn Thực hiện

1 Công nghiệp nặng 12 125.623.000 35.339.243

2 Công nghiệp nhẹ 11 39.320.000 24.409.000

3 Công nghiệp chế biến 3 17.001.911 9.000.000

4 Công nghiệp SX đồ điện tử 9 46.043.400 12.032.127

5 Ngành dịch vụ 0 0 0

Tổng 35 227.988.311 80.780.370

Nguồn: Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình

Ngành công nghiệp nhẹ bao gồm các ngành dệt may xuất khẩu vẫn chiếm số lượng lớn và có thể coi đây là ngành nghề truyền thống trong các KCN ở tỉnh Thái Bình cũng bởi vì chúng phù hợp với nguồn lao động trong tỉnh. Một số ngành công nghiệp nặng đã bắt đầu được các nhà đầu tư nước ngoài khai thác ở các KCN tỉnh Thái Bình như sản xuất thép, phôi hợp kim nhôm ở Khu công nghiệp Phúc Khánh do Đài Tín quản lý cùng một số dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất đồ điện tử nhưng phần lớn vẫn ở dạng gia công chế tác và mới bắt đi vào sản xuất trong các khu công nghiệp. Tuy chỉ gia công chế tác nhưng vẫn đòi hỏi về tay nghề và trình độ nên lao động trong tỉnh vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này.

Số dự án được tập trung nhiều vào lĩnh vực công nghiệp nặng nhưng như đã trình bày ở trên do mới bắt đầu đi vào thử nghiệm nên tỷ lệ giải ngân vốn còn thấp, vốn thực hiện chỉ đạt 28,13% vốn đăng ký. Tương tự như lĩnh vực công nghiệp nặng là công nghiệp sản xuất đồ điện tử, tỷ lệ vốn đầu tư sử dụng trong các dự án cũng không cao (26,13%), do đây cũng không phải là thế mạnh của các KCN trong tỉnh. Hai lĩnh vực truyền thống như công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến do mang tính truyền thống nên việc đầu tư và sử dụng vốn đầu tư có khả quan hơn các lĩnh vực trên, tỷ lệ giải ngân đều đạt trên 50%.

c. Cơ cấu theo hình thức đầu tư

Nếu phân theo hình thức đầu tư thì toàn bộ các dự án đầu tư vào các KCN ở Thái Bình đều được đầu tư dưới hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư bỏ toàn bộ vốn đầu tư và chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh.

2. Nguồn vốn FDI vào các Khu công nghiệp ở Thái Bình qua các năm

Dự án FDI đầu tiên đầu tư vào KCN ở Thái Bình vào năm 2002 là dự án sản xuất các loại ắc quy của công ty ắc quy KORNAM của Hàn Quốc được đầu tư vào KCN Phúc Khánh. Tính đến cuối năm 2008 tổng số dự án FDI vào các KCN là 35 dự án, sau đây là bảng tổng kết dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào KCN ở Thái Bình.

Bảng 2.6: Bảng tổng hợp dự án FDI vào các KCN ở tỉnh Thái Bình theo năm giai đoạn 2002 – 2008

Đơn vị : USD Năm Số DA Vốn đầu tư Vốn đăng ký Vốn thực hiện Vốn thực hiện/vốn đăng ký (%) Quy mô trung bình một Dự án 2002 1 3.243.970 2.476.187 76,33 3.243.970 2003 1 3.400.000 2.823.000 83,02 3.400.000 2004 5 40.992.921 28.617.937 69,81 8.198.584 2005 2 4.900.000 4.897.250 99.9 2.450.000 2006 2 9.000.000 7.593.062 84,37 4.500.000 2007 12 64.351.420 22.884.076 35,56 5.362.618 2008 12 102.100.000 11.488.858 11,21 8.508.333 Tổng 35 227.988.311 80.780.370 35,43 6.513.951

Nguồn: Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Thái Bình

Sau 6 năm (2002 – 2008) số dự án FDI đăng ký vào KCN tỉnh Thái Bình đã tăng lên 35 dự án như vậy trung bình mỗi năm các KCN thu hút được 5 dự án. Những năm đầu tiên của giai đoạn, số dự án FDI đầu tư vào vẫn rất hạn chế, do thời gian đó các KCN của tỉnh chưa thực sự phát triển, phải đến tận năm 2007 các dự án FDI mới ồ ạt vào các KCN, mỗi năm trung bình 12 dự án được đăng ký tạo thành một bước ngoặt trong việc thu hút FDI vào các KCN, khiến cho bộ mặt của tỉnh thực sự khởi sắc.

