Hình thức nhập khẩu và phương thức phân phối của công ty

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động KD NK của Cty cổ phần Tổng Bách Hóa. (Trang 33 - 40)

Trước năm 2004 công ty xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường nước ngoài.Từ năm 2005 đến nay xuất khẩu dưới hình thức ủy thác cho một công ty ở trong nước.Trong những năm vừa qua Công ty chủ yếu là nhập khẩu các mặt hàng để kinh doanh, chưa chú trọng đến hoạt động xuất khẩu.

Trong những năm gần đây Công ty nhập khẩu hàng hóa chủ yếu dưới hai hình thức chính là nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu uỷ thác. Trong đó nhập khẩu trực tiếp là chủ yếu. Hình thức nhập khẩu được thể hiện qua bảng số liệu sau.

Bảng 2.4. Hình thức nhập khẩu của Công ty

Đơn vị: 1000 USD Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % Tổng kim ngạch nhập khẩu 5986 100 6000 100 5500 100 7556 100 Nhập khẩu trực tiếp 4788,8 80 4560 76 4587 83,4 589,2 70 Nhập khẩu uỷ thác 1197,2 20 1440 24 913 16,6 2266,8 30

Từ bảng số liệu trên cho thấy hoạt động nhập khẩu của Công ty chủ yếu thông qua hình thức nhập khẩu trực tiếp. Cụ thể năm 2006 nhập khẩu trực tiếp chiếm 80% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Công ty, năm 2007 chiếm 76%, năm 2008 chiếm 83,3%, năm 2009 chiếm 70%. Nhập khẩu uỷ thác chủ yếu thông qua các công ty đối tác trong nước chiếm tỷ trọng nhỏ, cụ thể năm 2006 chiếm 20% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Công ty, năm 2007 chiếm 24%, năm 2008 chiếm 16,6%, năm 2009 chiếm 30%. Tuy nhiên tỷ trọng nhập khẩu theo hình thức trực tiếp có xu hướng giảm do công ty có mối quan hệ với một số công ty nhập khẩu chuyên nghiệp trong nước như Công ty xuất nhập khẩu HAPROSIMEX nên trong một số hợp đồng nhập khẩu gần đây Công ty đã uỷ thác cho đối tác nhập khẩu hộ. Tỷ trọng nhập khẩu theo hình thức trực tiếp có xu hướng giảm đi cũng là điều tất yếu trong điều kiện hiện nay khi nguồn vốn kinh doanh của công ty còn hạn hẹp, thị trường tiêu thụ sản phẩm luôn luôn biến động bất thường gây khó khăn cho khâu tiêu thụ, ứ đọng vốn, do đó công ty phải dần dần hạn chế nhập khẩu theo hình thức này.

Qua phân tích bảng số liệu trên ta thấy hình thức nhập khẩu trực tiếp tuy chiếm tỷ trọng cao hơn hình thức nhập khẩu uỷ thác nhưng lại có xu hướng giảm đi. Đây là hình thức nhập khẩu đem lại nhiều lợi nhuận nhưng lại gặp nhiều rủi ro. Đặc điểm của hình thức này khác nhập khẩu uỷ thác ở chỗ, công ty phải chủ động tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu nếu có biến động theo chiều hướng bất lợi ở thị trường trong nước thì công ty sẽ gánh chịu hết những rủi ro đó. Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường muốn hưởng nhiều lợi nhuận đồng thời cũng phải chấp nhận rủi ro lớn. Vì vậy, muốn thúc đẩy hoạt động kinh doanh nhập khẩu theo hình thức trực tiếp đạt kết quả cao hơn nữa, trước hết công ty phải giải quyết được vấn đề nguồn vốn kinh doanh. Trong hoạt động trực tiếp này công ty phải thường xuyên xem xét tìm hiểu để khai thác những nguồn hàng mới, nghiên cứu bạn hàng và thị trường mới, tìm ra biện pháp để tiêu thụ hàng nhanh nhất với chi phí thấp nhất và đem lại hiệu quả cao nhất.

Đối với hình thức nhập khẩu uỷ thác của công ty các mặt hàng tập trung chủ yếu là thiết bị phụ tùng và các loại sắt thép. Việc nhập khẩu uỷ thác đã tạo điều kiện cho công ty mở rộng thị trường, mở rộng quan hệ với các bạn hàng trong nước, đáp ứng được nhu cầu về nhập khẩu những vật tư hàng hoá của các đơn vị sản xuất kinh doanh trong nước nhằm khai thác thêm thế mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu cho công ty.

Phương thức nhập của Công ty chủ yếu là nhập khẩu theo giá CIF, địa điểm giao hàng thường tại cảng Hải Phòng hoặc cảng TP. Hồ Chí Minh.

2.2. Phân tích hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty

Nhìn một cách tổng quát, trong thời gian qua, hoạt động nhập khẩu của công ty diễn ra tương đối đều, đạt hiệu quả. Kết quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty trong thời gian qua được thể hiện ở bảng số liệu sau

Bảng 2.5. Bảng các chỉ tiêu lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận của công ty giai đoạn 2006 – 2009 Đơn vị: 1000 USD STT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 Giá trị Giá trị Tỷ lệ tăng (%) Giá trị Tỷ lệ tăng (%) Giá trị Tỷ lệ tăng (%) 1 DTNK 7386,7 7506 1,61 6853 -8,69 9807,68 43,11 2 CFNK 5986 6000 0,23 5500 -16,67 7556 37,38 3 LNNK 1400,7 1506 7,51 1353 -1,01 2251,68 66,42 4 TSLN theo DTNK (%) 18,9 20,06 19,74 22,95 5 TSLN theo CFNK (%) 23,4 25,1 24,6 29,8

