Giấy Việt Nam
Ngoài những kết quả đạt đợc trên đây, trong công tác sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Giấy Việt Nam còn nhiều tồn tại bất cập:
Một là, hiệu suất sử dụng vốn cha cao và có xu hớng giảm qua các năm cụ thể: - Hiệu suất sử dụng VLĐ giảm qua các năm. Năm 1998 là 1,9156 đồng doanh thu / một đồng vốn lu động, năm 1999 là 1,5824 đồng doanh thu/ một đồng vốn lu động, năm 2000 là 1,3353 đồng doanh thu / một đồng vốn lu động, năm 2001 giảm xuống còn 1,242 đồng doanh thu / một đồng vốn lu động. Thời gian một vòng luân chuyển vốn lu động ngày càng tăng, năm 1998 là 188 ngày nhng đến năm 2001 là 290 ngày.
- Hiệu suất sử dụng VCĐ từ năm 1998 đến năm 2001 cũng có xu hớng giảm dần. Năm 1998 là 2,881 đồng tỷ đồng / một đồng VCĐ, năm 1999 giảm xuống còn 2,574 đồng doanh thu / một đồng VCĐ, năm 2000 tiếp tục giảm xuống chỉ còn 2,299 đồng doanh thu / một đồng VCĐ, năm 2001 giảm xuống mức thấp nhất 1,7358 đồng doanh thu / một đồng VCĐ.
Hai là, mức doanh lợi của VCĐ cũng nh mức doanh lợi của VLĐ đều ở mức thấp, hai năm 2000 và 2001 chỉ số này đều thấp hơn năm 1998. Điều này cho thấy Tổng công ty Giấy Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn.
Ba là, tỷ suất sinh lợi của doanh thu thấp và có xu hớng giảm (ngoại trừ năm 2000 tăng so với năm 1999). Năm cao nhất là năm 1998 ở mức 23,4 triệu đồng / một tỷ đồng doanh thu, năm thấp nhất là năm 1999 với mức 13,4 triệu đồng / một tỷ đồng doanh thu.
Bốn là, kết cấu vốn không hợp lý. Là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh song lợng vốn cố định của công ty lại quá thấp so với vốn lu động, mà lợng vốn đầu t cho tài sản cố định trực tiếp phục vụ cho sản xuất thấp.
Những hạn chế trên đây là do một số nguyên nhân cơ bản sau:
Thứ nhất, đó là sự gia tăng liên tục với tốc độ khá lớn của giá trị hàng tồn kho và các khoản phải thu. Đây là vấn đề làm đau đầu các nhà quản trị trong công tác quản lý và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Giấy Việt Nam. Điều này đợc thể hiện cụ thể qua các con số dới đây:
Bảng 10: Tình hình các khoản phải thu và hàng tồn kho của Tổng công ty Giấy Việt Nam.
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm
1998 1999 2000 2001
Hàng tồn kho 705 803 892 1186
Khoản phải thu 461 685 776 903
Nguồn: Phòng tài chính kế toán
Báo cáo tài chính năm 1998,1999,2000,2001
Hàng tồn kho trong giai đoạn 1998-2001 tăng 68,2%, trung bình tăng 19,31%/ năm. Hơn nữa, giá trị hàng tồn kho chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng giá trị TSLĐ, khoảng từ 50% đến 57%, năm cao nhất là năm 1998 với mức 57%. Giá trị hàng tồn kho lớn là nguyên nhân chủ yếu là giảm hiệu quả sử dụng VLĐ. Lợng tồn kho này chủ yếu là lợng bột giấy và các loại gỗ để cung cấp cho các đơn vị thành viên phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị này. Sự gia tăng này là do Tổng công ty Giấy Việt Nam cha thực hiện tốt khâu nhu cầu nguyên vật liệu ở các đơn vị thành viên, xác định nhu cầu lớn hơn thực tế dẫn đến tình trạng nhập quá nhiều bột giấy cũng nh các loại gỗ dự trữ cho sản xuất. Chính điều này đã gây ra tình trạng ứ đọng và lãng phí vốn ở Tổng công ty. Cũng theo báo các tài chính các năm 1998,1999, 2001 và 2001 thì lợng hàng hoá thành phẩm tồn kho cũng tăng lên đáng kể. Năm 2001 tăng lên 32,9% so với tổng giá trị hàng tồn kho. Đặc biệt, trong lợng hàng thành phẩm tồn kho này thì chủ yếu là do ứ đọng ở khâu hàng gửi bán. Điều này cho thấy, giấy thành phẩm của Tổng công ty đang bị yếu thế trong cạnh tranh. Hơn thế nữa, giá trị hàng tồn kho gia tăng với tốc độ cao còn thể hiện sự yếu kém của Tổng công ty trong
công tác quản trị hàng tồn kho. Trong thực tế, công tác quản trị hàng tồn kho ở Tổng công ty Giấy Việt Nam cha đợc tiến hành, cha có cán bộ chuyên môn trực tiếp đảm nhận, việc quản lý hàng tồn kho. Hàng năm, hàng ngàn tấn bột giấy, gỗ các loại và một số nguyên liệu khác đợc nhập song dờng nh nó ít hay nhiều cũng phụ thuộc vào giá cả thị trờng cao hay thấp, kèm theo một số thủ tục nhập xuất, mua, bán có phức tạp hay không? Tổng công ty còn nghiêng nặng về hoạt động kinh doanh mà cha quan tâm đúng mức đến hoạt động sản xuất của các đơn vị thành viên. Tổng công ty cũng không xác định đợc nhu cầu về nguyên vật liệu của các đơn vị thành viên một cách sát sao để tạo sự cân đối giữa cung và cầu nguyên vật liệu, cha có các biện pháp thích đáng tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trờng. Đây là dấu hỏi đặt ra cho công tác sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Giấy Việt Nam.