Số vốn đăng ký cũng tăng mạnh theo thời gian, đến năm 2008 với con số đăng ký cao nhất là 102.100.000 USD vì Thái Bình vốn là một tỉnh thuần nông đang trong giai đoạn phát triển công nghiệp nên với lượng FDI đổ vào như vậy sẽ giúp cho các KCN phát triển mạnh kéo theo sự phát triển của nông nghiệp nông thôn. Năm 2008 là năm bùng nổ về thu hút FDI vào các KCN ở tỉnh Thái Bình tuy nhiên lượng vốn sử dụng lại rất ít do các dự án đó mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư, đang hoặc chưa tiến hành xây dựng.

Trong cả giai đoạn thì quy mô trung bình một dự án FDI trên 6,5 triệu USD, xét theo từng năm thì quy mô các dự án cũng tăng theo thời gian mặc dù quy mô dự án phụ thuộc vào nhà đầu tư và lĩnh vực đầu tư (như quy mô dự án FDI năm 2005 nhỏ bởi dự án đăng ký vào năm đó đầu tư vào lĩnh vực may mặc). Năm 2004 và năm 2008 là hai năm thu hút được các dự án FDI có quy mô đăng ký đáng kể (trên 8 triệu USD/1 dự án).

3. Tình hình giải ngân vốn FDI vào các dự án tại các Khu công nghiệp ở Thái Bình

Tình hình giải ngân vốn đầu tư được xem xét trên nhiều khía cạnh nhưng chủ yếu vẫn là dựa trên tiến độ thực hiện và tỷ lệ vốn thực hiện trên vốn đăng ký. Do vậy việc trước tiên muốn đánh giá được điều đó phải tổng hợp được tiến độ thực hiện các dự án FDI ở các KCN tại Thái Bình

Bảng 2.7: Bảng tổng hợp tiến độ sản xuất các dự án FDI vào các KCN tỉnh Thái Bình (2002-2008) phân theo năm đăng ký

Đơn vị: Dự án Năm Tiến độ thực hiện Đã và đang sản xuất Chuẩn bị sản xuất Đang xây dựng Chưa xây dựng Tổng 2002 1 - - - 1 2003 1 - - - 1 2004 4 - 1 - 5 2005 2 - - - 2 2006 2 - - - 2 2007 3 4 5 - 12 2008 1 3 5 3 12 Tổng 14 7 11 3 35

Trong 35 dự án FDI đầu tư vào Thái Bình từ năm 2002 thì có 14 dự án đã và đang đi vào sản xuất, 7 dự án đã xây dựng xong và chuẩn bị để tiến hành sản xuất, 11 dự án đang trong quá trình xây dựng và số dự án còn lại chưa xây dựng, các dự án này đều là dự án cấp mới của năm 2008 do vậy nên chưa được triển khai.

Các dự án từ năm 2006 trở về trước hầu hết đã hoàn thành đúng tiến độ, duy chỉ có một dự án của năm 2004 là dự án cơ sở hạ tầng của Trung tâm dịch vụ thương mại Đài Loan, đến nay vẫn đang trong tình trạng xây dựng dở dang, mặc dù quy mô dự án không lớn (4.994.506 USD). Cùng với 3 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư năm 2007 đến nay chưa có động tĩnh gì, nếu xét về tiến độ thì các dự án này đã bị chậm, các cấp quản lý cần phải có biện pháp đôn đốc việc triển khai hoặc kiểm tra lại năng lực tài chính của các dự án này để có những điều chỉnh phù hợp.

Để đánh giá được thực trạng giải ngân vốn đầu tư ngoài việc xem xét tiến độ thực hiện còn phải kiểm tra số vốn thực hiện đến thời điểm hiện tại, chúng ta có thể sử dụng Bảng 2.6 ở trên để quan sát. Tổng số vốn thực hiện của 35 dự án chỉ đạt con số khiêm tốn là 80.780.370 chỉ bằng 35,43% số vốn đăng ký do hầu hết các dự án đã đi vào sản xuất đều giải ngân vốn ít hơn rất nhiều so với số vốn đăng ký, chưa kể các dự án đang xây dựng và chưa xây dựng. Năm 2007 số vốn giải ngân chỉ quá một phần ba số vốn đăng ký. Năm 2008 chỉ sử dụng được 11,21% vốn đăng ký do năm này đều bao gồm các dự án cấp mới đang trong quá trình giải phóng mặt bằng và chuẩn bị xây dựng. Tuy nhiên đó không phải là lý do chính giải thích cho sự hạn chế trong vốn sử dụng của năm 2008, bởi còn một lý do khác xuất hiện từ phía ngoài. Tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới đang diễn ra nghiêm trọng ảnh hưởng lớn đến vốn giải ngân của các dự án FDI, vấn đề này sẽ được phân tích sâu hơn trong chương tiếp theo.

Như vậy qua việc phân tích trên đã cho thấy thực trạng vốn FDI ở các KCN tại Thái Bình giải ngân chưa đạt yêu cầu do vốn giải ngân ít và tiến độ thực hiện chậm

Một phần của tài liệu thu hút nguồn vốn FDI vào các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Bình (Trang 34 - 42)

w