Một số ví dụ khác

Một phần của tài liệu Áp dụng mô hình cửa hàng trung thực trong trường học Việt Nam (Trang 34 - 40)

2 CÁC MÔ HÌNH CỬA HÀNG TRUNG THỰC TRÊN THẾ GIỚI

2.2.3Một số ví dụ khác

Tuy nhiều người còn nghi ngờ sự thực về sự tồn tại của dạng cửa hàng trung thực, nhưng hiện nay dạng cửa hàng này càng lúc càng nhiều và vẫn đang tiếp tục phát triển không ngừng bất chấp dư luận cũng như sự hoài nghi của xã hội về tính thực hư của mô hình. Điển hình là nước Mỹ, khá nhiều người Mỹ khi biết về sự tồn tại của mô hình đã khá ngạc nhiên và khẳng định chắc chắn rằng, mô hình này chỉ có thể tồn tại ở những nơi mà người dân ở đó trung thực, chứ nếu mô hình này ở Mỹ thì sớm muộn gì cũng bị hốt sạch.... hay những câu nói đại loại như ―Mô hình này không thể tồn tại ở Mỹ được‖, họ cho rằng đa số người Mỹ rất thực dụng và luôn nghĩ đến bản thân đầu tiên nên mô hình này ở Mỹ hoàn toàn không thể tồn tại được!!!

- Nhưng thực tế thì dường như ngược lại. Như cửa hàng cà phê Terra Bite ở trên là ở Washington, ngoài ra còn có một cửa hàng ở Ohio áp dụng hình thức này. Chủ quán cũng để cho khách hàng tự quyết định mức chi trả. Đương nhiên là không ai ăn không, tất cả các khách hàng đều trả theo cái mức mà họ cho là bữa ăn đó đáng. Và, kết quả luôn đáng ngạc nhiên, khác hẳn dự báo của mọi người. Thực tế cho thấy, những cửa hàng dạng này luôn thu hút rất nhiều khách hàng và đa số mọi người đều ủng hộ cho cửa hàng này. Còn dân địa phương thì rất tự hào về quán cà phê độc đáo ở chỗ của họ! - Một ví dụ điển hình khác, là mô hình này còn đang tiếp tục lan rộng qua

châu Âu. Bất cứ nơi nào có cửa hàng này, nơi đó thu hút rất nhiều khách du lịch và đa số họ đều cảm thấy nơi này thật đặc biệt. Có thể kể đến như Đức, trong thời buổi khủng hoảng, một quán bar áp dụng hình thức pay-what-you- want (trả bao nhiêu bạn muốn) nghe có vẻ điên rồ nhưng quán bar này vẫn, đã và đang thành công ở Đức trong 10 năm, theo lời của ông Benji Lanyado

Thời buổi khủng hoảng, đương nhiên bạn không thể dựa vào sự phóng khoáng của cộng đồng được. Vì vậy, nhắc đến cửa hàng này, điều đầu tiên người ta nghĩ đến là đây là bước đầu tiên tiến đến sự thất bại về tài chính. Nhưng có vẻ như nó không thê thảm về mặt kinh tế đến nỗi vậy. Hệ thống

này đã hoạt động hơn 10 năm và việc kinh doanh càng ngày càng phát triển mạnh.

Nói về nguồn gốc quán bar này, thì vốn dĩ lúc đầu Jurgen Stumpf không chủ tâm thành lập Berlin Weinerei. Gia đình Jurgen vốn ở thị xã Bavarian ở Franken, có vườn nho 5 hecta. Jurgen chuyển vào thành phố năm 1996 với ý định mở một quán rượu nhỏ bán các hàng hóa của gia đình khi phía đông thành phố đang phát triển nhanh. Về sau, Jurgen mời người hàng xóm của anh ta_một người nhập cư người Argentina, Mariano Goni về nấu cho khách vào các tối thứ 5. Và vì không biết nên tính tiền như thế nào, họ quyết định để khách hàng tự do làm theo ý mình (quyết định trả bao nhiêu tiền tùy ý) và đề nghị họ để tiền vào một cái hộp đặt trước quán.

