PHƯƠNG HƯỚNG THU HÚT FDI VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2009 –

Một phần của tài liệu thu hút nguồn vốn FDI vào các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Bình (Trang 54 - 57)

NGHIỆP Ở THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2009 – 2015

1. Phương hướng thu hút FDI vào các Khu công nghiệp ở tỉnh Thái Bình

Quan điểm của UBND tỉnh trong đầu tư và phát triển các KCN là: phát triển công nghiệp mà trọng tâm là phát triển các KCN tập trung, làm đầu tầu kéo toàn bộ ngành công nghiệp phát triển, đồng thời tạo hạt nhân lan tỏa theo

các ngành nông nghiệp, dịch vụ và toàn bộ nền kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển với tốc độ cao. Do đó phương hướng trong giai đoạn tới để thu hút FDI vào các KCN ở tỉnh là:

+ Khuyến khích mạnh mẽ đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành sản xuất hàng hóa xuất khẩu, công nghiệp chế biến, công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, các dự án phát triển hạ tầng và các lĩnh vực tỉnh có nhiều lợi thế cạnh tranh gắn với công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

+ Xây dựng KCN trở thành lực lượng công nghiệp mạnh, có hiệu quả và sức cạnh tranh, phát triển theo hướng ngoại, nâng cao tay nghề công nhân, nắm bắt và vận dụng được nhiều thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ, thực hiện bảo vệ môi trường sản xuất, kinh doanh thị trường ngoài KCN.

+ Tiếp tục thu hút FDI vào những địa bàn có nhiều lợi thế để phát huy vai trò động lực của các địa bàn đó, tập trung thu hút FDI vào các KCN đã hình thành theo quy hoạch được phê duyệt, tập trung chủ yếu vào hai KCN mới là Gia Lễ và Cầu Nghìn, do hai KCN Phúc Khánh và Nguyễn Đức Cảnh nằm trong trung tâm thành phố nên cũng chịu nhiều bất tiện cho việc mở rộng quy mô sản xuất hoặc thêm các Dự án mới.

+ Khuyến khích các nhà đầu tư có tiềm năng lớn về tài chính và công nghệ hiện đại đầu tư vào các lĩnh vực: công nghệ thông tin, công nghệ tin học, giống cây trồng, vật nuôi … với quy mô dự án đầu tư từ 10 triệu USD trở lên.

+ Khuyến khích thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp khác ở Thái Bình để phát triển hạ tầng cơ sở, nhất là các KCN và cụm công nghiệp ở Huyện như KCN Tiền Hải, KCN Diêm Điền….

2. Mục tiêu thu hút FDI vào các Khu công nghiệp ở tỉnh Thái Bình giai đọan 2009 – 2015

Từ những phân tích thách thức và cơ hội của việc thu hút FDI vào các Khu công nghiệp ở Thái Bình, mục tiêu được đề ra cho giai đoạn 2009 – 2015 là:

Thứ nhất, mục tiêu về tăng số lượng dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp trong tỉnh lên từ 7 đến 10 dự án một năm với tổng số vốn đăng ký 90 triệu USD (tương đương gần 1.600 tỷ đồng). Các dự án FDI được phân bổ cho các Khu công nghiệp trong tỉnh, không chỉ tập trung vào các khu công nghiệp lâu đời như KCN Nguyễn Đức Cảnh, Phúc Khánh, Gia Lễ, Cầu Nghìn mà còn đầu tư vào khu công nghiệp ở Huyện (KCN Diêm Điền, KCN Tiền Hải, Đồng Tu..), để giúp các KCN này phát triển cơ sở hạ tầng và mở rộng về quy mô.

Thứ hai, là mục tiêu về tăng quy mô trung bình của một dự án. Do các dự án được đầu tư vào Thái Bình còn hạn chế về quy mô so với các khu vực xung quanh trong khi tiềm năng phát triển chưa được khai thác hết nên đặt ra mục tiêu tăng quy mô dự án lên trên 10 triệu USD là hợp lý.

Giải ngân vốn đầu tư đúng tiến độ là mục tiêu sau cùng khi đã thu hút được các dự án FDI đăng ký vào. Vốn FDI giải ngân chậm hoặc quá ít so với vốn đăng ký có thể làm kìm hãm sự phát triển trong các Khu công nghiệp vì một dự án đã được cấp giấy đăng ký đầu tư nghĩa là đã giảm đi một cơ hội cho các nhà đầu tư khác muốn xâm nhập vào khu vực đó. Do vậy phải tăng cường đôn đốc việc giải ngân vốn đầu tư để đạt được mục tiêu này.

Một phần của tài liệu thu hút nguồn vốn FDI vào các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Bình (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w