Các nguồn lực đầu vào

Một phần của tài liệu Môi trường đầu tư với sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (Trang 32 - 37)

17. 6. 1. Vốn

Qua hơn 15 năm đổi mới với chủ trương khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần, các doanh nghiệp nhỏ và vừa nước ta đã được nhà nước quan tâm hỗ trợ nhiều mặt, trong đó có sự hỗ trợ về mặt tín dụng. Trong 4 năm( 2000-2004), khối lượng tín dụng cho vay đối với doanh nghiệp dân doanh ( chủ yếu là DNNVV) tăng trưởng với tốc độ cao, khoảng 21-24% năm, dư nợ cuối năm 2004 gấp 2,2 lần so với cuối năm 2000, cho vay trung và dài hạn đã được mở rộng để tạo điều kiện cho các DNNVV mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng. Các tổ chức tín dụng đã có sự điều chỉnh cơ cấu vốn cho vay doanh nghiệp, bằng cách giảm dần tỷ trọng cho vay DNNN mở rộng cho doanh nghiệp dân doanh, làm tỷ trọng dư nợ đối với doanh nghiệp dân doanh tăng lên khoảng 18% vào cuối năm 2004 ( cuối năm 2001 là 12,6%), phù hợp với số lượng doanh nghiệp dân doanh tăng nhanh. Đối với việc vay vốn từ Quỹ hỗ trợ phát triển : đến nay, sau hơn 10 năm triển khai thực hiện Luật khuyến khích đầu tư trong nước mới có 2222 dự án được hưởng tín dụng ưu đãi từ quỹ với số tiền được hỗ trợ là 5.076 tỷ đồng.

Khu vực kinh tế Tổng số dự án

Cho vay ưu đãi Hỗ trợ lãi suất đầu tư Bảo lãnh tín dụng đầu tư Số dự án Số vốn (tỷ. đ) Số dự án Số tiền (tỷ. đ) Số dự án Vốn (tỷ. đ) DNNN 1.145 990 5.047 137 1.084 18 112 % 42,8 46,4 70,7 27,9 58,5 38,2 92,5 DNDD 1.525 1.143 2086 353 767 29 9 % 57,2 53,5 29,3 72,1 41,5 61,8 7,4 Tổng 2.670 2.133 7.133 490 1.851 47 121 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%

Nguồn: Bộ kế hoạch đầu tư

Ta thấy rằng mặc dù số lượng dự án của khu vực DNDD nhiều hơn khu vực DNNN nhưng tỷ trọng vốn vay ưu đãi vẫn thấp hơn nhiều so với doanh nghiệp nhà nước( tỷ lệ là 70,7% và 29,3%). Còn đối với hình thức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư con số cũng rất khiêm tốn với 490 dự án, với số tiền được hỗ trợ 1.851 tỷ đồng. Trong đó mỗi dự án DNNN được hỗ trợ 7,9 tỷ đồng còn DNDD chỉ được hỗ trợ 2,1 tỷ đồng. Như vậy trung bình mỗi dự án của DNNN được hỗ trợ gấp 3,7 lần so với DNDD. Rõ ràng ở đây vẫn có sự phân biệt trong cấp tín dụng từ quỹ đối với 2 thành phần kinh tế này.

Về bảo lãnh tín dụng, đã có 47 dự án được bảo lãnh tín dụng, với số tiền được bảo lãnh trên 121 tỷ đồng, như vậy mỗi dự án được bảo lãnh 2,5 tỷ đồng. Con số này cho thấy hình thức bảo lãnh tín dụng chưa được thực hiện tốt, mặc dù nhu cầu về bảo lãnh tín dụng của các doanh nghiệp là rất lớn, nhất là đối với những dự án vay vốn với lãi suất cao từ các ngân hàng thương mại. Thời gian qua việc huy động vốn còn mất cân đối và chưa tương xứng với vị trí của các DNNVV trong nền kinh tế. Nguyên nhân của tình trạng này là mặc dù các DNNVV đã được thừa nhận và khuyến khích phát triển, tuy nhiên vẫn chưa thoát ra khỏi những khó khăn khi tiếp cận với thị trường tín dụng chính thức. Vì vậy hầu hết các DNNVV huy động vốn từ thị trường tín dụng phi chính thức như từ gia đình, bạn bè, các hình thức góp hội..cho dù đôi khi phải trả lãi suất cao. Tất cả những hình thức huy động vốn phi chính thức này nằm ngoài tầm kiểm soát của nhà nước.

