Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách để phát triển KCN và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoà

Một phần của tài liệu thu hút nguồn vốn FDI vào các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Bình (Trang 70 - 75)

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở THÁI BÌNH GIA

3. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách để phát triển KCN và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoà

KCN và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Chính sách nhà nước tác động quan trọng đến phát triển các KCN, cần không ngừng hoàn thiện chính sách. Nhất là hệ thống chính sách hỗ trợ cho đầu tư vào các KCN. Đẩy mạnh chuyển từ công tác quản lý hành chính sang công tác dịch vụ theo cơ chế “ một cửa” trong quản lý phát triển các KCN. Cải cách hành chính và áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý, đảm bảo quản lý thống nhất giữa các khu công nghiệp.

Ngoài ra cần từ bỏ quan niệm lới lỏng đầu vào quản lý chặt đầu ra, hậu kiểm thay thế tiền kiểm, như các nhà đầu tư nước ngoài thường nói Việt Nam chỉ khuyến khích đầu tư không khuyến khích sản xuất. Học tập kinh nghiệm của Trung Quốc là “trước cho, sau lấy” có tính làm ăn lâu dài trong thu hút FDI vào KCN.

Xác định các mặt bằng chính sách chung cho các KCN trong cả tỉnh, tránh tình trạng địa phương “cạnh tranh” lẫn, đưa ra các chính sách ưu đãi, chính sách thuế thường là vượt khung, trái với Luật đầu tư chung. Đồng thời, ban hành các chính sách ưu đãi các nhà đầu tư trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong KCN như: giá thuê đất, thuế, hỗ trợ vốn, lãi suất ưu đãi.

Các chính sách cần đồng bộ và thiết thực có tác dụng lâu dài, sự thống nhất giữa các cán bộ, giữa các ngành và sự thực thi của chính quyền địa phương là rất quan trọng nhằm tránh sự chồng chéo và chậm trễ gây cản trở cho doanh nghiệp.

Thái Bình cần mạnh dạn hơn nữa trong việc tạo môi trường pháp lý cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài theo xu hướng đồng bộ hóa, tránh

chồng chéo mâu thuẫn giữa các Luật đồng thời cần tiến tới luật đầu tư thống nhất chung trong nước và đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó nên chú trọng các chính sách sau:

Chính sách về đất đai: Hỗ trợ hoặc cho thuê đất với giá ưu đãi đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Hoạt động đầu tư trực tiếp theo Luật đầu tư nước ngoài và luật khuyến khích đầu tư trong nước được xét cho thuê đất tại Thái Bình thời hạn đến 49 năm và thực hiện cùng một mức giá theo các khu vực. Có thể cho thuê ở mức giá ưu đãi thấp nhất trong khung giá theo quyết định của Bộ Tài Chính đối với một số dự án nằm trong danh mục đặc biệt khuyến khích đầu tư và dự án khuyến khích đầu tư theo phụ lục Nghị định số 24/2000/NĐ – CP ngày 31/07/2000 của chính phủ về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các dự án sản xuât, chế biên sản phẩm nông sản, nuôi trồng thủy sản đơn giá thuê đất chỉ nên bằng 50% giá đất quy định nhằm thu hút Vốn đầu tư vào lĩnh vực này để phát triển chúng.

Đối với một số trường hợp nên miễn tiền thuê đất như các dự án đầu tư nước ngoài tại Thái Bình sử dụng từ 50 lao động trở lên nên được miễn tiền thuê đất để tạo ra động lực khuyến khích họ đầu tư và sản xuất, cụ thể được miễn thuê đất trong 7 - 8 năm đầu tiên và giảm 50% trong 15 tiếp theo để tái đầu tư, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ cho doanh nghiệp. Nhà đầu tư, doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngòai đang đầu tư tại Thái Bình nếu vận động thêm nhà đầu tư mới về đầu tư tại Thái Bình mà dự án có hiệu quả kinh tế - xã hội cao ngoài thời gian ưu đãi trên thì cũng sẽ được hưởng giá thuê đất ưu đãi, giảm khoảng 30-40% tiền thuê trong thời gian còn lại, nhờ có chính sách này có thể lôi kéo thêm được các nhà đầu tư mới vào đầu tư tại Thái Bình và các khu công nghiệp.

