Kim ngạch và mặt hàng xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động KD NK của Cty cổ phần Tổng Bách Hóa. (Trang 25 - 30)

Công ty cổ phần Tổng Bách Hóa là công ty có hoạt động nhập khẩu đa dạng, phục cho hoạt động sản xuất, xây dựng và tiêu dùng. Trong đó chủ yếu là các mặt hàng vật tư như: sắt, đồng tấm Cathode, đồng dây, nhôm thỏi, bột giấy, nhựa đường, đạm UAE, thép, phôi thép… Ngoài ra công ty còn nhập khẩu một số mặt hàng phục vụ cho tiêu dùng như: xe máy, máy tính xách tay, bánh Cookies bơ, thuốc lá….Công ty cũng xuất khẩu một số mặt hàng như: gạo, ngô, hàng nông sản… Do Công ty chưa chú ý nhiều nên xuất khẩu hàng năm chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ khoảng dưới 7% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty và giá trị xuất khẩu nhỏ. Hiện nay xuất khẩu chủ yếu là xuất khẩu uỷ thác qua một số công ty ở trong nước. Hàng hoá nhập khẩu của công ty luôn biến động qua các năm do sự tác động chung của nền kinh tế thế giới, điều này thể hiện thông qua bảng sau:

Bảng 2.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu

Đơn vị: 1000 USD Năm XNK 2006 2007 2008 2009 Giá trị Tỉ trọng (%) Giá trị Tỉ trọng (%) Giá trị Tỉ trọng (%) Giá trị Tỉ trọng (%) NK 5.986 96,23 6000 93,44 5500 93,74 7556 93,33 XK 234 3,76 421 6,55 367 6,25 540 6,67 XNK 6220 100 6421 100 5867 100 8096 100

Nguồn: Phòng kinh doanh tổng hợp I

Nhìn vào số liệu ở bảng trên ta thấy tổng kim ngạch xuất nhập của công ty có sự biến động theo các năm. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng từ năm 2006 sang năm 2007 là từ 6.220 nghìn USD sang 6.421 nghìn USD. Tuy nhiên sang năm 2008 thì có sự giảm sút, kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2008 là 5.867 nghìn USD. Nguyên nhân của sự giảm sút này là do cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ Mỹ rồi lan rộng ra toàn cầu, ảnh hưởng to lớn đến nền kinh tế thế giới và nền kinh tế Việt Nam. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã làm cho tốc độ phát triển của các

nền kinh tế lớn trên thế giới như Mỹ, Đức, Nhật Bản và Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng và sụt giảm, làm cho dòng chảy thương mại toàn cầu trở nên rối loạn. Năm 2009, kinh tế thế giới tiếp tục bị ảnh hưởng của suy thoái và khủng hoảng, nhưng Việt Nam đã vượt qua giai đoạn suy giảm nhờ những giải pháp kịp thời, linh hoạt. Chính phủ đã sử dụng hai nhóm chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Đặc biệt chính sách lãi suất có hiệu quả cao (hỗ trợ 4% lãi suất cho các doanh nghiệp), đã giải cứu nền kinh tế thoát khỏi suy giảm và tạo sự hỗ trợ cần thiết cho doanh nghiệp. Mặc dù trong năm 2009 tỷ giá USD/VND tăng hơn 9% so với năm 2008, xảy ra các cơn sốt USD cục bộ, khan hiếm ngoại tệ. Công ty phải mua USD theo mức giá gần ngang với thị trường tự do. Điều này đã gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty. Tuy nhiên, trong năm 2009, hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty vẫn có kết quả tốt hơn năm 2008 nhờ sự phục hồi kinh tế do các chính sách hỗ trợ và gói kích cầu của chính phủ. Lãi suất cho vay của các Ngân hàng thương mại từ tháng 2/2009 duy trì ổn định ở mức 10,5%/năm, đến ngày 01/12/2009 tăng lên 12%/năm. Doanh nghiệp được hưởng chính sách hỗ trợ 4% lãi suất cho vay ngắn hạn. Do vậy công ty gặp nhiều thuận lợi cả về lãi suất lẫn khả năng tiếp cận vốn vay Ngân hàng. Ban lãnh đạo công ty đã mở thêm nhiều tài khoản giao dịch, vay vốn Ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh của công ty. Việc thực hiện các chính sách miễn, giảm, giãn thuế cũng đã giảm bớt một phần khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, góp phần phục hồi và từng bước đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu, kích thích cầu đầu tư tiêu dùng. Sự phục hồi của các ngành xây dựng, sản xuất trong nước đã tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty. Xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện đẩy mạnh việc tiêu thụ các mặt hàng nhập khẩu của công ty như sắt thép, bột giấy, phân bón, hàng tiêu dùng…. Đầu năm 2009, giá các mặt hàng vẫn giảm theo xu hướng từ năm 2008. Bắt đầu từ tháng 3 năm 2009, khi nền kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi, giá thế giới của các loại vật tư hàng hóa đã tăng 70% - 80%, có loại tăng trên 100% so với thời điểm đáy của

