Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động KD NK của Cty cổ phần Tổng Bách Hóa. (Trang 44 - 46)

Thứ nhất, sự biến động phức tạp của nền kinh tế thế giới và nền kinh tế Việt

Nam trong những năm qua làm giá cả các mặt hàng nhập khẩu của công ty biến động thất thường. Trong những năm gần đây có nhiều biến động với nền kinh tế thế giới và Việt Nam, điều này đã làm ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp. Đó là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đã ảnh hưởng lớn đến kinh tế toàn cầu và thương mại quốc tế và do vậy ảnh hưởng tới doanh nghiệp nhập khẩu. Tuy nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi nhưng vẫn chưa thoát ra khỏi hoàn toàn cuộc khủng hoảng này. Đời sống nhân dân do bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế trở nên khó khăn đã gây ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, thị trường biến động thất thường cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp trong tiêu thụ hàng nhập khẩu. Nếu doanh nghiệp không dự báo được chính xác thời điểm, giá cả và mặt hàng nhập thì rất dễ bị thua lỗ.

Thứ hai, chính sách thuế của Nhà nước thay đổi nhiều dẫn đến việc kinh doanh

hàng hóa của Công ty gặp nhiều khó khăn, rủi ro, mạo hiểm. Ví dụ như thông tư số 58/2009/TT-BTC về việc điều chỉnh mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng thép, thuế suất thuế nhập khẩu một số sản phẩm phôi thép tăng từ mức 5% lên 8%, một số sản phẩm thép cuộn cán nguội tăng từ 7% lên 8%, thép xây dựng tăng từ 12% lên 15%, sản phẩm dây thép cacbon tăng 5% và 8% lên mức 10%, ống thép hàn

tăng từ 8% lên 10% và một số sản phẩm tráng kim loại, sơn phủ màu tăng từ 1% đến 2% tương ứng. Vì theo Bộ Tài chính, việc điều chỉnh tăng thuế suất thuế nhập khẩu một số mặt hàng thép là nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất phôi thép và thép xây dựng trong nước.

Thứ ba, các đối thủ cạnh tranh có tiềm lực tài chính lớn, có nhiều kinh nghiệm

kinh doanh trong nước và quốc tế, có uy tín trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu các mặt hàng mà công ty kinh doanh nhập khẩu. Ngoài ra còn phải kể đến hàng hóa sản xuất trong nước đang ngày càng được cải thiện về chất lượng, mẫu mã, giá cả đang dần thay thế hàng nhập khẩu. Những hàng hóa này sẽ cạnh tranh gay gắt với hàng hóa nhập khẩu của công ty.

Thứ tư, sự thiếu ổn định trong ngành ngân hàng tài chính Việt Nam: điều này

thể hiện ở hàng loạt những biến động liên quan tới lãi suất vay tiền phục vụ cho hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh nhập khẩu nói riêng. Lãi suất ngân hàng năm 2008 cho các doanh nghiệp vay thì đã được điều chỉnh cao tới mức là 21% đối với Việt Nam đồng sau khi nền kinh tế Việt Nam bị rơi vào lạm phát những tháng đầu năm 2008. Điều này làm cho chi phí vay ngân hàng bị đẩy lên và rõ ràng là ảnh hưởng tới doanh nghiệp. Tỷ giá hối đoái trên thị trường lúc cao, lúc thấp không kiểm soát được cũng gây nên thiệt hại cho doanh nghiệp. Thủ tục tiến hành vay vốn ngân hàng còn nhiều bất cập gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Thứ năm, một số hạn chế trong việc ban hành chính sách của cơ quan nhà

nước liên quan tới lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu: những chính sách và cơ chế quản lý hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của nhà nước được đưa ra nhiều khi chậm so với sự thay đổi của môi trường kinh doanh, chính vì có độ trễ như vậy nên nó cũng gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Hay như những quy định pháp lý của nhà nước thiếu chặt chẽ nên khi áp dụng dẫn đến có sự hiểu không đúng giữa các doanh nghiệp với cơ quan đó và cũng có thể làm ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu của công ty.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động KD NK của Cty cổ phần Tổng Bách Hóa. (Trang 44 - 46)