Những người dân địa phương bắt đầu kéo đến cửa hàng và dần dần cửa hàng trở thành đề tài câu chuyện của cả thành phố. Cho đến nay đã có ba cửa hàng Weinerei khác nhau thuộc quyền sở hữu của Stumpf và Goni. Trong đó, Perlin được đánh giá là nơi hẹn hò, gặp gỡ có không khí ấm cúng nhất_quán nho nhỏ cùng với ánh nến xung quanh, những ghế dài đầy hoa văn và những giai điệu Pháp nhẹ nhàng. Đồ ăn ngon, cùng với sự chu đáo về trang trí, đồ uống, cách phục vụ... khiến cửa hàng phát triển không ngừng và các khách hàng đến đây đều thực sự hài lòng.

- Hình thức cửa hàng như thế này, tuy chưa được nhiều người biết đến, nhưng càng ngày, cửa hàng này càng phát triển mạnh và được sự hưởng ứng cũng như hỗ trợ từ nhiều phía. Chỉ cần gõ chữ “honesty system” hay “honesty cafe” hay ―honesty coffee store” vào google thì sẽ thấy hiện ra rất nhiều web

về dạng mô hình này. Đọc các web này có thể thấy được mô hình này đã phát triển và có tầm ảnh hưởng mạnh đến như thế nào. Về phía tư nhân, những doanh nghiệp nhỏ và vừa đã áp dụng mô hình này ở châu Á (Indonesia, Ấn Độ, Nhật Bản); Mỹ (Washington, Texas, Ohio); châu Âu (Berlin của Đức, London của Anh, Tây Ban Nha...) và thậm chí đã bắt đầu lan sang cả Châu Úc.

Tuy ở châu Úc chưa có thành nguyên một hệ thống cửa hàng trung thực nhưng đã bắt đầu hình thành và phát triển. Như cửa hàng Marnoo cafe and B&B, ở 28 phố Newall, đây được coi là cửa hàng đầu tiên ở Wimmera/khu

Grampians ở Victoria đưa ra “no price menu” (thực đơn không có giá).

Cũng như trên, đơn giản là khách hàng tự quyết định mức giá mà họ muốn trả, dựa trên giá trị và chất lượng. Bản thân những người điều hành Marnoo, Isabel và Mark Andy, tự tin vào chất lượng bữa ăn của họ và họ tin rằng khách hàng của họ rất công bằng trong chuyện này. Đáp lại sự tin tưởng của Isabel và Mark, các khách hàng đến đây đều cảm thấy rất vui và hài lòng khi có thể trả một cái giá hợp lý cho đúng những gì mà họ được phục vụ. Do đó, Isabel và Mark không ngừng cố gắng để mang đến tất cả những gì tốt nhất họ có thể. Việc kinh doanh của họ ngoài cafe ra thì hiện còn mở rộng sang cho thuê phòng. Đối với phòng cho thuê thì họ không áp dụng hình thức trên mà ấn định mức giá cố định cho khách hàng.

- Đối với những người khiếm thị, những người khuyết tật, những người được cho là khó làm thu ngân hay phục vụ, vì có vẻ như họ sẽ bị khách hàng qua mặt. Nhưng từ khi có sự tồn tại của cửa hàng trung thực, mọi chuyện dường như khác đi, và những người khiếm thị vẫn có khả năng đứng quầy được như người khác. Báo Post-Gazzette đã đăng một bài báo về một cửa hàng do một người khiếm thị đứng quầy vào ngày 18/10/1998. Người viết bài là Torsten Ove. Bài báo này viết về một cửa hàng ở Tòa nhà văn phòng bang, thu ngân của cửa hàng là Brian Webber, một người khiếm thị.

Mọi giao dịch mua bán trong cửa hàng chủ yếu đều dựa vào lòng trung thực của khách hàng. Khách hàng đưa tiền cho Brian và nói đã dùng những món gì , đưa tiền và nói mệnh giá của đồng tiền đó.

Trong thời buổi đầy sự hoài nghi như hiện nay thì rất khó tin tưởng như Brian Webber. Khi được hỏi về cửa hàng của mình, Webber nói rằng 99,75% mọi người đều thành thật, cũng có yếu tố ngoại lệ nhưng đa số mọi người đều ngay thẳng và thành thực.