thời kỳ khủng hoảng. Cùng với sự tăng giá là sự tăng cao nhu cầu hàng hóa trong nước, làm tăng cơ hội và hiệu quả kinh doanh hàng hóa nhập khẩu của công ty. Trước những cơ hội mới, Ban lãnh đạo công ty đã chớp thời cơ, thay đổi chiến lược kinh doanh, đẩy mạnh kinh doanh hàng hóa nội địa cũng như hàng hóa nhập khẩu, đạt hiệu quả cao hơn. Do đó, trong năm này, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty đã tăng lên 8.096 nghìn USD, tăng 1,37 lần so với năm 2008.

Qua bảng trên thì ta cũng có thể nhận ra nhập khẩu là hoạt động kinh doanh chính trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty. Hoạt động nhập khẩu thường chiếm tỉ trọng cao, trên 93% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Kim ngạch nhập khẩu có xu hướng gia tăng hàng năm từ năm 2006 là 5.986 nghìn USD đến năm 2009 là 7.556 nghìn USD.

Về hoạt động xuất khẩu, do công ty chưa chú trọng phát triển hoạt động này nên giá trị nhỏ hơn so với giá trị nhập khẩu. Cụ thể năm 2006 xuất khẩu chỉ đạt 234.000 USD chiếm 3,76%; năm 2007 đạt 421.000 USD chiếm 6,55%; năm 2008 đạt 367.000 USD chiếm 6,25%; năm 2009 đạt 540.000 USD chiếm 6,67%.

Sau đây là cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu của công ty giai đoạn 2006 - 2009

B

ảng 2.2. Cơ cấu nhập khẩu theo nhóm mặt hàng giai đoạn 2006 - 2009

Đơn vị: triệu USD

Năm Mặt hàng 2006 2007 2008 2009 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Sắt thép 2,39 40 2,49 41,66 2,06 37,5 4,19 55,55 Bột giấy 1,19 20 1,5 25 0,67 12,5 2,09 27,77 Phân bón 1,79 30 1,75 29,16 2,406 43,75 0,75 10 Mặt hàng khác 0,59 10 0,25 4,18 0,34 6,25 0,5 6,68 Tổng 5,98 100 6 100 5,5 100 7,55 100 Ng

