Để nâng cao hiệu quả kinh doanh thì nỗ lực từ phía doanh nghiệp thôi là chưa đủ mà cần có cả những hỗ trợ từ phía nhà nước. Sau đây là một số kiến nghị với nhà nước, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty
Thứ nhất, để kích cầu tiêu thụ thép, kiến nghị Chính phủ cho phép các dự án
trọng điểm tiếp tục triển khai, vì sau thời gian thực hiện kiềm chế lạm phát Chính phủ đã cắt giảm mạnh các dự án đầu tư, vốn là nguồn tiêu thụ sản phẩm chính của ngành thép. Ngoài ra Chính phủ cũng cần đẩy mạnh công tác dự báo về giá thép trong nước
cũng như giá thép trên thế giới để các doanh nghiệp nhập khẩu có kế hoạch và các chiến lược cụ thể, hợp lý, tránh gây thất thoát nguồn vốn.
Thứ hai, hỗ trợ cung cấp thông tin về thị trường nước ngoài và thị trường trong
nước, kế hoạch sản xuất, nhu cầu và tình hình biến động của ngành sắt thép, phân bón, sản xuất đường… trong nước. Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn trong công việc tìm kiếm, lựa chọn thông tin về thị trường, về bạn hàng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một trong các nguồn thông tin được các doanh nghiệp đánh giá cao là nguồn thông tin có từ Lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài. Tiếp theo là việc tìm kiếm thông tin trên mạng Internet. Tuy nhiên, nguồn thông tin theo cách thứ nhất không phải ai cũng có và nhanh nhất, còn nguồn thông tin thứ hai thì chi phí bỏ ra lại quá cao, không phải doanh nghiệp nào cũng chấp nhận được mà phải tuỳ theo năng lực của mình.
Các doanh nghiệp thường sử dụng biện pháp lấy thông tin từ các cuộc tổ chức triển lãm, qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài, tivi, báo..nhưng cách làm này không đem lại hiệu quả cao bởi nó chậm so với tình hình diễn ra dẫn đến khó dự đoán.
Từ những khó khăn trên cho thấy nhà nước có thể khắc phục hỗ trợ các doanh nghiệp về thông tin thị trường theo cách một là tốt nhất. Còn nếu theo các cách khác thì cần phải nhanh chóng. Ví dụ như đối với các phương tiện thông tin đại chúng, giảm chi phí truy cập đối với Internet.
Thứ ba, hỗ trợ đào tạo cán bộ nghiên cứu thị trường, có trình độ am hiểu luật
pháp, nghiệp vụ, ngoại ngữ. Kiến nghị nhà nước mở các trung tâm đào tạo với mức học phí ưu đãi giúp nâng cao năng lực cho các cán bộ chuyên nghiên cứu thị trường, hỗ trợ, tư vấn và theo dõi sau đào tạo để hoàn thiện các kỹ năng cho học viên.
Thứ tư, tổ chức các cuộc hội thảo, hỗ trợ vốn, tăng cường liên doanh liên kết
dùng, bột giấy…. Do tình hình tài chính chung của nước ta đang khó khăn nên các ngân hàng thương mại đã hạn chế các món vay trung và dài hạn mà quan tâm nhiều đến món vay ngắn hạn với luận điểm là quay vòng vốn nhanh hơn và tích lũy được cho xã hội. Trong khi đó, đa phần các doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể vay ngắn hạn được. Rõ ràng điều đó đang làm doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn đã yếu càng thêm khó. Kiến nghị nhà nước nới lỏng các quy định và có biện pháp ưu tiên để doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vay vốn của ngân hàng khi nhập khẩu những mặt hàng thiết yếu mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu trong nước.
Bên cạnh đó, có một thực tế đáng buồn hiện này là các doanh nghiệp vừa và nhỏ hầu như không có cơ quan quản lý. Hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ là cơ quan đầu mối liên lạc giữa các doanh nghiệp với bên ngoài nhưng vì không có tiền nên việc hỗ trợ các doanh nghiệp cũng chỉ dừng lại ở mức độ tư vấn, cung cấp thông tin. Vì vậy, việc thu hút các hội viên cũng hạn chế và Hội cũng không có số liệu chính xác về doanh nghiệp, lao động, v.v...Vì vậy, kiến nghị nhà nước cần quan tâm đầu tư thích đáng tăng cường mối quan hệ giữa nhà nước và các doanh nghiệp, và giữa các doanh nghiệp với nhau tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp.
Thứ năm, thực hiện cải cách các thủ tục hành chính.
Thủ tục hành chính phiền hà là căn bệnh chính của nước ta, muốn có hiệu quả cao trong kinh doanh nhà nước cần đơn giản hoá các thủ tục hành chính. Để tạo điều kiện cho Công ty hoạt động tốt nhà nước phải cải tiến thủ tục nhập khẩu.
Cụ thể Nhà nước cần phải chỉ đạo các cơ quan chức năng có sự phối hợp chặt chẽ trong việc quản lý nhập khẩu. Bộ Thương mại có tránh nhiệm phê duyệt các dự án theo thẩm quyền của mình, Tổng cục Hải Quan có trách nhiệm kiểm tra giám sát hàng nhập khẩu, thu thuế hàng nhập khẩu.
