Những tiến bộ đã đạt đợc

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) trong ngành điện Việt Nam (Trang 31 - 33)

III. Đánh giá về công tác thu hút và sử dụng ODA

1. Những tiến bộ đã đạt đợc

Nguồn vốn ODA đã và đang đóng một vai trò hết sức quan trọng tới sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam. Trong thời gian qua, Việt Nam đã đạt đợc những tiến bộ đáng kể trong công tác thu hút và sử dụng vốn ODA. Nhiều dự án đầu t bằng vốn ODA đã hoàn thành và đợc đa vào sử dụng, góp phần tăng trởng kinh tế, xoá đói, giảm nghèo, điển hình nh dự án Nhà máy điện Phú Mỹ 2-1, thủy điện Hàm Thuận–Đa Mi, một số dự án giao thông trọng điểm nh Quốc lộ 5, Quốc lộ 1A (đoạn Hà Nội–Lạng Sơn, Vinh–Đông Hà–Quảng Ngãi), cầu Mỹ Thuận. Đạt đợc những tiến bộ trên là nhờ vào những nguyên nhân chủ yếu sau:

- Chính phủ luôn coi trọng việc hoàn thiện môi trờng pháp lý để quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA. Đến nay Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp quy về quản lý và sử dụng ODA tại Việt Nam nh: Nghị định số 17/2001/N-CP ban hành ngày 4 tháng 5 năm 2001 thay thế cho Nghị định 87/CP (ban hành năm 1997) về quản lý và sử dụng ODA, Nghị định số 90/1998/ N-CP ngày 7/11/1998 về Quy chế vay và trả nợ nớc ngoài; Quyết định 223/1999/Q-TTg ngày 7/12/1999 về Thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với các dự

án sử dụng vốn ODA; Quyết định 211/1998/Q-TTg ngày 31/10/1998 về Quy chế chuyên gia đối với các dự án ODA, v.v.

- Việc chỉ đạo thực hiện ODA của Chính phủ kịp thời và cụ thể nh đảm bảo vốn đối ứng, vấn đề thuế VAT đối với các chơng trình, dự án ODA, nhờ vậy nhiều vớng mắc trong quá trình thực hiện các chơng trình, dự án ODA đã đợc tháo gỡ.

- Công tác theo dõi và đánh giá dự án ODA có nhiều tiến bộ. Nghị định 17/2001/N-CP đã tạo khuôn khổ pháp lý tổ chức hệ thống theo dõi và đánh giá chơng trình, dự án ODA từ các Bộ, ngành trung ơng tới địa phơng và các Ban quản lý dự án. Chính phủ hoan nghênh và sẵn sàng hợp tác với nhà tài trợ để cùng đánh giá các chơng trình và dự án ODA.

- Chính phủ đã phối hợp chặt chẽ với các nhà tài trợ nhằm tăng cờng quản lý ODA, làm hài hoà thủ tục giữa Việt Nam và các nhà tài trợ để thúc đẩy tiến trình thực hiện các chơng trình, dự án ODA: Ngày 12-13 tháng 4 năm 2000, tại Đồ Sơn, Bộ Kế hoạch và ầu t đã phối hợp với 3 nhà tài trợ (ADB, Nhật Bản, WB) tổ chức Hội nghị lần thứ nhất về quản lý các dự án đầu t sử dụng vốn ODA nhằm xác định và tháo gỡ những vấn đề vớng mắc trong quá trình thực hiện ch- ơng trình, dự án ODA. Tiếp đó ngày 31 tháng 8 năm 2001, Hội nghị lần thứ 2 với nội dung trên đã đợc tổ chức tại Hà Nội nhằm cập nhật và đánh giá tình hình thực hiện các biện pháp đã đề ra để cải thiện quá trình thực hiện vốn ODA. - Năng lực thực hiện và quản lý các chơng trình, dự án ODA đã có bớc tiến bộ. Bằng nhiều hình thức đào tạo khác nhau và qua thực tế thực hiện dự án, nhiều cán bộ của Việt Nam từ cấp cơ quan quản lý vĩ mô tới các Ban quản lý dự án đã làm quen và tích luỹ đợc kinh nghiệm thực hiện và quản lý nguồn vốn ODA.

Tuy đã đạt đợc nhiều tiến bộ trong công tác thu hút và sử dụng vốn ODA, nhng không phải là không có những thách thức mà Việt Nam cần phải khắc phục, giải quyết trong thời gian tới.

0.43 0.737 0.9 1 1.242 1.35 1.65 1.527 0.725 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 tỉ USD 1.36*

Nguồn: UNDP.* số liệu của BKHĐT là 1.5 tỉ USD

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) trong ngành điện Việt Nam (Trang 31 - 33)