Mặt bằng phục vụ sản xuất kinh doanh hiện nay là vấn đề bức xúc nhất đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các DNNVV.
Tình trạng khá phổ biến trong thời gian qua đó là trong khi nhiều DNNN được giao đất và sử dụng đất không có hiệu quả, đất đai bỏ hoang và sử dụng không đúng mục đích thì các doanh nghiệp tư nhân lại gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm đất đai làm mặt bằng kinh doanh.
DNNVV có thể có được mặt bằng sản xuất thông qua các hình thức sau:
- Thuê đất của nhà nước: thông thường để thuê được đất của nhà nước phục vụ sản xuất DNNVV phải làm rất nhiều thủ tục ở cả 3 cấp với gần 25 con dấu và chữ kí khác nhau và với rất nhiều thời gian từ 1,5-5 năm, chi phí ( kể cả chi phí đi lại và chi phí tiêu cực ), ngoài ra doanh nghiệp phải thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng kèm theo các khoản chi phí hỗ trợ như hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, hỗ trợ địa phương xây dựng cơ sở hạ tầng…với chi phí cao.Theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp khi hoàn tất các thủ tục này thì cơ hội kinh doanh qua đi và phần lớn vốn tự có của doanh nghiệp đã chi để có đất nên đã hạn chế phần vốn dành cho sản xuất kinh doanh.
- Thuê lại diện tích sử dụng đất chưa sử dụng hết của các DNNN. Xuất phát từ lý do trước đây các DNNN được nhà nước giao đất để sản xuất kinh doanh, đến nay chuyển đổi nền kinh tế đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải có sự năng động cao, nhiều doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả, hoạt động cầm chừng, không sử dụng hết diện tích đất được giao, nhưng không trả lại cho nhà nước và các doanh nghiệp này cho các DNNVV thuê lại một phần để sản xuất kinh doanh
Thời hạn thuê đất trong các trường hợp này thông thường là ngắn, do đó doanh nghiệp không yên tâm sản xuất, đầu tư vào công nghệ. Mặt khác việc thuê lại đất chưa sử dụng hết của DNNN là bất hợp pháp, các DNNVV thuê đất không thể mang tài sản này để thế chấp, cầm cố vay vốn ngân hàng để có thêm vốn đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ.
- Thuê quyền sử dụng đất của các cá nhân : Việc thuê đất của các cá nhân để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng mang tính bất ổn cao.Giống như trường hợp thuê lại đất sử dụng chưa hết của DNNN, thời gian thuê đất của cá nhân ngắn, ngoài ra tính rủi ro cao vì trong nhiều trường hợp chủ đất
thấy khi doanh nghiệp làm ăn có lãi đã đòi lại đất để kinh doanh cùng mặt hàng, hoặc đòi tiền thuê đất cao hơn, để cho doanh nghiệp khác thuê nên cũng không khuyến khích đầu tư lâu dài.
- Chủ đầu tư sử dụng nhà xưởng hiện có để tiến hành sản xuất kinh doanh, hình thứ này chủ yếu tập trung ở các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thương mại hoặc sản xuất quy mô hộ gia đình.
- Thuê đất trong các KCN, cụm công nghiệp: đối với các KCN có cơ sở hạ tầng tốt, chi phí thuê đất thường cao và yêu cầu doanh nghiệp trả tiền một lần, với giá thấp nhất khoảng 20-22USD/m2. Nếu giả sử một DNNVV có vốn đầu tư khoảng 10 tỷ đồng,cần diện tích khoảng 0,5ha và giá thuê đất tại khu công nghiệp là khoảng 20USD/m2 (đây là giá thuê đất thấp nhất và ở các địa phương có điều kiện khó khăn, còn tại các địa phương có điều kiện kinh tế xã hội phát triển thì giá cho thuê lại đất trong các KCN cao gấp 2-3 lần), thì chi phí này của doanh nghiệp đã chiếm 1/5 tổng vốn của doanh nghiệp, với số vốn còn lại doanh nghiệp rất khó đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ tiên tiến.
Như vậy tiếp cận với quyền sử dụng đất để làm mặt bằng sản xuất kinh doanh là vấn đề khó khăn nhất đối với đầu tư mới cũng như đầu tư mở rộng của các DNNVV.Số đất nhà nước để cho thuê là quá ít so với nhu cầu, ví dụ ở Hà Nội từ năm 1994-2000 chỉ có 376 DNDD thuê được đất của nhà nước để phục vụ sản xuất kinh doanh trong khi đó chỉ tính riêng 10 tháng đầu năm 2002 đã có 400 doanh nghiệp có nhu cầu thuê đất. Điều tra của Ban quản lý khu công nghiệp cho thấy 66,7% doanh nghiệp gặp quá nhiều khó khăn trong tìm kiếm mặt bằng kinh doanh, 44,4% không đủ kiên nhẫn vì thủ tục thuê đất quá vòng vèo và không rõ ràng, đùn đẩy trách nhiệm giữa cơ quan này và cơ quan khác.Tình hình này cũng diễn ra ở các địa phương khác nhất là ở các thành phố và vùng đô thị.
