Khẩn trương chấn chỉnh công tác giải phóng mặt bằng

Một phần của tài liệu thu hút nguồn vốn FDI vào các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Bình (Trang 65 - 67)

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở THÁI BÌNH GIA

5.Khẩn trương chấn chỉnh công tác giải phóng mặt bằng

Giải phóng mặt bằng nhanh hay chậm gây ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đầu tư xây dựng do đó ảnh hưởng đến tiến độ của việc giải ngân vốn FDI,

Hiện nay công tác giải phóng mặt bằng của nhiều dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh đang gặp vướng mắc trong khâu đền bù làm nản lòng các nhà đầu tư

Để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tăng cường giải ngân vốn đầu tư đúng tiến độ thì Thái Bình cần thực hiện một số nhóm giải pháp sau:

Nhóm giải pháp thứ nhất: Công khai rộng rãi các vấn để liên quan đến giải phóng mặt bằng

- Đối với những khu vực đã quy hoạch để làm KCN, cấp ủy chính quyền địa phương phải công bố công khai quy hoạch trong từng thời kỳ, tuyên truyền giải thích để nhân dân thấy rõ lợi ích của cá nhân và của địa phương, lợi ích chung của toàn tỉnh để sẵn sàng di dời chuyển đất sang làm công nghiệp. Bên cạnh đó cần công khai chế độ chính sách về kinh tế của Nhà nước, của tỉnh, những chính sách xã hội đối với những hộ di chuyển được hưởng.

- Căn cứ vào quy định của Nhà nước, của tỉnh và vào tình hình thực tế của địa phương để xây dựng và công bố:

+ Công khai công tác đo đạc, tính toán để các chủ hộ có thể tự xác định được giá trị kinh tế của mình.

+ Tổng đơn giá đền bù giải phóng mặt bằng đối với các dự án đầu tư bao gồm quyền sử dụng đất, đền bù chuyển đổi ngành nghề, hỗ trợ địa phương chi phí cho công tác giải phóng mặt bằng.

Nhóm giải pháp thứ hai: Vận động thuyết phục người dân tham gia để hoàn thành tiến độ giải phóng mặt bằng

Vận dụng các chính sách của Nhà nước tranh thủ sự đồng tình, giúp đỡ của các tổ chức chính quyền đoàn thể trong quá trình vận động và thuyết phục nhân dân, giải quyết khiếu nại của người dân ngay tại cơ sở. Mặt khác không xem nhẹ việc xử lý hành chính đối với những trường hợp lợi dụng dân chủ, lợi dụng chính sách để kéo dài thời gian và để chuộc lợi.

Nhưng để đạt được hiệu quả cao hơn nữa thì ở bất cứ nhóm giải pháp nào cũng cần phải thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra công tác giải phóng mặt bằng vì nhiều trường hợp chủ trương chính sách của tỉnh đã rất đúng mức nhưng các cán bộ cấp dưới do mưu lợi riêng đã thực hiện không đúng. Đồng thời với chính sách đó thì khi cân đối bố trí vốn cho giải phóng mặt bằng, tỉnh cần có những tính toán chính xác để tiến độ giải phóng mặt bằng được đảm bảo như tính toán ban đầu.

Đi liền với giải phóng mặt bằng là vấn đề phải đảm bảo việc sử dụng đất một cách hợp lý, tránh tình trạng giải phóng mặt bằng xong để đấy mà không biết sử dụng để làm gì, hoặc sử dụng một cách ngổn ngang gây tình trạng phí phạm đất. Cần tập trung lấp đầy và phát triển hiệu quả các KCN đã có, khi nào các KCN lấp đầy 60 – 70% thì mới cho phép triển khai các KCN tiếp theo.

IV. KIẾN NGHỊ

Sức hấp dẫn của môi trường đối với các nhà đầu tư phụ thuộc vào hệ thống chính sách và cơ chế quản lý của các cấp lãnh đạo trong hoạt động đầu tư. Vì đầu tư là một hoạt động tài chính nên nó rất nhạy cảm với những thay đổi của môi trường chính sách. Do vậy để cải thiện môi trường đầu tư không thể sử dụng những giải pháp thông thường mà phải có những kiến nghị cụ thể với các cấp lãnh đạo. Các kiến nghị này về mặt cơ chế chính sách và việc sử dụng nó như một công cụ trong quản lý

Một phần của tài liệu thu hút nguồn vốn FDI vào các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Bình (Trang 65 - 67)