Đặc biệt là ngành hải quan cần đổi mới mạnh mẽ phương thức hoạt động của mình vì đây là ngành gây nhiều phiền hà nhất cho các doanh nghiệp. Sau khi bãi bỏ giấy phép nhập khẩu chuyến, một số thủ tục mà các chuyên viên Bộ Thương mại thường làm trước đây được chuyển sang cho hải quan thực hiện. Tuy nhiên do trình độ chuyên môn của các cán bộ hải quan chưa theo kịp với yêu cầu khách quan nên hoạt động kém hiệu quả. Ngoài ra một số cán bộ hải quan bị biến chất gây ra những tiêu cực làm mất lòng tin của các doanh nghiệp. Bộ nên phân công rõ từng cán bộ phụ trách về một lĩnh vực cụ thể để các chuyên viên của bộ nắm rõ hơn về lĩnh vực mình phụ trách và để các doanh nghiệp thuận lợi cho việc liên hệ.
Thứ sáu, chính sách tỉ giá hối đoái hợp lý.
Tỷ giá hối đoái của nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp đến việc kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nay chủ trương của Đảng là hướng mạnh ra xuất khẩu. Gần đây, đồng đôla lên giá không ngừng tạo điều kiện tốt cho xuất khẩu của nước ta. Tuy nhiên, điều này lại gây thiệt hại lớn cho các Công ty chuyên kinh doanh nhập khẩu
Những biến động mạnh của tỷ giá hối đoái gây ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế nói chung cũng như các hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng nếu tỷ giá giữa đồng ngoại tệ và nội tệ tăng đột ngột thì hàng nhập khẩu sẽ tăng giá đồng thời các khoản nợ của nước ta cũng tăng lên. Còn ngược lại các khoản thu từ xuất khẩu lại giảm xuống và dẫn đến tình trạng nhập siêu. Điều này dẫn đến Nhà nước phải can thiệp để giữ tỷ giá bán sao cho nhỏ nhất.
KẾT LUẬN
Ngày nay các quan hệ kinh tế quốc tế ngày càng mở rộng, Việt Nam đang từng bước tham gia tích cực vào chuỗi giá trị toàn cầu nên các hoạt động kinh doanh xuất
nhập khẩu sẽ có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn. Để kinh doanh có hiệu quả trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh gay gắt như hiện nay đòi hỏi các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu phải nhạy bén trong kinh doanh, thường xuyên đổi mới trau dồi kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn, am hiểu thị trường quốc tế và đánh giá được thế mạnh của mình khi vươn ra thị trường quốc tế.
Kể từ khi thực hiện cổ phần hóa, Công ty Cổ phần Tổng Bách Hóa đã đạt được một số thành tựu nhất định. Công ty đã nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của nhân dân cũng như nhu cầu cho sản xuất. Hoạt động nhập khẩu đã đóng góp đáng kể vào doanh thu, lợi nhuận của công ty, từ đó đảm bảo và nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên. Những kết quả đạt được trên đã thể hiện sự phấn đấu cố gắng nỗ lực của Công ty trong điều kiện canh tranh gay gắt như ngày nay. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công này Công ty vẫn gặp phải một số khó khăn nhất định trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, đó là yêu cầu lớn về đầu tư nguồn vốn và chất lượng nguồn nhân lực của Công ty. Với sự đổi mới và những định hướng trong chiến lược kinh doanh trong thời gian tới của ban lãnh đạo công ty, hy vọng là kết quả hoạt động nhập khẩu của công ty sẽ đạt được khả quan hơn, nâng vị thế của Công ty lên tầm cao mới trước thềm hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Đỗ Đức Bình - Nguyễn Thường Lạng (2002), Giáo trình Kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Lao động xã hội.
2. Nguyễn Thị Hường – Tạ Lợi (2007), Giáo trình Nghiệp vụ ngoại thương, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
3. Tô Xuân Dân (1998), Chính sách kinh tế đối ngoại, lý thuyết và kinh nghiệm quốc tế, Nhà xuất bản Thống kê.
4. Tạp chí Kinh tế và phát triển 5. Tạp chí Thương mại
6. Báo cáo Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần Tổng Bách Hóa (2008, 2009).
7. Báo cáo Kết quả kinh doanh – Phòng Kinh doanh tổng hợp công ty cổ phần Tổng Bách Hóa. 8. Các trang web www.vietnamnet.vn www.vneconomy.vn www.vnep.org.vn www.thuongmai.com.vn
www.vsc.com.vn www.tinkinhte.com
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
---
XÁC NHẬN SINH VIÊN THỰC TẬP
Đơn vị:Công ty Cổ phần Tổng Bách Hóa
Xác nhận sinh viên: Phan Thị Huyền Trang. Lớp Kinh tế quốc tế 48B
Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Sinh viên Phan Thị Huyền Trang đã có thời gian thực tập từ ngày ..../..../2010 đến ngày ..../..../2010 tại Công ty cổ phần Tổng Bách Hóa.
Trong thời gian thực tập, sinh viên Phan Thị Huyền Trang đã thực tập tại phòng Kinh doanh tổng hợp của công ty, có ý thức chấp hành nghiêm túc nội quy, nề nếp, tổ chức kỉ luật tại đơn vị thực tập và hoàn thành đầy đủ các công việc theo sự hướng dẫn, giúp đỡ của các nhân viên và cán bộ tại đơn vị thực tập. Chuyên đề thực tập của sinh viên Phan Thị Huyền Trang có tính thiết thực cao, giải pháp mà sinh viên đưa ra có tính ứng dụng, mong nhà trường tạo điều kiện để nghiên cứu đi sâu hơn nữa trong thời gian tới.
Xác nhận của đơn vị thực tập
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...
... ... ... ... ... ...