Chính sách thuế: Cần có những quy định nhất định đối với việc ưu đãi cho các doanh nghiệp FDI hoạt động trong các KCN vể thuế thu nhập doanh

nghiệp, ưu tiên các dự án FDI vào các KCN sử dụng nhiều lao động, các dự án FDI vào các KCN mới ở Huyện được tính thuế thu nhập 10%, hoặc có thể được miễn những năm đầu sau đó được giảm 50%. Đối với các ưu đãi này về có thể thu hút được các dự án FDI tập trung vào khu công nghiệp đặc biệt là các KCN ở ngoại thành nhằm mục tiêu phát triển đồng đều giữa các vùng trong tỉnh.

Chính sách về lao động và tiền lương: các chính sách này nhằm thu hút nhiều lao động vào làm việc ở các doanh nghiệp FDI trong khu công nghiệp, cần hỗ trợ lao động trong thời gian đầu lam việc tại các Doanh nghiệp FDI trong KCN về chỗ ăn ở và sinh hoạt, đặc biệt các cấp quản lý nên quy định mức tiền lương tối thiểu và mức trợ cấp cho người lao động để tạo động lực cho họ khi tham gia lao động ở đây.

Ngoài các chính sách trên thì một chính sách quan trọng không thể thiểu trong hệ thống chính sách nhằm khuyến khích FDI vào KCN đó là

Chính sách về vốn. Các chủ đầu tư, các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Thái Bình cần được xét duyệt cho vay vốn tín dụng ưu đãi hoặc hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh theo quy định của nhà nước nhằm hỗ trợ để mở rộng quy mô hay đổi mới cải tiến công nghệ

Các ưu đãi trên đây cần phải được cụ thể hóa thành chính sách hỗ trợ và được công khai rộng rãi đến các nhà đầu tư nước ngoài, giúp họ hiểu được quyền lợi của mình khi đầu tư vào các KCN ở Thái Bình và việc áp dụng chúng ra sao?

KẾT LUẬN

Mặc dù Khu công nghiệp là mô hình kinh tế mới ở Việt Nam nhưng nó đã và đang có những đóng góp to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Thái Bình đã có những quan điểm đúng đắn trong phát triển các khu công nghiệp tập trung nên đã thu được những thành tựu đáng kể. Nhất là trong việc thu hút nguồn vốn FDI, Khu công nghiệp đã nhanh chóng trở thành khu vực có đóng góp quan trọng nhất cho toàn tỉnh

Quá trình tìm hiểu và hoàn thiện đề tài đã cho ta cái nhìn tổng quan nhất về thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN trong tỉnh Thái Bình. Bên cạnh những kết quả đạt được cũng có không ít những hạn chế. Luận văn đã góp phần phát hiện được những hạn chế đó, làm cơ sở để đề xuất ra các giải pháp và những kiến nghị phù hợp nhằm tăng cường thu hút hơn nữa nguồn vốn FDI vào các KCN trong toàn tỉnh. Do được dựa trên các cơ sở phân tích thực tế nên việc vận dụng các giải pháp và kiến nghị đó trong giai đoạn tới sẽ làm tăng khả năng hoàn thành mục tiêu đã đề ra. Nhờ đó các KCN ở Thái Bình ngày càng phát triển kéo theo sự thay đổi bộ mặt của tỉnh vốn được xem là một tỉnh thuần nông.

Các ý kiến đánh giá trong luận văn được đưa ra dựa trên việc phân tích các tài liệu đã được tổng hợp mà chưa dựa trên việc lấy ý kiến của các đối tượng có liên quan, do đó một số nhận định còn mang tính chủ quan của cá nhân tôi. Là sinh viên thực tập, còn thiếu nhiều kiến thức về thực tế nên đề tài còn mang nhiều thiếu sót, do vậy tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô để đề tài hoàn thiện hơn và mang tính khả thi trong giai đoạn tới.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các giảng viên khoa Kế hoạch và phát triển, các cán bộ sở Kế hoạch - Đầu tư Thái Bình và Ban quản lý các Khu công nghiệp đã tạo điều kiện giúp tôi hoàn thiện đề tài này. Hà Nội ngày 27/05/2009

Sinh viên thực hiện Phạm Thị Ngát

Một phần của tài liệu thu hút nguồn vốn FDI vào các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Bình (Trang 70 - 75)

w