Mô hình cửa hàng trung thự cở Indonesia – điển hình về cửa hàng trung thực

Một phần của tài liệu Áp dụng mô hình cửa hàng trung thực trong trường học Việt Nam (Trang 26 - 29)

2 CÁC MÔ HÌNH CỬA HÀNG TRUNG THỰC TRÊN THẾ GIỚI

2.1Mô hình cửa hàng trung thự cở Indonesia – điển hình về cửa hàng trung thực

2.1 Mô hình cửa hàng trung thực ở Indonesia – điển hình về cửa hàng trung thực thực

Nói đến mô hình cửa hàng trung thực, nhiều người vẫn còn cảm thấy định nghĩa này khá xa lạ và khó hiểu! Trong cuộc khảo sát 200 học sinh-sinh viên, có hơn 90% không biết cửa hàng trung thực là gì, chỉ có khoảng 1% biết về mô hình này, nhưng chỉ là có nghe nói, chứ không biết chính xác mô hình này tồn tại ở đâu, hoạt động như thế nào và phát triển ra sao! Vậy mô hình cửa hàng trung thực thật ra là gì? Mô hình cửa hàng trung thực hiện nay đang lan rộng ra nhiều nơi trên thế giới, tiêu biểu nhất có thể kể đến là mô hình Cửa Hàng Trung Thực trong trường học ở Indonesia. Indonesia là nước đông dân thứ 4 và mức độ tham nhũng đứng thứ 126 trên thế giới tính tới thời điểm năm 2008. Theo báo chí Indonesia, nạn "lại quả", hối lộ, đút lót... vẫn được coi là luật bất thành văn ở nhiều cơ quan hành chính Indonesia, từ các quan chức giao thông tới những nhân viên làm hộ chiếu hay chứng minh thư... Một cuộc khảo sát do Ủy ban Chống Tham nhũng Indonesia tiến hành trong năm 2008 cho biết:

 60% số người Indonesia được hỏi nói trả thêm "phí ngoài luồng" cho "người nhà nước" là bình thường;

 39% nói đưa thêm tiền sẽ có kết quả tốt hơn;

 52% nói tiền hối lộ được trao sau một thỏa thuận ngầm giữa đôi bên;

 28% nói họ đưa hối lộ vì bị "người nhà nước" đòi hỏi...

Có thể nói, tham nhũng đã như một thứ "văn hóa" đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều người dân Indonesia.Với mức độ tham nhũng cao như vậy, vốn xã hội không cao, người dân mất niềm tin vào chính phủ, thành phần tri thức bất bình với nhà nước, kinh tế trì trệ và chậm phát triển, phân hóa trong xã hội cao...

Nhận thức được những hệ quả của tham nhũng đối với kinh tế và xã hội, và thậm chí là đối với chính quyền, trong những năm vừa qua, kể từ khi Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono lên nắm quyền cuối năm 2004 đển nay,

Chính phủ Indonesia đã mở chiến dịch chống tham nhũng được coi là quyết tâm nhất từ trước đến nay.

Các hoạt động nhằm phòng chống tham nhũng ở đất nước này có thể kể ra như sau: tiến hành cải tổ hệ thống hành pháp và thanh tra các hoạt động của nhiều quan chức cấp cao; thành lập Ủy ban Chống Tham nhũng Quốc Gia (KPK), thành lập ngày phòng chống tham nhũng... Đáng kể nhất là Indonesia cũng mở ra những "mặt trận" mới trong cuộc chiến chống tham nhũng, trong đó có việc tạo ra sức "đề kháng" đối với tham nhũng cho thế hệ trẻ nước này bằng những chương trình giáo giục chống tham nhũng trong nhà trường. Các nhà giáo dục Indonesia đã đề ra và thực thi nhiều sáng kiến xuất phát từ yêu cầu của cuộc chiến chống tham nhũng rộng lớn hơn ở nước này để củng cố những nguyên tắc đạo đức trong học sinh, sinh viên, và nâng cao nhận thức cho các em về tầm quan trọng của sự minh bạch.

Ở trường, học sinh được nghe thầy cô giảng về những điều đơn giản về tầm quan trọng của tính trung thực và sự minh bạch bằng các mô hình hiện đại và có tính tương tác cao. Sau những giờ học lý thuyết thì học sinh được thực hành ngay tại chính cửa hàng trung thực trong trường. Các cửa hàng này bán dụng cụ học tập, sách vở, bút viết và bao gồm cả đồ ăn vặt như snack, sữa, nước uống.... Điều duy nhất khác biệt ở mô hình cửa hàng này là không có người trông cũng như người bán hàng. Học sinh đến những cửa hàng này, lấy món đồ mình cần, sau đó bỏ tiền theo giá được ghi trên món hàng vào chiếc hộp nhựa, và tự lấy tiền thối cho mình. Mọi hoạt động đều dựa trên tinh thần tự giác ở học sinh. Bằng cách chuyển toàn bộ trách nhiệm trả tiền sang cho khách hàng, cửa hàng này bắt buộc khách hàng phải suy nghĩ về tính trung thực và sự chính trực ở họ. Cửa hàng này là một trong những nỗ lực của chính phủ Indonesia nhằm đưa những đặc điểm của tính trung thực và chính trực vào thế hệ trẻ, với sự kỳ vọng những đặc điểm này sẽ đóng vai trò nòng cốt trong việc ngăn ngừa sự lan rộng của tham nhũng trong tương lai.