Nguồn vốn đầu tư của DNNVV bao gồm vốn huy động trong nước và vốn huy động từ nước ngoài, trong đó nguồn vốn trong nước là chủ yếu. Thực tế

cho thấy hầu hết các DNNVV ở nước ta được hình thành từ nguồn vốn trong nước, còn số lượng DNNVV có vốn đầu tư nước ngoài chiếm một số lượng rất nhỏ. Đối với nguồn vốn trong nước, vốn của DNNVV bao gồm :

-Nguồn vốn ngân sách: Ở Việt Nam hiện nay, nguồn vốn này chủ yếu là từ hoạt động thu thuế mang lại. Trong việc đầu tư cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nguồn vốn này chiếm một tỷ lệ nhỏ (chiếm 23% trong tổng vốn đầu tư phát triển của cả nước năm 2004)

-Nguồn vốn tín dụng: Nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể đáp ứng bằng khu vực tiền tệ chính thức và khu vực tiền tệ phi chính thức. Khu vực tiền tệ chính thức bao gồm các nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA, vốn hỗ trợ phát triển thông qua các ngân hàng phát triển, các quỹ hỗ trợ phát triển như ngân hàng dành cho người nghèo, quỹ phát triển nông thôn, quỹ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, quỹ tín dụng nhân dân, các nguồn tín dụng thương mại thông thường. Khu vực tài chính tiền tệ phi chính thức bao gồm các nguồn vốn từ tầng lớp cho vay nặng lãi, người thân, bạn bè…và đây cũng là nguồn vốn chính đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo thống kê 72% doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Hà Nội chưa vay được vốn của ngân hàng. Nguồn vốn của các doanh nghiệp này là 16% vay vốn của bạn bè, còn lại sử dụng vốn tự có, vốn vay gia đình và vốn vay ngoài tổ chức tín dụng với lãi suất trên 1%/ tháng. Còn các khoản vay của các tổ chức thì: 50% các khoản vay này dành cho doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ nhận được 16,5% tổng số khoản cho vay. Các ngân hàng thương mại quốc doanh dùng khoảng 55% khoản vay để cấp cho các doanh nghiệp Nhà nước trong khi chỉ cấp cho doanh nghiệp ngoài quốc doanh 14,7%. Ngân hàng công thương là ngân hàng cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vay nhiều nhất cũng chỉ đạt 21% các khoản vay (2003). Các ngân hàng thương mại quốc doanh cũng dành tới 32,5% cho các doanh nghiệp Nhà nước vay và chỉ có 22,6% được dành cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Các khoản vay trung hạn và dài hạn của các ngân hàng trong cả nước chiếm 34,5% trong đó phần lớn các khoản vay này dành cho doanh nghiệp Nhà nước (66,2%), doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ nhận được một phần ít ỏi là khoảng 5,4%. Nguyên nhân của việc này là do: các thủ tục vay vốn tín dụng của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng chính thức rất phức tạp làm cho chi phí giao dịch cao làm cho các khoản tín dụng này trở nên quá đắt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hơn nữa các quy định khắt khe về tài sản thế chấp và về các dự án đầu tư làm cho nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể đáp ứng được khi họ muốn vay vốn từ các tổ chưc tài chính. Sự phân biệt đối xử trong cách nhìn nhận của xã hội đối với khu vực kinh tế tư nhân (phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ) cũng tác động tiêu cực đến việc cấp tín dụng cho các doanh nghiệp này. Chính vì vậy, nếu doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp Nhà nước cùng có đủ các điều kiện như nhau thì thông thường cán bộ tín dụng sẽ cấp tín dụng cho DNNN và từ chối đối với DNTN.