Để thực hiện đầu tư đại đa số các DNNVV phải tự xoay xở kiếm mặt bằng sản xuất kinh doanh. Trong trường hợp này chi phí đầu tư của doanh nghiệp là rất lớn, nhưng nghịch lý ở chỗ là doanh nghiệp sau khi đã chi ra một khoản tiền lớn để có được mặt bằng kinh doanh thì nó vẫn không thuộc sở hữu của doanh nghiệp, điều này không chỉ gây thiệt hại cho các nhà đầu tư, cho các
doanh nghiệp mà nó còn làm tổn hại đến nền kinh tế xã hội, vì đất đai và quyền sử dụng đất đai nói trên đã không trở thành vốn luân chuyển để vốn thu hút thêm vốn và tạo ra vốn mới để phát triển kinh tế xã hội.
19. 6.3.Công nghệ
20. 6.3.1 Tình trạng công nghệ của các DNNVV
Thực trạng công nghệ doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam là kết quả về mặt công nghệ của quá trình hình thành và phát triển trong bối cảnh lịch sử cụ thể và những yếu tố khác. Ở Miền Bắc, các máy móc thiết bị của ta có được đa số do việc trợ giúp từ nước ngoài với mức độ công nghệ là trung bình và lạc hậu. Ở miền Nam, các máy móc thiết bị của chủ doanh nghiệp dựa trên cơ sở kế thừa của các doanh nghiệp thành lập trước năm 1975. Chính vì vậy, hầu hết các máy móc thiết bị miền Nam đều ở trình độ trung bình và thấp.
Từ khi có chính sách đổi mới do Đảng ta khởi xướng nhất là trong những năm gần đây do sự thay đổi về cơ chế quản lý, áp lực về đổi mới công nghệ ngày càng gia tăng nên nhiều DNNVV đã bỏ ra những khoản tiền lớn để mua sắm máy móc thiết bị và công nghệ mới. Điều này đã tạo ra một số sản phẩm cạnh tranh, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng trong nước và một phần cho xuất khẩu. Nhưng nhìn tổng thể, máy móc thiết bị và công nghệ DNNVV còn lạc hậu. Thậm chí cả doanh nghiệp Nhà nước sau khi tổ chức sắp xếp lại phần lớn vẫn là quy mô vừa và nhỏ và trình độ công nghệ thấp, trừ một số ngành mới có công nghệ tương đối hiện đại như năng lượng, viễn thông, điện tử, tin học. Theo điều tra xã hội học của nhóm nghiên cứu dự án về mức độ hiện đại của công nghệ ở hai thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, nói chung phần lớn máy móc thiết bị và công nghệ của doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn còn lạc hậu.
Trình độ công nghệ máy móc thiết bị đang sử dụng trong sản xuất của các ngành công nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh thể hiện trong bảng sau:
Bảng 6: Trình độ công nghệ của DNNVV ở thành phố Hồ Chí Minh năm 2005
Ngành công nghiệp Tổng số(%)
Trình độ công nghệ so với thế giới Hiện đại(%) Trung bình(%) Lạc hậu
Tổng số Trong đó Thực phẩm Thuốc lá Dệt nhuộm May mặc Da và vải da Vật liệu xây dựng In Hoá chất Cao su, nhựa Điện tử 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 10 9,5 4,3 20,4 12,5 1,8 16 15,6 5 28,6 38 25 100 38,3 51 43,7 48,2 56 40,4 40,6 57,1 52 65,5 57,4 28,6 43,8 50 28 44 54,4 14,3 Nguồn: Viện NCQLKTTW
Theo đánh giá của Trung tâm nghiên cứu và phát triển DNNVV Đại học Wollongong (Úc) cho rằng các DNNVV Việt Nam sử dụng máy móc thiết bị và kĩ thuật lạc hậu so với mức trung bình thế giới 3-4 thế hệ ( không kể những doanh nghiệp hoàn toàn không sử dụng máy móc chỉ sử dụng cơ bắp). Hơn nữa tốc độ đổi mới quá chậm chỉ có 10% /năm. Các doanh nghiệp Việt Nam không sử dụng hết công suất của mình, hiện nay vẫn còn bộ phận không nhỏ DNNVV chỉ sử dụng dưới 70% công suất các thiết bị. Nguyên nhân trực tiếp là do máy móc được trang bị không đồng bộ và công nghệ lạc hậu.