- Sự thực thì thế giới này có vẻ như thành thực hơn những gì ta những gì ta nhận thức về nó. Ở hãng Depot, nhân viên không bao giờ đếm khách hàng đã photo bao nhiêu bản từ máy photocopy của họ, họ tính tiền chỉ dựa vào lời nói của khách hàng. Gary Schweikhart, phó chủ tịch PR của hãng ở Del Rey Beach, Fla, phát biểu rằng ―Đây là chính sách của chúng tôi kể từ khi chúng tôi mở cửa hiệu đầu tiên vào năm 1986—chúng tôi tin tưởng khách hàng. Tôi chưa từng thấy bất cứ ai in 12 bản nhưng chỉ trả cho 8 bản trong cửa hàng của mình‖. Xét về mặt kinh tế, các bản in chỉ tốn không bao nhiêu, tin người là chuyện nhỏ nhưng xét về mặt xã hội thì điều này tạo nên mối liên hệ cộng đồng rất là tốt.

- Ví dụ tiếp theo có thể kể đến là hình thức những người nông dân đã áp dụng như thế nào. Ở Canada, có một thực tế là những người làm nông ở đây để những ―honesty box‖ (hộp trung thực) cùng với sản phẩm ngũ cốc của họ (ngô, bắp) dọc đường mà không có ai trông coi. Đây vốn là truyền thống của họ, và đương nhiên, nếu những người mua hàng không thành thực thì truyền thống đó đã không tồn tại đến bây giờ.

Trong cuộc khảo sát, có hơn 90% học sinh – sinh viên được hỏi ý kiến cho rằng mô hình này sẽ không khả thi ở Việt Nam. Một lý do được đưa ra là vì hiện nay con người bị chi phối bởi tiền bạc quá nhiều, và ai cũng nghĩ đến lợi ích riêng trước khi nghĩ đến người khác. Nhưng nếu xét về tính tư lợi thì các nước tư bản, nền kinh tế cao và con người đề cao tính cá nhân hơn, càng khó khả thi cho các mô hình cửa hàng trung thực tồn tại.

- Cũng vì nhận thức rõ hiện thực này, Tom Algie (47 tuổi) đã cảm thấy bản thân vô cùng liều lĩnh khi quyết định thử nghiệm mở cửa hàng không người trông coi vào ngày Boxing Day ( ngày sau Noel ở Anh). Cửa hàng của anh bán các đồ công nghệ, phần mềm... Cửa hàng tên là Practically Everything (hầu như mọi thứ) ở Settle, Bắc Yorkshire. Vào ngày Boxing Day, Tom muốn bản thân và các nhân viên của mình được nghỉ ngơi, có một ngày nghỉ với gia đình và người thân đúng nghĩa. Mặt khác, Tom cũng không muốn các

khách hàng của anh phải thất vọng. Chính vì vậy, anh đã đi đến quyết định trên.

Khi ghé cửa hàng lúc 4h15 chiều, Tom nhìn vào những gì thu được trong ngày và Tom cũng khá lo ngại rằng sự tin tưởng của bản thân vào tính trung thực của khách hàng đã được đặt nhầm chỗ, bởi lúc ban đầu, Tom chỉ nhỉn thấy tờ giấ £5 trong hộp.

