Hướng mở rộng và phát triển mô hình ra cộng đồng

Một phần của tài liệu Áp dụng mô hình cửa hàng trung thực trong trường học Việt Nam (Trang 50 - 53)

3 XÂY DỰNG MÔ HÌNH CỬA HÀNG TRUNG THỰC TẠI VIỆT NAM

3.4Hướng mở rộng và phát triển mô hình ra cộng đồng

Một thực tế đáng vui là mô hình này đang bắt đầu đi vào Việt Nam, các tuyến xe bus trung thực, và một khi người dân bắt đầu quen thuộc với định nghĩa ―trung thực‖ này thì việc mở rộng, đưa mô hình vào thực tế sau này sẽ bớt khó khăn hơn. Ngoài trường học, học sinh – sinh viên còn có thể thực hành mô hình này ngay trên xe buýt.

Ngoài ra, sau khi thực nghiệm ở các trường học, có thể mở rộng mô hình ra các siêu thị, trung tâm thương mại.... Như vậy, có thể đưa mô hình đến gần với xã hội, với cộng đồng hơn. Mặt khác, đối tượng chính, học sinh _ sinh viên, ngoài thực hành ở trên trường và trên xe bus, còn có thể thực hành thêm ở những nơi cũng khá gần gũi với mình, mục tiêu sẽ đạt được nhanh hơn. Càng mở rộng mô hình ra bao nhiêu, hiệu quả đạt được càng nhanh và cao bấy nhiêu.

Sau khi mô hình trung thực đi vào ổn định ở các trường học, có thể tính đến đưa mô hình vào căn tin của các cơ quan nhà nước, hay gần các nơi công sở. Ở Nhật Bản, mô hình này đã được đưa vào những chỗ này. Một phần là vì mục tiêu mô hình muốn hướng đến, một phần nữa là để chiếm được lòng tin của dân về một chính quyền trong sạch hơn. Tuy nhiên, ở Nhật Bản, đã phát triển hình thức e-pocket, là những ―ví tiền‖ trên di động, mỗi lần thanh toán có thể dùng di động để trả tiền. Hiện nay hình thức này ở Việt Nam là chưa có, nhưng cùng với sự phát triển của mô hình trung thực cũng như mức phát triển sử dụng di động ngày nay, sự phát triển của loại hình thanh toán này sẽ xuất hiện vào một ngày không xa.

Và khi đưa các mô hình này vào công sở, cơ quan thì cũng không thể áp dụng những mặt hàng tương đương như ở trường học. Các mặt hàng bày bán ở đây có thể giống như các cửa hàng pay-what-you-can, cà phê, đồ ăn, bánh ngọt... Có thể nói, mỗi đối tượng khách hàng khác nhau lại có hình thức và mặt hàng kinh doanh khác nhau. Bởi vậy, các cửa hàng trung thực trong trường học có thể không có nhân viên hay người đứng quán, nhưng các cửa hàng trung thực ở công sở, cơ quan thì nên có các nhân viên phục vụ. Và vì các cửa hàng phục vụ cơm trưa văn phòng ngày càng nhiều nên chất lượng ở các cửa hàng này phải thực sự tốt để có tính cạnh tranh cao.

Siêu thị, trung tâm thương mại là những nơi người dân ghé đến nhiều nhất nên khi mô hình đi vào ổn định, không thể không đưa mô hình vào các siêu thị, trung tâm thương mại được. Tuy nhiên, đối tượng phục vụ đông hơn, đa dạng hơn nên hình thức kinh doanh và mặt hàng có thể linh động. Nhìn chung, hiện nay trong siêu thị ngoài khu vực buôn bán của siêu thị còn có khu vực của các hãng, các công ty thuê mặt bằng ở siêu thị, hay những địa điểm bán đồ lưu niệm, quà tặng.... của siêu thị. Việc cửa hàng buôn bán mặt hàng gì cũng sẽ làm hạn chế sự phức tạp của các đối tượng khách hàng. Ngoài ra, vì tính chất phức tạp của các khách hàng đến siêu thị, trung tâm thương mại, việc có người phục vụ cũng không thể thiếu. Về hình thức người phục vụ thì có nhiều trường hợp khác nhau. Giả dụ như khách hàng không thích có người cứ đi theo mình thì nhân viên có thể sẽ không đi theo khách hàng mà đứng ở một vị trí khác để trông cửa hàng cũng như phục vụ các khách hàng có nhu cầu. Mặt khác, nhân viên có thể đứng ngay ngoài cửa tiệm, đón khách, tiễn khách và có thể có thêm những tấm thiệp nho nhỏ thể hiện tấm lòng cảm kích vì sự trung thực của khách hàng. Bất cứ một thông điệp, một tin nhắn nào hàm ơn sự trung thực của khách hàng đối với sự tồn tại và phát triển của cửa tiệm cũng được đánh giá cao. Trước hết là về thái độ phục vụ. Thứ nữa là, kích thích các đức tính tốt trong con người, tạo ấn tượng tốt để khách hàng luôn nhớ đến và muốn quay lại mua đồ. Như vậy thì cửa hàng mới có thể tồn tại và phát triển lâu dài.