Trong gia đoạn từ năm 1998-2001, khoản phải thu cũng chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong tổng TSLĐ và có xu hớng gia tăng, năm 2000 là 776 tỷ đồng chiếm 43,4%, năm 2001 là 903 tỷ đồng chiếm 40,73%. Tốc độ gia tăng khoản phải thu ở giai đoạn này là 95,88%, trung bình mỗi năm tăng 26,08% vợt xa tốc độ tăng của VLĐ (21,55%) cũng nh tổng nguồn vốn (25,4%). Khoản phải thu thể hiện một khoản vốn bị chiếm dụng của doanh nghiêp, do vậy vốn cả Tổng công ty bị chiếm dụng khá lớn. Đây là một nguyên nhân làm cho hiệu quả sử dụng vốn trong giai đoạn này có xu hớng giảm đi. Khoản phải thu gia tăng ở đây là do Tổng công ty cha đa ra chiến lợc thanh toán với khách hàng nhằm vừa mở rộng thị trờng, mở rộng quy mô tiêu thụ sản phẩm, vừa thu hồi vốn một cách nhanh nhất hiệu quả nhất. Nhìn chung khoản VLĐ của Tổng công ty cả bị ngời mua lẫn ngời bán chiếm dụng. Xét về phía Tổng công ty lỗi là do quản lý không chặt chẽ ở khâu thanh toán, những quy định mật mờ không rõ ràng về thanh toán trong các hợp đồng kinh tế là cơ hội để ngời mua lẫn ngời bán chiếm dụng vốn, hoặc xét về nhân tố chủ quan thì do thị trờng cạnh tranh ngày càng quyết liệt. Ngời ta tranh giành, lôi kéo từng khách hàng, từng nhà cung cấp có lợi nhất về phía mình nên để một phần vốn của mình cho những đối tợng này chiếm dụng nhằm tạo quan hệ ràng buộc. Song xét cho cùng, tình trạng gia tăng với tốc độ lớn của các khoản phải thu là do Tổng công ty cha chú trọng lắm đến công tác quản lý các khoản phải thu. Đây phải chăng là một “căn bệnh” chung của các doanh nghiệp nhà nớc?. Ngoài ra theo báo cáo tài chính các năm thì số nợ khó đòi của Tổng công ty cũng không phải là nhỏ, năm 1998 là 5 tỷ đồng, năm 1999 là 8 tỷ đồng, năm 2000 là 10 tỷ đồng, năm 2001 là 16 tỷ đồng trong khi mà tổng nguồn VCSH chỉ ở mức trên dới 1000 tỷ đồng. Nếu không có giải pháp kịp thời để thu hồi nhanh các khoản phải thu thì Tổng công ty sẽ gặp
không ít khó khăn trong sản xuất kinh doanh nói chung và việc nâng vao hiệu quả sử dụng vốn nói riêng trong thời gian tới mặc dù hàng năm Tổng công ty vẫn làm ăn có lãi.
Đối với VCĐ, hạn chế cố hữu của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam nói chung là không thể xác định và trích lập khấu hao TSCĐ vô hình, làm giảm tài sản cũng nh thiệt thòi khi tính kinh phí kinh doanh. Trong thực tế Tổng công ty đã không quan tâm nhiều đến loại TSCĐ này nên chất lợng cũng nh mẫu mã sản phẩm giấy của Tổng công ty vẫn cha sánh vai đợc với sản phẩm giấy của các nớc trên thế giới nh Mỹ, Nhật Bản ... đặc biệt là giấy bao bì công nghiệp. Giấy các loại hàng năm vẫn đợc nhập vào thị trờng và đợc ngời tiêu dùng a chuộng, hơn nữa giá cả lại không cao hơn so với sản phầm đợc sản xuất trong nớc.