Tuy nhiên, khi nhìn lại thì Tom đã rất ngạc nhiên và bất ngờ khi thấy trong cái ống dài Tom để lại đã đầy kín tiền giấy và tiền xu. Tổng số tiền thu được là £187.66 và không mất mát bất cứ thứ gì trong kho. Bất ngờ hơn là những mẩu giấy bày tỏ sự cảm kích của khách hàng đối với Tom vì sự tin tưởng của anh. Thậm chí, có một số khách hàng bày tỏ rằng, qua cửa hàng của Tom, họ càng cảm thấy yêu quý Settle nhiều hơn, sự đặc biệt ở cửa hàng của Tom đã khiến nhiều khách hàng cảm thấy ngày Boxing Day càng đặc biệt hơn. Bản thân Tom khi nhìn nhận lại vấn đề này thì chỉ nói đơn giản ―Đó chỉ là quyết định dựa theo thời thế. Tôi muốn dành ngày nghỉ cho gia đình nhưng mở cửa hàng thì cũng tốt, vì vậy, đây có vẻ như là cách giải quyết cũng không tệ‖. Bản thân Tom cũng không ngờ chỉ với mẫu giấy viết ―Tôi cho mọi người một ngày nghỉ, kể cả tôi, vì vậy vui lòng chọn món hàng nào bạn muốn và để số tiền vào trong hộp. Giáng sinh vui vẻ‖ lại có thể mang đến nhiều điều cho khách hàng của anh đến như vậy. Có cả khách hàng cẩn thận đến mức để lại tờ giấy viết họ đã mua những gì để Tom dễ kiểm tra.

Khi bài báo viết về cửa hàng của Tom được đăng tải, có nhiều hướng ý kiến khác nhau nhưng đa số đều cho rằng, quả thực là thật đáng ngạc nhiên khi không những không có mất cắp mà ngược lại còn có rất nhiều lời cảm ơn để lại trong hộp. Và mọi người đều đồng ý ràng đây là cách tuyệt vời để xây dựng một cộng đồng đầy sự tin tưởng lẫn nhau.

Những mô hình cửa hàng trung thực, hình thức khác nhau và nguyên nhân hình thành khác nhau nhưng đều có chung kết quả là xây dựng lòng tin cũng như tính trung thực của mỗi người. Mô hình cửa hàng trung thực ngày càng lan rộng ra và được sự đón nhận từ mọi người.

- Biết được điều này nên các nhà chức trách ở châu Âu cũng đã đưa mô hình này vào một hệ thống công cộng _ tàu điện ngầm_ để mở rộng ra, đưa đến với nhiều người hơn nữa. Đến với hệ thống này, mọi người tự mua vé, vào cổng và lên tàu. Không có nhân viên soát vé cũng như các máy quẹt hay camera kiểm tra. Mọi quá trình đều dựa vào tính tự giác của người dân. - Ngay đến những quầy báo bán ở ngoài đường cũng áp dụng mô hình này. Số

lượng các quầy báo có người trông đã giảm đi đáng kể mà thay vào đó là các quầy bán mà chỉ có các hộp đựng tiền. Sự phát triển của các quầy báo không người bán đã đưa đến ý tưởng cho các nhà lãnh đạo của WH Smith và Safeway về mô hình cửa hàng trung thực.

- Đã có thời gian các sân bay bị xem như là ―cái ổ‖ của tội phạm và ở một vài nơi, từ ―baggage handler‖ (người mang hành lí) bị xem như là lối nói ẩn dụ cho từ ―ăn trộm‖. Trước tình hình đó, nhà bán lẻ WH Smith đã đưa ra loại hình chiếc hộp trung thực ở 2 cửa hàng cho những ai muốn mua báo nhưng không muốn xếp hàng. Họ giới thiệu mô hình này như sau: tất cả những gì bạn phải làm là lấy tờ báo bạn muốn, bỏ chính xác giá tiền của tờ báo vài cái hộp rồi đi (thực ra, cái hộp giống như một cái thùng rác, kết quả là, có một số khách hàng không hiểu ý và đã cố gắng nhét những bịch snack hay giấy gói kẹo vào khe).

David McRedmond, giám đốc quản lí giai đoạn đưa hàng từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng của WH Smith nói rằng các khách hàng rất trung thực ―chúng tôi không mất nhiều báo như hồi trước, khách hàng phản ứng với những gì được thiết kế cho họ khá tốt‖. Thử nghiệm thành công ở sân bay Heathrow đã tạo động lực cho WH Smith mở rộng thử nghiệm này sang nhà ga King’s Cross vào tháng 2. Nếu mọi thứ tiến hành trôi chảy thì mô hình này sẽ mau chóng được đưa ra khắp cả nước.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Áp dụng mô hình cửa hàng trung thực trong trường học Việt Nam (Trang 34 - 40)