Kết luận

Để có thể tồn tại, phát triển và đứng vững thì mô hình cửa hàng trung thực cần khá nhiều thời gian hơn so với những mô hình khác và khả năng đối mặt với phá sản cũng cao hơn nhiều. Vì vậy, để đạt được những mục tiêu đề ra thì cần khá nhiều thời gian. Mô hình bước đầu đi vào hoạt động có thể có nhiều khó khăn và nhiều phản hồi không tốt từ phía người tiêu dùng bởi tính chất của mô hình. Tuy nhiên, những gì mô hình mang đến có thể coi như là một phép màu. Do đó, tôi xin kiến nghị các cơ quan chức năng, đoàn thể cân nhắc về mô hình cửa hàng trung thực. Trước hết là để tăng tính trung thực của cá nhân, sau nữa là cải thiện vốn xã hội của đất nước vì một sự phát triển vững mạnh hơn trong tương lai.

Tài liệu tham khảo

1. Bài viết ―Chống tham nhũng bắt đầu từ trường học‖ của phóng viên Vũ Anh Tuấn (tổng hợp từ BBC và báo chí nước ngoài)

2. Tác phẩm ―Vốn xã hội và phát triển‖ của Luật sư Nguyễn Ngọc Bích

3. Tác phẩm ―Vốn xã hội và kinh tế‖ của Giáo sư Trần Hữu Dũng

4. Tác phẩm ―Vốn xã hội ở Việt Nam‖ của tác giả Đào thế tuấn

5. Bài viết ―Xe buýt trung thực: mô hình cần được khuyến khích‖ của TS Nguyễn Ngọc Điện

6. Tham khảo một số trang web nước ngoài về mô hình cửa hàng trung thực và một số trang web khác

Mục lục

1 VỐN XÃ HỘI ... 1

1.1 Cơ sở lý thuyết ... 1

1.1.1 Khái niệm ... 1

1.1.2 Vai trò và tầm ảnh hưởng ... 3

1.1.3 Những nghiên cứu về tình hình vốn xã hội trên thế giới ... 10

1.2 Vốn xã hội ở Việt Nam ... 12

1.3 Mối quan hệ giữa vốn xã hội và sự xuất hiện của Cửa hàng trung thực ... 19

2 CÁC MÔ HÌNH CỬA HÀNG TRUNG THỰC TRÊN THẾ GIỚI ... 23

2.1 Mô hình cửa hàng trung thực ở Indonesia – điển hình về cửa hàng trung thực .... 23

2.2 Sự phát triển của mô hình này trên thế giới ... 26

2.2.1 Philipin với Honesty Cafe ở Batanes Island ... 26

2.2.2 Hoa Kỳ và chuỗi cửa hàng trung thực ... 27

2.2.3 Một số ví dụ khác ... 31

2.3 Nhận định về mô hình ... 37

3 XÂY DỰNG MÔ HÌNH CỬA HÀNG TRUNG THỰC TẠI VIỆT NAM ... 39

3.1 Thực tế về tình hình cửa hàng trung thực ở Việt Nam ... 39

3.2 Nhận định về khả năng tồn tại và phát triển của mô hình trung thực ở Việt Nam trong tương lai ... 41

3.3 Ứng dụng mô hình tại trường học ... 44

3.4 Hướng mở rộng và phát triển mô hình ra cộng đồng ... 47

Một phần của tài liệu Áp dụng mô hình cửa hàng trung thực trong trường học Việt Nam (Trang 50 - 53)