-Vốn tự có của các doanh nghiệp : Vốn này được hình thành từ lợi nhuận để lại của doanh nghiệp bổ sung cho vốn kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đây là nguồn vốn chủ yếu. Các chủ doanh nghiệp trực tiếp bỏ vốn của mình ra đầu tư, có tới 70% số doanh nghiệp được thành lập theo hình thức này. Đối với DNNN thì nguồn vốn tự có của doanh nghiệp chỉ chiếm khoảng 25% tổng số vốn của doanh nghiệp. Vốn tự có của DNNN và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh liên tục tăng qua các năm, tuy nhiên tỷ trọng vốn tự có của các DNNN lại có xu hướng sút giảm do sự sút giảm của việc thành lập các DNNN.

-Vốn huy động từ dân cư: Trong những năm gần đây, các loại hình doanh nghiệp đã thu hút một lượng vốn đáng kể của dân cư, đưa nguồn vốn đó vào chu chuyển khắc phục một nghịch lí đã tồn tại nhiều năm là các doanh nghiệp thiếu vốn trầm trọng trong khi lượng vốn trong dân cư còn nhiều, khả năng tiềm ẩn chưa được khai thác. Trên thực tế, từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, vốn trong dân cư được huy động vào đầu tư phát triển ngày càng tăng Kết quả huy động vốn trong dân hàng năm tuy tăng nhanh nhưng cũng chỉ đạt ở mức thấp so với nguồn lực trong dân. Vấn đề đặt ra là tìm cơ chế, chính sách, giải pháp thích hợp nhằm khuyến khích các tầng lớp dân cư yên tâm đầu tư, tạo lòng tin và môi trường đầu tư hấp dẫn. Doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển thu hút khá nhiều vốn trong dân cư do tính chất hiệu quả, qui mô phù hợp, lượng vốn đòi hỏi không nhiều…do đó cần có những biện pháp thúc đẩy các doanh nghiệp này phát triển.

-Theo đánh giá mới đây nhất của ngân hàng thế giới về sự kém phát triển của kinh tế tư nhân Việt Nam trong thời gian qua là do sự kém phát triển của hệ thống ngân hàng đã cản trở sự luân chuyển các nguồn tài chính từ người tiết kiệm tới người đầu tư. Sự lệ thuộc của DNNVV vào nguồn vốn phi chính thức cho thấy mức độ ảnh hưởng của chính sách tài chính, tín dụng đối với các doanh nghiệp này là không lớn. Sự phụ thuộc đó gây thiệt hại cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh do chúng phải chịu chi phí giao dịch và lãi suất cao hơn nhiều lần. Lãi suất đối với các khoản vay từ khu vực phi chính thức có thể gấp 3 lần so với lãi suất từ khu vực chính thức.

Hiện nay các DNNVV tư nhân ít sử dụng các dịch vụ ngân hàng cho các giao dịch mua bán và họ thực sự thấy kém bình đẳng hơn so với khu vực kinh tế nhà nước khi phải đối mặt với các điều khoản vay vốn

Chính phủ thường sử dụng chính sách tín dụng như một chính sách điều tiết lượng cung tiền và giúp các doanh nghiệp giải quyết khó khăn về vốn. Trong thời gian qua tuy chính sách tín dụng của Việt Nam đã và đang dần được cải thiện tuy nhiên tác động của chính sách tín dụng này là không

lớn.Trong khi mà các chính sách của chính phủ là khuyến khích các DNNVV vay vốn thông qua các nguồn vốn ưu đãi thì nhiều DNNVV không biết làm thế nào để tiếp cận được với nguồn vốn vay ưu đãi của nhà nước và của các ngân hàng, thậm chí có doanh nghiệp đã tiếp cận được với các thủ tục vay vốn ưu đãi nhưng thấy quá phức tạp và tốn kém cả về chi phí và thời gian. Hầu hết các DNNVV có quy mô nhỏ, vốn ít luôn trong tình trạng thiếu vốn sản xuất kinh doanh, các DNNVV ở thành phố Hồ Chí Minh có tiềm lực về vốn cao hơn nhiều so với các DNNVV khác trong cả nước, tuy nhiên so với nhu cầu thực tế của quá trình sản xuất kinh doanh thì vẫn còn khoảng cách xa. Số doanh nghiệp có quy mô vốn từ 500 triệu đồng trở xuống chiếm khoảng 45,6%, số có quy mô từ 10-50 tỷ chiếm khoảng 1,6% do đó có thể thấy phần lớn các doanh nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ trọng lớn( 82%). Mặc dù rất thiếu vốn để sản xuất kinh doanh nhưng các DNNVV lại gặp khó khăn trong tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, làm cho tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau tăng lên.

