Nhận định về khả năng tồn tại và phát triển của mô hình trung thự cở Việt Nam

Một phần của tài liệu Áp dụng mô hình cửa hàng trung thực trong trường học Việt Nam (Trang 44 - 47)

3 XÂY DỰNG MÔ HÌNH CỬA HÀNG TRUNG THỰC TẠI VIỆT NAM

3.2 Nhận định về khả năng tồn tại và phát triển của mô hình trung thự cở Việt Nam

Nam trong tương lai

Nhận định về mô hình cửa hàng cửa hàng trung thực thì có thể thấy ngay được khá nhiều điểm hạn chế cũng như trở ngại của nó.

- Thứ nhất, các loại mặt hàng của cửa hàng trung thực có thể sẽ không đa dạng và chắc chắn là không quá mắc tiền. Tuy mục đích của mô hình là hướng đến một xã hội lý tưởng, một xã hội mà con người thành thực với nhau hơn, vì nhau hơn, bớt sự tính toán ích kỉ cho bản thân hơn.... thì các nhãn hiệu nổi tiếng như Gucci, Channel hay siêu thị điện máy Nguyễn Kim cũng không dám mạo hiểm áp dụng mô hình này. Vì không phải ai cũng đủ tiền để sắm cho mình những món hàng đó, nên khi đó, mô hình này sẽ phát sinh tác dụng ngược lại, bởi lúc đó con người dù muốn hay không cũng sẽ nảy sinh lòng tham.

- Thứ hai, trong một xã hội có vốn xã hội không cao, ý thức người dân còn kém, lòng tin của con người với nhau không cao, thì khả năng phá sản của mô hình này là rất cao. Thử hình dung, khi mô hình này được đưa ra, mọi người đều giữ cho mình ý nghĩ rằng ―mình không làm vậy thì người khác cũng làm vậy‖ hay ―ai cũng làm vậy, mình không làm vậy thì là khác người à‖.... Hiện thực từ việc xả rác nơi công cộng, sử dụng điện một cách phung

phí,... chính là minh chứng rõ ràng nhất cho ý thức người dân không cao và ―tâm lý bầy đàn‖. Mặt khác, những mô hình trung thực theo hình thức ―trả theo mức mà bạn cho là đáng‖ thì đòi hỏi chất lượng phải thực sự tốt, phải thực sự cao thì mới có thể thuyết phục được khách hàng. Bởi vậy, không phải ai, không phải bất cứ nơi nào có thể áp dụng hình thức này.

- Cái thứ ba,cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, đó là quy mô hoạt động của mô hình. Mục tiêu của mô hình hướng đến xã hội, hướng đến cộng đồng, vì vậy, có thể nói, mục tiêu của mô hình là tốt, đáng khen ngợi. Tuy nhiên, nếu đưa mô hình này vào khu vực đa số là người nghèo, bữa ăn phải chạy từng bữa thì quả thực là không phù hợp. Bởi vậy, mô hình tốt, mục tiêu tốt, chất lượng tốt, nhưng cũng cần phải xét đến các yếu tố ảnh hưởng khác để tránh làm mất đi ý nghĩa của mô hình.

Cụ thể hơn, xét tình hình ở Việt Nam, theo như báo Tiếp thị Sài Gòn về mô hình xe buýt trung thực, nhiều người cho rằng việc làm này còn hơi sớm so với hoàn cảnh, điều kiện của Việt Nam. Cụ thể, trong một đất nước còn nghèo, xã hội còn chưa được tổ chức tốt, đặc biệt là trong điều kiện nếp sống thị dân chỉ mới hình thành và ý thức tôn trọng pháp luật của công dân chưa phổ biến, thì chưa nên triển khai các hoạt động trao đổi lợi ích vật chất dựa trên tinh thần tự giác và lòng trung thực. Không những không đem lại hiệu quả mong muốn, trao đổi kiểu ―đặt mỡ trước miệng mèo‖ ấy thậm chí còn có thể kích thích sự tham lam, gian lận, dối trá gây tổn thất cho xã hội.

Thực ra, giữa một bên là mức độ sung túc, trình độ tổ chức của xã hội ý thức tôn trọng pháp luật và bên kia là tính trung thực của con người không nhất thiết có mối liên hệ nguyên nhân – kết quả theo kiểu xã hội càng giàu có và văn minh, thì con người càng trung thực và ngược lại. Thuở nào, ở đâu, con người cũng luôn có sẵn tiềm năng phát triển cả mặt tích cực cũng như mặt tiêu cực của tính cách. Ở các nước phát triển vẫn có không ít người đi lậu xe buýt, tàu điện.

Mặt khác, tiến sĩ Nguyễn Ngọc Điện, tác giả của bài viết cũng cho rằng tác dụng chính của phương thức bán vé mà không có người đứng bán, cũng như của tất cả các mô hình cung ứng dịch vụ tự động, là góp phần tạo môi trường giao tiếp xã hội thân thiện đối với người hưởng dịch vụ. Nó giúp người này có được trạng thái tâm lý của một đối tác được tin tưởng về khả năng thanh toán và về thái độ trung thực, sòng phẳng, nghĩa là được tôn vinh.

Một cách tự nhiên, một khi nhận ra được giá trị của bản thân, người ta chắc chắn sẽ được động viên, từ sự thôi thúc nội tâm, phải ứng xử thích hợp để bảo tồn được giá trị đó và để xứng đáng với nó. Còn quyết định ứng xử theo kiểu nào lại là chuyện khác.

Nói khác đi, với phương thức cung ứng dịch vụ tự động, khách hàng được trao quyền tự quyết trong việc xác định (hay đúng hơn là khẳng định) nhân cách trong quan hệ giao tiếp: chấp nhận trả tiền hay không trả tiền cũng có nghĩa là tự chọn cho mình giữa sự trung thực và không trung thực.

Bởi vậy, nếu chịu khó quan sát và chú ý so sánh, thì có thể nhận thấy: trong hệ thống bán và soát vé tự động, hành khách tự giác mua vé thường có được phong thái đĩnh đạc, tự tin của một người sống đúng mực, đàng hoàng; trong khi đó, hành khách đi lậu vé dễ rơi vào các trạng thái tâm lý không bình thường, như rụt rè, hoang mang, nghi ngại hoặc lạnh lùng, thách thức. Tự lựa chọn giữa một trong hai phương án ứng xử trái ngược, hành khách tự phân hoá thành hai giới đối lập, cũng giống như sự đối lập giữa nhân vật chính diện và nhân vật phản diện trong một vở kịch. Người không mua vé, về phần mình, khó tránh được cảm giác bị dò xét, phê phán; họ chịu sức ép, trong khi người mua vé thì không.

Rốt cuộc, việc áp dụng các phương thức giao tiếp kiểu ―lấy khách hàng làm trung tâm‖ như thế sẽ có tác dụng góp phần thúc đẩy quá trình chỉnh đốn trật tự xã hội và kích thích ý thức ứng xử văn minh bằng hành vi chủ động của chủ thể.

Tất nhiên, để tránh rủi ro, thiệt hại cho xã hội thì không thể chỉ trông đợi sự tự giác của con người. Ở các nước phát triển, bên cạnh hệ thống bán và soát vé tự động, còn có các cơ chế kiểm tra dựa vào máy móc và đôi khi có cả sự tham gia chủ động

của con người, cụ thể là các thanh tra viên, cho phép phát hiện và xử phạt những hành khách không có vé ngay tại hiện trường.

Một phần của tài liệu Áp dụng mô hình cửa hàng trung thực trong trường học Việt Nam (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)