Thị trường nhập khẩu chủ yếu của công ty

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động KD NK của Cty cổ phần Tổng Bách Hóa. (Trang 30 - 33)

Hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty cổ phần Tổng Bách Hóa ngày càng phong phú, không chỉ phục vụ cho các khách hàng trong ngành sản xuất mà còn phục vụ cho người tiêu dùng trực tiếp với thị trường nhập khẩu hàng hóa rất đa dạng khắp nơi trên thế giới. Các thị trường nhập khẩu chủ yếu của công ty chủ yếu trong khu vực Châu Á như: Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Singapo, chỉ có một thị trường ở Châu Âu đó là Đức. Trong đó, Trung Quốc, Đức và Nhật Bản là những thị trường nhập khẩu chủ yếu của Công ty và là những thị trường truyền thống của công ty. Việc phát huy quan hệ đối tác làm ăn lâu dài với các doanh nghiệp của 3 thị trường này được công ty chú trọng, cùng với đó là công ty mở rộng thêm những thị trường kinh doanh mới ở khắp nơi trên thế giới, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hóa. Giá trị nhập khẩu qua các năm từ các thị trường Đức, Nhật, Trung Quốc lớn do Công ty nhập khẩu từ thị trường này chủ yếu các mặt hàng có giá trị cao như: sắt thép, máy móc, vật

liệu, phân bón

Bảng 2.3. Các thị trường nhập khẩu chính của công ty

Đơn vị: 1000 USD Năm Thị trường 2006 2007 2008 2009 Giá trị Tỉ trọng (%) Giá trị Tỉ trọng (%) Giá trị Tỉ trọng (%) Giá trị Tỉ trọng (%) Trung Quốc 2.059 34,39 2.186 36,43 1127 20,49 2009,7 26,59 Đức 1.934 32,31 1.836 30,6 1.062 19,31 1.543 20,42 Nhật Bản 843 14,08 906 15,1 1.462 26,58 2.068 27,36 Malaysia 639,5 10,68 786 13,1 1128,7 20,52 909,6 12,03 Singapo 510,5 8,52 286 4,77 720.3 13.1 1025.7 13,57 Tổng 5.986 100 6.000 100 5.500 100 7.556 100 Ng

uồ n: Phòng Kinh doanh tổng hợp I

Từ bảng trên ta có thể thấy được thị trường nhập khẩu của công ty chủ yếu là các nước ở Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Singapo, vì các thị trường này có những đặc điểm phù hợp với nhu cầu tiêu dùng và khả năng đầu tư của các doanh nghiệp trong nước, ngoài ra còn có Đức cũng là một thị trường nhập khẩu chủ yếu của công ty. Trung Quốc, Đức và Nhật Bản là các thị trường nhập khẩu lớn nhất của công ty, với thị phần lớn, trên 65% tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty. Trong hai năm 2006 và 2007, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu chủ yếu của công ty với giá trị nhập khẩu năm 2006 là 2,059 triệu USD chiếm 34,39% và 2,186 triệu USD năm 2007 chiếm 36,43%; tiếp theo đó là thị trường Đức với 1,934 triệu USD năm 2006 chiếm 32,31% và 1,836 triệu USD năm 2007 chiếm 30,6%. Nhật Bản là thị trường lớn thứ ba với thị phần là 14,08% và 15,1% lần lượt trong hai năm 2006 và 2007. Đứng thứ tư là Malaysia với thị phần là 10,68% và 13,1%. Tiếp đến là đảo quốc Singapo với 8,52% năm 2006 và 4,77% năm 2007. Năm 2008 và 2009 thì Nhật Bản

trở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất của công ty với 1,462 triệu USD năm 2008 chiếm 26,58% và 2,068 triệu USD năm 2009 chiếm 27,36%. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai sau Nhật Bản với 1,127 triệu USD năm 2008 chiếm 20,49 % và 2,009 triệu USD năm 2009 chiếm 26,59% tổng kim ngạch nhập khẩu.Tiếp đến là Đức, Malaysia và Singapo là các thị trường nhập khẩu lớn thứ ba, thứ tư và thứ năm của công ty với thị phần chiếm từ 13% đến 20%.

Có thể thấy Trung Quốc là thị trường nhập khẩu chính của công ty với giá trị nhập khẩu khá cao. Công ty chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc các mặt hàng như đồng, sắt thép, hàng tiêu dùng, bột giấy, thực phẩm, rượu bia, nước giải khát…, hàng hóa của Trung Quốc giá cả thấp hơn thị trường các nước khác nhưng chất lượng lại tương đối tốt, cho nên công ty tiếp tục duy trì quan hệ đối tác với thị trường này. Trong hai năm 2008 và 2009, thị phần của Trung Quốc có giảm sút do công ty tìm được nguồn hàng thay thế từ Nhật Bản và Malaysia có chất lượng tốt hơn hàng hóa của Trung Quốc mà giá cả lại tương đương, do đó công ty có giảm thị phần từ thị trường này để nâng cao chất lượng sản phẩm nhập khẩu, góp phần tăng uy tín của công ty trên thị trường.

Ngoài ra cũng phải kể đến thị trường Đức là thị trường truyền thống của công ty với các mặt hàng như sắt thép, thiết bị phụ tùng, vật tư nông nghiệp…Tuy nhiên trong những năm gần đây tỷ trọng cũng như giá trị kim nghạch nhập khẩu tại thị trường này lại giảm nhiều là do sản phẩm của Đức có chất lượng tốt nhưng giá cả lại cao hơn so với sản phẩm cùng loại ở các thị trường khác. Do nhu cầu tiêu dùng của thị trường vẫn còn cần đến sản phẩm của Đức nên công ty vẫn nhập về. Tuy nhiên để gia tăng lợi nhuận thì việc giảm bớt tỷ trọng nhập khẩu tại thị trường này là điều phù hợp.

Thị trường Nhật Bản cung cấp các mặt hàng như sắt thép, thiết bị phụ tùng, vật liệu điện, văn hóa phẩm. Kim nghạch nhập khẩu tại thị trường này đang có sự gia tăng mạnh mẽ qua các năm, đây là thị trường mà công ty đã đặt ra chiến lược kinh doanh

lâu dài trong những năm tới. Có sự gia tăng mạnh này là do chất lượng hàng hóa của Nhật Bản rất tốt, đảm bảo yêu cầu về chất lượng sản phẩm của công ty, giá cả phải chăng. Nhờ quan hệ giao dịch tốt mà trong những năm gần đây kim ngạch nhập khẩu từ Nhật Bản luôn chiếm tỷ trọng rất cao.

Bên cạnh đó, Malaysia và Singapo là những thị trường mà công ty mới đặt quan hệ từ năm 2005. Tuy giá trị kim nghạch nhập khẩu tại thị trường này còn chưa cao nhưng trong tương lai Công ty sẽ có chiến lược phát triển mạnh hơn nữa quan hệ buôn bán với các nước này. Như vậy sẽ làm phong phú hơn chủng loại các mặt hàng nhập khẩu của công ty.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động KD NK của Cty cổ phần Tổng Bách Hóa. (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w