Ngay tại địa bàn Hà Nội là một trong số ít địa phương có trình độ khoa học công nghệ và tốc độ đổi mới khoa học công nghệ cao nhất nước thì tỷ lệ chung về thiết bị hiện đại và tương đối hiện đại cũng chỉ đạt 36-38% tài sản cố định của các doanh nghiệp công nghiệp. Trình độ cơ khí hoá và tự động hoá của DNNVV Việt Nam còn hết sức thấp kém, điều đó được thể hiện ở bảng sau:
DNNN DNDD Doanh nghiệp
liên doanh Tính chung
1.Trình độ tự động hoá
0% công việc 25,3 31,3 - 21,74
5-10% công việc 1,2 17,24 - 4,35
10-20% công việc 20,48 3,5 15,38 15,94
Trên 20% công việc 38,55 20,69 80,77 42,75
2.Trình độ cơ khí hoá
30-50% công việc 37,35 20,69 80,77 42,03
50-60% công việc 13,25 20,69 - 12,32
Trên 60% công việc 44,58 41,38 3,85 26,23
Nguồn: Điều tra của Jica-2005
Về trình độ công nghệ trong sản xuất các sản phẩm đầu vào cho các doanh nghiệp thì do không có khả năng về công nghệ nên mức độ nội địa hoá nguyên liệu đầu vào không cao. Hiện nay điều đáng chú ý là nguyên liệu đầu vào của rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đều
có thể sản xuất được trong nước(dạng tự nhiên hoặc sơ chế), tuy nhiên do trình độ công nghệ còn thấp nên chi phí bị dội lên, trong khi sản phẩm cùng loại nhập khẩu có chất lượng cao và rẻ hơn.
21. 6.3.2. Đầu tư cho khoa học công nghệ của nhà nước
Đầu tư cho khoa học công nghệ được hình thành từ nguồn ngân sách nhà nước, vốn của doanh nghiệp và từ nước ngoài.
Năm 2004 là năm thứ 5 nhà nước thực hiện đầu tư từ ngân sách nhà nước cho hoạt động Khoa học công nghệ, đạt 2% tổng chi của ngân sách nhà nước ( bao gồm cả chi cho đầu tư phát triển trong lĩnh vực môi trường, đầu tư cơ bản và một số lĩnh vực khác)
Bảng 7: Đầu tư cho KHCN từ ngân sách nhà nước
Nội dung 2003 2004 Tổng chi KH-CN( tỷ. đ) 3.180 3.727 Tăng trưởng (%) 21,3 17,2 Tổng chi NSNN 158.020 182.875 Chi KH-CN/NSNN(%) 2 Nguồn: Bộ KHCNTN&MT
Tuy đầu tư cho khoa học công nghệ còn của Việt Nam tăng nhanh qua các năm nhưng vẫn còn mang nặng tính dàn trải và không đúng trọng tâm, thấp hơn nhiều so với các nước công nghiệp mới ở Châu Á.
Bảng 8:So sánh về đầu tư cho R&D của Việt Nam và một số nước trong khu vực Tổng chi cho R&D Tỷ trọng chi cho R&D so GDP Đầu tư R&D/người Tỷ trọng chi của NSNN/tổng Chi cho R&D
Philippin 51 0,078 0,7 58,8 Việt Nam 150 0,47 1,78 81 Singapore 1489 1,8 384,4 38,3 Malaysia 195 0,2 9,3 40 Indonesia 187 0,092 1,0 53,5 Thái Lan 197 0,175 3,2 78,7 Trung Quốc 6655 0,693 5,3 55,1 Hàn Quốc 8089 2,689 174,2 27,5 Nhật Bản 122275 2,913 969,9 28
Nguồn: Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia-CIEM-UNDP- 2005
Việc chậm đổi mới công nghệ sẽ dẫn đến các doanh nghiệp Việt Nam tới nguy cơ tụt hậu về công nghệ, chất lượng sản phẩm sản xuất ra chất lượng không cao, trong khi giá thành
cao, tiêu hao nhiều nguyên liệu và nguy cơ gây ô nhiễm cao, có thể dẫn đến việc hàng hoá của các nước xung quanh có nền công nghiệp cao hơn sẽ dần chiếm lĩnh thị trường nội địa, nguy cơ cao hơn nữa là nền công nghiệp của chúng ta sẽ bị đè bẹp.
22.