Điều này gây nên một tổn thất khá lớn cho ngành giấy nớc ta nói chung, Tổng công ty Giấy Việt Nam nói riêng mặc dù ngành giấy vẫn đợc nhà nớc bảo hộ. Việc huy động công suất máy móc trong những năm gần đây đã đạt đợc mức cao, sử dụng tối đa công suất máy móc thiết bị. Trong khi đó các dự án đầu t nâng cấp và mở rộng cũng nh ứng dụng các công nghệ mới và sản xuất kinh doanh khai triển chậm ảnh hởng lớn đến tốc độ tăng trởng của Tổng công ty trong giai đoạn này cũng nh giai đoạn tiếp theo.
Cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh của Tổng công ty cũng còn tỏ ra nhiều bất hợp lý, giá trị TSLĐ luôn cao hơn giá trị TSCĐ khoảng1,5 lần. Điều này cho thấy Tổng công ty cha chú trọng đầu t và máy móc thiết bị và các TSCĐ khác để nâng cao năng lực sản xuất, chủ động trong sản xuất kinh doanh mà chỉ chủ yếu chạy theo lợi nhuận.
Về sản phẩm sản xuất kinh doanh của Tổng công ty trong giai đoạn 1998-2001 cha đợc đa dạng hoá, nhất là giấy bao bì công nghiệp có chất lợng cao, nhu cầu lớn và những loại giấy đặc biệt nh giấy tráng phủ bề mặt, giấy mỏng cao cấp... trong nớc vẫn cha sản xuất đợc.
Chi phí sản xuất cao, chi phí bán hàng và quản lý lớn làm cho sản phẩm kém cạnh tranh về giá cũng nh lợi nhuận giảm. Tổng công ty cha quản lý chặt chẽ việc sử dụng định mức, chất lợng sản phẩm cha ổn định, đặc biệt là ở các nhà máy nhỏ. Một nguyên nhân nữa là do Tổng công ty đầu t không đồng bộ giữa sản xuất bột giấy và sản xuất giấy. Hàng năm Tổng công ty vẫn phải nhập 60000-70000 tấn bột giấy, nên sản xuất giấy chịu tác động lớn khi giá bột giấy biến động. Điều này đã xảy ra trong năm 1999 và năm 2000 khi giá bột giấy tăng 30% so
với năm 1998 gây rất nhiều khó khăn cho sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Giấy Việt Nam (nguyên nhân chủ yếu làm doanh thu và lợi nhuận giảm mạnh trong năm 1999 ).
Các công ty giấy thành viên cha chú trọng việc sử dụng nguyên liệu giấy sẵn có, rẻ tiền nh là các cây thân thảo, giấy loại thu hồi. Các nguyên liệu này mới đợc sử dụng ở các đơn vị có qui mô nhỏ. Đây là một nguyên nhân làm tăng chi phí sản xuất, giảm hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh.
Về lao động, cũng trong tình trạng chung của cả nền kinh tế. Tổng công ty Giấy Việt Nam thiếu nhiều các công nhân kỹ thuật có tay nghề cao và có kinh nghiệm vận hành máy móc. Mặc dù Tổng công ty đã tổ chức nhiều các lớp bồi dỡng cho cán bộ công nhân viên nhng trình độ cán bộ công nhân viên nhìn chung còn thấp cha đáp ứng đợc nhu cầu. Do vây, việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ gặp rất nhiều khó khăn. Các nhà quản trị tài chính cha có điều kiện học hỏi các phơng pháp quản lý mới bên ngoài, lối suy đoán và lập phơng án sản xuất kinh doanh cha có nhiều nét đột phá chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, ít có cơ sở khoa học nên độ chính xác không cao.
Một nguyên nhân nữa là tình trạng thiếu vốn của Tổng công ty dẫn đến vốn vay chiếm tỷ trong lớn trong tổng nguồn vốn. Do vây, chi phí trả lãi hàng năm lớn khoảng ở mức 60 tỷ đồng làm giảm lợi nhuận của Tổng công ty. Đến lợt nó lại làm cho khả năng tích luỹ của Tổng công ty kém không có khả năng đầu t vào các dự án lớn để khắc phục các khó khăn về nguyên liệu giấy của Tổng công ty Giấy Việt Nam nói riêng và của ngành giấy Việt nam nói chung.
Bộ máy quản lý còn cồng kềnh và có nhều sai sót.
Do các nhà máy, công ty nằm rải rác trên nhiều tỉnh nên nhiều khi việc kiểm tra, đôn đốc từ ban lãnh đạo tới các công ty còn khó khăn không sát sao kịp thời.
Do ảnh hởng của thời tiết: Công việc trồng nguyên vật liệu bị ảnh hởng không nhỏ của thời tiết.
Nói tóm lại hiệu quả sử dụng vốn của Tổng công ty Giấy Việt Nam trong gia đoạn vừa qua cha cao do rất nhiều nguyên nhân tác động trong đó có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Nó tác động đa phơng, đa chiều tới quá trình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty làm giảm đáng kể hiệu quả sử dụng vốn trong giai đoạn vừa qua, đòi hỏi Tổng công ty phải có các giải pháp kịp thời khác phục các khó khăn này, từng bớc nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh trong giai đoạn tới.
Chơng III
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty Giấy Việt Nam.