Nguồn: Phòng tài chính kế toán (1) Về chỉ tiêu lợi nhuận

Qua bảng số liệu có thể thấy, trong giai đoạn 2006 – 2009, Công ty luôn đạt mức lợi nhuận dương. Qua các năm, giá trị tuyệt đối lợi nhuận của Công ty có xu hướng tăng, trừ năm 2008 là lợi nhuận giảm. Cụ thể, năm 2006 hoạt động nhập khẩu mang lại cho Công ty 1400,7 nghìn USD, năm 2007 là 1.506 nghìn USD tăng 7,51% so với năm 2006, năm 2008 giảm xuống còn 1.353 nghìn USD tức là giảm 1,01% so với năm 2007, và đến năm 2009 tăng mạnh lên đến 2251.68 nghìn USD, tăng 66,42% so với năm 2008, tăng trên gấp rưỡi so với năm 2006. Điều này được thể hiện rõ hơn qua hình dưới đây

Hình 2.1. Tăng trưởng lợi nhuận hoạt động nhập khẩu hàng hóa qua các năm 2006 – 2009 0 500 1000 1500 2000 2500 2006 2007 2008 2009 LN hàng năm

Nguồn: Phòng tài chính kế toán

Năm 2008, kinh tế thế giới bị ảnh hưởng bới cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó. Kinh tế đất nước rơi vào tình

trạng khó khăn, đời sống người dân bị giảm sút, nhu cầu tiêu dùng giảm, lạm phát tăng vọt khiến cho nhà nước phải sử dụng các biện pháp thắt chặt tín dụng để kiềm chế lạm phát. Lãi suất cơ bản được nâng lên, tín phiếu bắt buộc được phân bổ, biện pháp hạn chế tín dụng “hà khắc” được áp đặt lên các ngân hàng thương mại. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty nói chung và hoạt động kinh doanh nhập khẩu nói riêng. Do đó, giá trị tuyệt đối lợi nhuận nhập khẩu của công ty bị giảm sút, thấp nhất trong giai đoạn 2006 – 2009.

Bước sang năm 2009, cùng với sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam, hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty cũng đạt được những kết quả đáng kể. Có thể nói, kinh doanh hàng hóa năm 2009 thuận lợi nhất kể từ khi cổ phần hóa. Năm 2009 để khắc phục suy giảm kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, Chính phủ đã có chính sách kích cầu đầu tư, tiêu dùng như: giảm lãi suất tiền vay ngân hàng từ 10,5%/năm xuống còn 6,5%/năm, giảm 50% thuế giá trị gia tăng cho một số mặt hàng như: đồng, thép… giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nhờ sự ưu đãi này, năm 2009 việc kinh doanh nhập khẩu của công ty gặp rất nhiều thuận lợi.

(2) Về chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu nhập khẩu

Qua bảng số liệu trên đây ta thấy rằng tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu nhập khẩu của công ty có sự biến đổi theo từng năm. Sự biến đổi này được thể hiện qua hình sau đây:

Hình 2.2. Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu và chi phí giai đoạn 2006 – 2009 Đơn vị:% 0 5 10 15 20 25 30 2006 2007 2008 2009 TSLNTDT TSLNTCF

Nguồn: Phòng tài chính kế toán

Qua hình trên ta thấy rằng, tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu tăng từ năm 2006 sang năm 2007. Trong năm 2006, cứ 1 đồng doanh thu nhập khẩu thì công ty thu được 0,189 đồng lợi nhuận hay cứ trong 1000 đồng doanh thu từ hoạt động nhập khẩu thì công ty thu được 189 đồng lợi nhuận. Sang năm 2007, tỷ lệ này đã tăng lên thành

20,06%, có nghĩa là trong 1000 đồng doanh thu từ hoạt động nhập khẩu công ty thu được 200,6 đồng lợi nhuận. Tuy nhiên năm 2008 thì chỉ tiêu này có bị giảm xuống đôi chút, còn 19,74%, có nghĩa là trong 1000 đồng doanh thu nhập khẩu công ty thu được 197,4 đồng lợi nhuận. Bước qua năm 2009, chỉ số này tăng vọt lên đáng kể, đạt mức 22,95, tức là trong 1000 đồng doanh thu từ hoạt động nhập khẩu thì công ty thu được 229,5 đồng lợi nhuận.

(3) Về chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo chi phí nhập khẩu

Cũng như chỉ tiêu (2), qua bảng số liệu trên ta có thể thấy, chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo chi phí nhập khẩu cũng có sự biến đổi theo từng năm kinh doanh. Từ hình trên ta thấy, tỷ suất lợi nhuận theo chi phí nhập khẩu của công ty tăng từ năm 2006 sang 2007, giảm xuống đôi chút trong năm 2008 và tăng mạnh trong năm 2009. Năm 2006, cứ một đồng chi phí bỏ ra cho hoạt động nhập khẩu thì công ty có thể thu về 0,234 đồng lợi nhuận, nói cách khác, cứ bỏ ra 1000 đồng chi phí cho hoạt động nhập khẩu công ty có thể thu về 234 đồng lợi nhuận. Con số này tăng lên thành 251 đồng trong năm 2007, đến năm 2008 giảm xuống còn 246 đồng và sang năm 2009 tăng lên đến 298 đồng. Cũng như tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu, tỷ suất lợi nhuận theo chi phí nhập khẩu cho thấy, hiệu quả kinh doanh của công ty được nâng cao từ năm 2006 sang năm 2007, giảm xuống năm 2008 và cải thiện mạnh trong năm 2009.

CHƯƠNG 3

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động KD NK của Cty cổ phần Tổng Bách Hóa. (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w