Hiện tượng các ngân hàng dư thừa vốn trong khi các DNNVV lại thiếu vốn và phải đi vay ở thị trường không chính thức vừa tác động xấu đến hoạt động của ngân hàng lại vừa không hỗ trợ được cho các DNNVV gây thiệt hại cho toàn xã hội. Nguyên nhân của tình trạng này được cho là có nguồn gốc từ 2 yếu tố đó là đòi hỏi phải có những đảm bảo công khai như tài sản cố định, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…trong khi DNNVV thường thiếu những tài sản thế chấp này và yếu tố thứ 2 là do bảo lãnh ngầm cho doanh nghiệp nhà nước, vì là doanh nghiệp của nhà nước nên nếu làm ăn thua lỗ thì đã có nhà nước trả.

Bên cạnh những nguyên nhân trên thì nguyên nhân không kém phần quan trọng xuất phát từ chính các DNNVV. Một trong những nguyên nhân cơ bản khiến việc tiếp cận vốn tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam còn rất hạn chế do doanh nghiệp không hiểu về cơ chế tín dụng của ngân hàng thương mại, có tâm lý sợ thủ tục vay vốn của ngân hàng rườm rà, phức tạp, việc giải quyết cho vay của ngân hàng khó khăn. Phần lớn các DNNVV

thiết lập thủ tục vay vốn của ngân hàng không đúng quy định mà ngân hàng yêu cầu.

Nhiều doanh nghiệp, nhất là các công ty TNHH, tài sản pháp nhân và tài sản cá nhân lẫn lộn, thiếu minh bạch nên ngân hàng rất khó thẩm định, đánh giá về năng lực thực sự của khách hàng. Hệ thống sổ sách kế toán, nội dung và phương pháp hạch toán kế toán của doanh nghiệp thường không đầy đủ, chính xác và thiếu minh bạch. Năng lực tài chính nội tại của doanh nghiệp yếu, các hệ số tài chính không đảm bảo theo yêu cầu của ngân hàng, không xác định rõ ràng được dòng tiền lưu chuyển bởi vậy không tính toán được đúng khả năng trả nợ trong tương lai. Một số lớn các DNNVV lập phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư còn mang nặng tính chủ quan, áp đặt của lãnh đạo doanh nghiệp, hoặc dựa trên kinh nghiệm thuần tuý.Nội dung của phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư đôi khi được thiết lập sơ sài, bởi vậy thiếu thuyết phục ngân hàng khi xem xét thẩm định cho vay.

Ở một số doanh nghiệp, việc điều hành sản xuất kinh doanh của lãnh đạo thiếu bài bản, mang nặng tính gia đình. Trong quan hệ với ngân hàng còn thiếu kinh nghiệm, việc bố trí cán bộ quan hệ giao dịch với ngân hàng không hợp lý, cán bộ có tư tưởng e ngại, thiếu tự tin trong quan hệ, khả năng thuyết trình, đàm phán với ngân hàng. Đây chính là những vấn đề mà các DNNVV cần lưu tâm và khắc phục, nếu khắc phục tốt những điểm hạn chế này thì chắc chắn vay vốn ngân hàng dễ dàng hơn nhiều. Các ngân hàng cần đổi mới cơ chế, chính sách tín dụng theo nguyên tắc thị trường và nâng cao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các tổ chức tín dụng, cải tiến thủ tục cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo hướng đơn giản, rõ ràng hơn, tiếp tục cải tiến quy trình cho vay nhằm rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay. Đồng thời cần đa dạng hoá hơn nữa các hình thức bảo đảm tín dụng để thích ứng với đặc điểm của các DNNVV, tiếp tục nghiên cứu và triển khai mạnh việc phát triển và hoàn thiện các dịch vụ ngân hàng mới như dịch vụ tư vấn, môi giới đầu tư chứng khoán, bảo quản vật có giá, cung cấp các dịch vụ sản phẩm bảo hiểm, uỷ thác...

Một phần của tài liệu Môi trường đầu tư với sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (Trang 32 - 37)