Nhìn vào số liệu ở bảng trên ta có thể thấy sắt thép là mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của công ty, thường chiếm tỉ trọng khoảng 40% kim ngạch nhập khẩu của công ty và có xu hướng gia tăng hàng năm về cả giá trị và tỉ trọng: từ 2,39 triệu USD năm 2006 chiếm 40% lên 2,49 triệu USD năm 2007 chiếm 41,66%, 2,06 triệu USD năm 2008 chiếm 37,5% và đạt 4,19 triệu USD năm 2009 chiếm 55,55% tổng kim ngach nhập khẩu của công ty. Sắt thép là mặt hàng nhập khẩu truyền thống và có thế mạnh của công ty nên luôn được đầu tư để phát triển. Công ty đã xây dựng được mạng lưới phân phối thép rộng lớn và có các đối tác làm ăn lâu dài, do đó kinh doanh sắt thép luôn được đặt lên hàng đầu. Ngoài ra, nước ta đang trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, xây dựng cơ sở hạ tầng đang phát triển do đó nhu cầu tiêu thụ sắt thép là rất lớn. Bên cạnh đó, công ty có lợi thế về tài sản cố định, cũng chính nguồn tài sản này đã làm nên nguồn lợi nhuận của công ty, tạo cơ hội tín chấp để vay vốn ngân hàng trong nhiều năm qua, đã giúp công ty vay vốn ở nhiều nơi, với lượng vốn cao, đáp ứng nhu cầu kinh doanh nhập khẩu sắt thép, là mặt hàng cần nguồn vốn lớn.

Đứng thứ hai là mặt hàng bột giấy, mặt hàng này cũng có xu hướng tăng lên qua các năm do công ty ngày càng có nguồn vốn lớn để đầu tư. Ngoài ra, ngành giấy Việt Nam đang mất cân đối nghiêm trọng giữa sản xuất giấy và sản xuất bột. Nguyên nhân là do nước ta chưa có các dự án sản xuất bột giấy có công suất lớn (trên 100.000 tấn/năm), trong khi phát triển rừng nguyên liệu giấy như hiện nay chưa thể đáp ứng được nguyên liệu cho sản xuất bột. Bên cạnh đó, sản xuất bột giấy đòi hỏi công nghệ phức tạp, đầu tư cao, tiêu tốn nhiều nguyên nhiên vật liệu và hoá chất; đồng thời, lượng phế thải lớn gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là các chất thải lỏng nên vượt quá khả năng của các nhà đầu tư Việt Nam. Các nhà máy sản xuất bột công suất nhỏ, mang tính tự phát như hiện nay đang là vấn nạn về ô nhiễm môi trường và hoàn toàn không có khả năng gia tăng một cách đáng kể để giảm sự mất cân đối cung cầu bột giấy. Do vậy, việc đầu tư vào nhập khẩu bột giấy là một hướng đi đúng cho công ty. Điều này được thể hiện qua sự gia tăng cả về tỉ trọng và giá trị nhập khẩu bột giấy: từ 1,19 triệu USD năm 2006 chiếm 20% lên đến 2,09 triệu USD

năm 2009 chiếm 27,77% tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty.

Riêng mặt hàng phân bón thì tăng dần đến năm 2008, sang năm 2009 thì công ty hạn chế nhập khẩu mặt hàng này do trong nước có nhiều nhà máy sản xuất phân bón đi vào hoạt động, đáp ứng khá đủ nhu cầu trong nước, có khả năng thay thế hàng nhập khẩu. Ngoài ra, do tập trung vốn để đầu tư nhập khẩu sắt thép và bột giấy nên giá trị nhập khẩu phân bón bị giảm sút từ 1,79 triệu USD năm 2006 chiếm 30% xuống chỉ còn 0,75 triệu USD chiếm 10% kim ngạch nhập khẩu của công ty.

Công ty luôn chú trọng về chất lượng sản phẩm nhập khẩu sao cho đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đảm bảo chất lượng, giữ uy tín cho công ty, đa dạng hoá chủng loại, Công ty cũng đã chú trọng hơn đến vấn đề mở rộng thêm các mặt hàng nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và tiêu dùng ở thị trường trong nước. Chính điều đó đã đem lại hiệu quả lớn hơn trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động KD NK của Cty cổ phần Tổng Bách Hóa. (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w