Đầu năm 2009 có 3000 cửa hàng như vậy xuất hiện khắp Indonesia. Số tiền vốn bỏ ra để phát triển mô hình này là khoảng 3 triệu Rp. Và đến khi bắt đầu chiến dịch, khoảng 7 456 cửa hàng như thế này mở ra ở 23 tỉnh (theo số liệu của National Youth Group) và người ta hi vọng rằng, sẽ có 10 000 cửa hàng trung thực ở 26 tỉnh

thành trước khi mở rộng ra toàn bộ 33 tỉnh. Mô hình này mang tính chất thử nghiệm sự trung thực và nhận được khá nhiều phản hồi tích cực từ chính các bạn học sinh- sinh viên.

Dika, năm nay 16 tuổi và là một trong những học sinh tham gia chương trình giáo dục chống tham nhũng của trường Trung học Số 3 cho biết, đa số học sinh ở trường học này đều rất trung thực. Theo Dika, sự trung thực của học sinh một phần quan trọng là nhờ vào các lớp học về chống tham nhũng, ''Em rất hổ thẹn khi Indonesia bị coi là một trong những nước tham nhũng nhất thế giới. Em muốn thay đổi điều này''.

Một sinh viên khác, Gede Indra Surya, cho biết anh ấy rất tự hào khi trường mình được chọn cho dự án thí điểm. Gede rất lạc quan rằng Gede cùng các bạn học, cũng như đàn em của mình hoàn toàn có thể duy trì cửa hàng này, “Nó dường như là một việc rất nhỏ nhưng những bài học học được từ cừa hàng này thì sẽ tạo ra sự ảnh hưởng lớn trong tương lai”.

Selica Erlindi, 15 tuổi, học sinh lớp 10 với mong muốn sau này trở thành bác sĩ khoa nhi, rất hào hứng khi có sự xuất hiện của cửa hàng trung thực này và phát biểu rằng “cửa hàng này thúc đẩy chúng ta trở nên trung thực. Đặc biệt từ khi không còn nhiều hiện tượng gian lận trong lớp học, ít nhất, chúng ta đang học cách trung thực với đồng tiền. Tôi nghĩ điều này cũng rất quan trọng cho xã hội vì nạn tham nhũng hiện nay là một trong những vấn đề lớn nhất của Indonesia”.

Ngoài ra, mô hình này cũng không thể thành công nếu thiếu sự hỗ trợ từ phía nhà trường. Nhà trường không ngừng hỗ trợ các hoạt động nhằm nâng cao ý thức phòng chống tham nhũng trong giới học sinh và còn khuyến khích học sinh – sinh viên tham gia những hoạt động bên ngoài để phổ biến hoạt động chống tham nhũng trong cộng đồng. Thầy hiệu trưởng trường SMAN 2, Ketut Sunarta cũng rất hưởng ứng các bạn học sinh – sinh viên tham gia sử dụng cửa hàng này, xem đây như một nơi để chứng tỏ sự trung thực của bản thân.

Theo ông Hendarman Supandji, hiệu trưởng trường Pangieran Diponegoro, một trong những trường học theo mô hình chống tham nhũng tại thủ đô Jakarta, ngày nay tham nhũng đã trở thành một loại tội ác xuyên quốc gia, và đấu tranh chống

tham nhũng cần phải kết hợp giữa trấn áp, ngăn chặn và giáo dục. Trường học chống tham nhũng là một thành phần mang tính giáo dục quan trọng trong cuộc chiến chống tham nhũng của cả nước Indonesia nhằm bảo vệ thế hệ trẻ trước thói xấu này. Các giáo viên cũng rất tin ở học sinh – sinh viên của mình và bày tỏ ý kiến rằng, họ chấp nhận mất mát tài chính để dạy học sinh – sinh viên của họ tính trung thực vì không gì có thể thay thế được tính trung thực.

Tuy được triển khai chưa lâu nhưng dự án này đã tỏ ra khá thành công và có nhiều kết quả tích cực. Tại những trường học triển khai dự án, tính trung thực của học sinh – sinh viên đã tăng lên đáng kể, các trường hợp gian lận đã ít đi đáng kể. Ở trường Trung học số 3 ở Jakarta của Indonesia còn xây dựng chương trình giáo dục chống tham nhũng _ thi cử không có giám thị. Mặc dù có thể phải mất một số năm nữa để những chương trình giáo dục chống tham nhũng tại Indonesia thu được kết quả, nhưng theo hiệu trưởng một trường Đại học ở Indonesia, những chương trình giáo dục chống tham nhũng trong các trường học sẽ giúp "tạo ra những nhà lãnh đạo trẻ chiếm được sự tin tưởng của nhân dân thay vì lạm dụng chức vụ của mình". Với việc đưa các chương trình giáo giục chống tham nhũng vào nhà trường ở Indonesia hiện nay, các nhà hoạch định chính sách cho rằng ngành Giáo dục Indonesia đang đi đúng hướng. Đây là biện pháp thể hiện tầm nhìn mang tính dài hạn của Indonesia trong cuộc chiến chống tham nhũng, đồng thời còn nằm trong chiến lược xây dựng con người để đáp ứng những yêu cầu đang đặt ra đối với Quốc gia vạn đảo này trong những năm tới. Một cuộc khảo sát của Tổ chức Minh bạch Quốc tế cho biết, hầu hết người dân Indonesia tin tưởng rằng đất nước họ sẽ có nhiều tiến bộ trong cuộc chiến chống tham nhũng.

Một phần của tài liệu Áp dụng mô hình cửa hàng trung thực trong trường học Việt Nam (Trang 26 - 29)