Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu thu hút nguồn vốn FDI vào các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Bình (Trang 57 - 60)

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở THÁI BÌNH GIA

1. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực

Có thể chia nhân lực thành hai mảng quan trọng là nhân lực quản lý hoạt động đầu tư và nhân lực lao động trong các KCN

1.1 Đào tạo cán bộ quản lý Hoạt động đầu tư nước ngoài

Như đã phân tích ở trên, một trong nguyên nhân của vấn đề môi trường đầu tư chưa thực sự thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài là việc quản lý và thẩm định các dự án đầu tư chưa tốt do cán bộ chưa thực sự nắm bắt được chủ trương định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp. Từ đó chưa đảm bảo được hoạt động tư vấn cho các nhà đầu tư và quảng bá điểm đặc trưng của khu vực mình quản lý để thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài.

Do vậy trước mắt, trong thời gian tới cần tập trung nâng cao trình độ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực đầu tư nhất là mảng đầu tư FDI và cán bộ quản lý các khu công nghiệp. Để làm được điều đó trước tiên phải tiến hành việc cải cách bộ máy hành chính sao cho phù hợp, tránh tình trạng cán bộ quản lý thì nhiều mà trong nhiều công việc không có ai phụ trách. Nên phân định rõ chức năng và nhiệm vụ cho từng cán bộ.

Tăng cường việc đào tạo đúng chuyên môn, nhất là trong việc thẩm định dự án đầu tư và thẩm định năng lực của nhà đầu tư để lựa chọn được dự án phù hợp, tiến độ thực hiện đạt yêu cầu. Vì nếu cán bộ không nắm bắt rõ chuyên môn có thể dẫn đến các sai sót trong các khâu xử lý, có thể dẫn đến các quyết định sai lầm trong tư vấn đầu tư hay thẩm định dự án đầu tư. Khi các quyết định sai sẽ dẫn đến các hậu quả khó lường nhất là trong đầu tư cơ sở hạ tầng, không những ảnh hưởng đến hiện tại mà còn làm ảnh hưởng đến cả việc sắp xếp các dự án đầu tư sau này.

Bên cạnh đó cần phải nâng cao chất lượng quy hoạch xuất phát từ việc lựa chọn cán bộ có năng lực và am hiểu lĩnh vực quy hoạch do đây vẫn là vấn đề nhức nhối của không chỉ riêng Thái Bình mà của hầu hết các địa phương trong cả nước. Quy hoạch không chỉ đơn thuần là việc bố trí về không gian trong các KCN mà còn phải tính toán các chỉ tiêu mang tính bền vững, hợp lý mang tính chiến lược và dài hạn.

Giải pháp thứ hai là tăng cường thu hút lực lượng cán bộ trẻ về hoạt động tại tỉnh nhà vì hoạt động đầu tư là hoạt động hết sức năng động và mang tính hướng ngoại nhiều đòi hỏi sự sáng tạo, lối tư duy và kiến thức của thế hệ trẻ. Tuy họ chưa có kinh nghiệm nhiều nhưng qua thời gian ngắn tiếp xúc họ sẽ dễ thích nghi và hoàn thiện năng lực của mình. Do đó cần có những chính sách, chế độ ưu đãi cụ thể và công khai rộng rãi để thu hút nhân tài về tỉnh như tổ chức việc thi tuyển công chức một cách công khai, hỗ trợ giai đoạn đầu cho nhân viên mới, nhất là đối với sinh viên mới ra trường về mặt tài chính, và điều kiện làm việc (áp dụng công nghệ thông tin được cập nhật kịp thời..)

1.2 Đào tạo nguồn lao động cho sản xuất công nghiệp

Lao động ở Thái Bình được coi là dồi dào nhưng chất lượng thì chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của sản xuất kinh doanh trong các dự án FDI.

Vì xu hướng đầu tư FDI vào các KCN dần chuyển sang các lĩnh vực đòi hỏi lao động có tay nghề như sản xuất các đồ điện tử, gia công chế tác các sản phẩm cơ khí, do vậy trong thời gian tới cần tập trung chú trọng đào tạo nghề cho lao động tại chỗ.

Thứ nhất, đào tạo nghề cho lao động mới chuyển đổi từ ngành nông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp như công nghiệp, dịch vụ đi kèm với các hình thức xúc tiến, hỗ trợ và giới thiệu việc làm. Tuy nhiên phải đảm bảo cân đối cung và cầu lao động vào các dự án FDI trong các KCN, không để tình trạng lao động được đào tạo ra mà không tìm được việc làm.

Thứ hai, muốn đáp ứng được yêu cầu của từng dự án sản xuất trong các khu công nghiệp cần tiến hành giải pháp đào tạo lao động thông qua cách đào tạo của doanh nghiệp. Sự khan hiếm về lao động địa phương để cung ứng cho các doanh nghiệp FDI trong các KCN trên địa bàn tỉnh là do trình độ lao động của địa phương còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu chuyên môn của công việc, chưa quen môi trường và phong cách làm việc hiện đại của nước ngoài. Vì vậy, mặc dù trong các doanh nghiệp FDI vẫn thiếu lao động (số sử dụng chỉ bằng 32,73% số đăng ký) nhưng tỷ lệ thất nghiệp của tỉnh vẫn chưa được cải thiện nhiều. Việc đào tạo phải phụ thuộc vào nhu cầu và yêu cầu của công việc do vậy cần phải có chính sách đào tạo lao động tại chỗ, đào tạo đáp ứng điều kiện của từng KCN. Đào tạo nghề bằng cách liên kết với các trường trung học, dạy nghề trong cả nước thành lập chi nhánh đào tạo tại chỗ cho lao động địa phương. Ngoài ra tỉnh hoặc KCN cần trích ngân sách hỗ trợ cho công tác đào tạo lao động và kinh phí ban đầu cho lao động đi học việc để tạo điều kiện cho họ có đủ điều kiện hoàn thiện tay nghề. Nhằm thực hiện được giải pháp này, các cơ sở dạy nghề trong tỉnh phải chủ động phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương khảo sát nhu cầu học nghề, bố trí giáo viên, chuẩn bị đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy nghề có các đối tượng

học nghề. Chương trình, nội dung đào tạo dạy nghề phải từng bước nâng cao, bổ sung nhiều kiến thức mới, học phài đi đôi với thực hành, điều này đặc biệt phải chú trọng trong dạy nghề.

Song song với việc nâng cao chất lượng tay nghề của lao động là việc đảm bảo chất lượng nguồn lao động về thể lực. Muốn đạt được điều đó cần phải đầu tư hơn nữa cho lĩnh vực y tế, đặc biệt y tế trong các doanh nghiệp đầu tư vào KCN. Đảm bảo việc tham gia đầy đủ việc đóng Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế cho lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI, đảm bảo điều kiện lao động tốt, thời gian lao động, chế độ lương thưởng giúp người lao động có thể đáp ứng được nhu cầu trong sinh hoạt và làm việc tốt nhất.

Một phần của tài liệu thu hút nguồn vốn FDI vào các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Bình (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w