Đẩy mạnh cải cách hành chính trong hoạt động đầu tư

Một phần của tài liệu thu hút nguồn vốn FDI vào các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Bình (Trang 68 - 70)

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở THÁI BÌNH GIA

2.Đẩy mạnh cải cách hành chính trong hoạt động đầu tư

Triển khai và thực hiện tốt quy chế một cửa trong hoạt động đầu tư ở tỉnh theo quyết định số 68/2006/QĐ – UBND tỉnh, giảm bớt khó khăn trong công tác đăng ký đầu tư thủ tục hành chính cũng như thời gian đăng ký và chờ xét duyệt.

Ngày 23/11/2006, UBND tỉnh Thái Bình đã ban hành quy định về thực hiện cơ chế “ một cửa” trong hoạt động đầu tư tại tỉnh Thái Bình áp dụng cho các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước với phạm vi áp dụng là các dự án không thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước và trừ các dự án đầu tư vào khu công nghiệp theo quyết định của Chính phủ.

Sở Kế hoạch và đầu tư là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước các hoạt động đầu tư trực tiếp tại Thái Bình, với các nhiệm vụ chính sau:

+ Phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND huyện, thành phố xây dựng chương trình, kế hoạch và công bố danh mục các dự án thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài trình UBND tỉnh phê duyệt.

+ Hướng dẫn các nhà đầu tư hoàn thiện hồ sơ lấy giấy chứng nhận đầu tư và đầu tư.

+ Giám sát quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư và quản lý dự án sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

+ Tổng hợp và đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án đầu tư.

Các sở, ban, ngành của tỉnh, UBND cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc quản lý và thẩm tra hoạt động đầu tư.

Như vậy quản lý hoạt động đẩu tư trong toàn tỉnh Thái Bình được quy về một mối để phân định rõ tính trách nhiệm và phạm vi điều chỉnh. Quyết định này còn quy định rõ thời gian duyệt và cấp giấy phép đầu tư với từng dự án với quy mô khác nhau nhằm mang lại sự thuận tiện, nhanh gọn đối với các nhà đầu tư muốn đăng ký kinh doanh tại tỉnh nói chung cũng như vào KCN. Thời gian tối đa để phê duyệt một dự án không quá 15 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Việc quản lý theo cơ chế “một cửa” được cụ thể trong hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế “một cửa” của UBND tỉnh được đặt ở sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Bình.

Quyết định này được ban hành rất phù hợp trong giai đoạn hiện nay, nó có tác dụng cải thiện dần môi trường đầu tư và mang hình ảnh tỉnh đến với các nhà đầu tư. Chính vì vậy cần phải tăng cường hơn nữa việc triển khai quy chế “một cửa” trong thời gian tới, đồng thời không ngừng nghiên cứu xem xét và sửa đổi cho phù hợp với tình hình mới. Tránh tình trạng chấp nhận thu hút bất kỳ dự án FDI nào mà không xem xét kỹ năng lực của nhà đầu tư, do vậy nhanh gọn phải đi đôi với chất lượng của các dự án được phê duyệt, như năng lực tài chính và công nghệ của nhà đầu tư, cam kết về việc bảo vệ môi trường và sự phù hợp với quy hoạch định hướng chung.

Trong thời gian tới, muốn hoàn thành được mục tiêu đề ra về thu hút FDI vào các KCN ở tỉnh Thái Bình thì việc cải cách hành chính theo cơ chế một cửa là một yếu tố hết sức quan trọng cần phải được triển khai mạnh hơn nữa.

Một phần của tài liệu thu hút nguồn vốn FDI vào các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Bình (Trang 68 - 70)