III. Thực trạng thu hút và sử dụng vốn ODA trong ngành điện
1. Xu hớng sử dụng vốn ODA trong ngành điện trong thời gian tới
Nguồn vốn ODA đã đóng vai trò là nguồn tài chính lớn nhất trong ngành điện, chiếm khoảng 46% tổng vốn đầu t cho ngành này. Với tổng vốn đầu t cho ngành điện Việt Nam chiếm khoảng 4-5 % GDP trong đó nhu cầu vốn ngoại tệ chiếm khoảng một nửa, cùng những hạn chế của các nguồn vốn đầu t khác của ngành điện, thì ODA sẽ vẫn là một nguồn tài chính quan trọng cho ngành điện trong giai đoạn tới, đặc biệt là trong thời gian 20 năm tới.
Mặc dù nguồn vốn ODA đem lại nhiều lợi ích cho ngành điện, nhng việc sử dụng vốn ODA xét về lâu dài không đảm bảo đợc yếu tố bền vững về tài chính do những điểm bất lợi của nó [Xem mục 3.2.2, Chơng 2], đặc biệt là gánh nặng trả nợ trong tơng lai và những rủi ro tài chính và chính trị mà Chính phủ phải gánh chịu cho ngành điện, cũng nh những ảnh hởng không nhỏ tới cơ cấu nguồn vốn đầu t cho các lĩnh vực khác nói chung và ngành điện nói riêng.
Hơn nữa, theo dự báo của các chuyên gia năng lợng, trong 5 năm tới các nhà tài trợ quốc tế sẽ chỉ cung cấp khoảng 300 triệu USD vốn ODA u đãi và không hoàn lại (tức khoảng 20% tổng nhu cầu vốn đầu t hàng năm) cho ngành điện mỗi năm.
Do vậy, cần phải có những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn này, cũng nh cần có những giải pháp sử dụng các nguồn vốn đầu t khác một cách hợp lý nhằm giảm thiểu rủi ro đầu t cũng nh tình trạng nợ nần cho thế hệ mai sau. Đây là một nhiệm vụ to lớn đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ của nhà nớc, của bộ chủ quản, của Tổng công ty điện lực và các ban quản lý dự án điện.