1.2.Vốn đầu tư thực hiện và quy mô vốn đầu tư trung bình

Một phần của tài liệu Môi trường đầu tư với sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (Trang 48 - 50)

II. Kết quả và hiệu quả của môi trường đầu tư với sự phát triển của DNN

27. 1.2.Vốn đầu tư thực hiện và quy mô vốn đầu tư trung bình

Tổng vốn đầu tư của DNNVV

Trong những năm qua thì do thu hút được đông đảo lực lượng lao động, bên cạnh đó còn thu hút được một lượng vốn nhàn rỗi đáng kể nên DNNVV phát triển nhanh chóng về số lượng tuy nhiên quy mô vốn đầu tư của DNNVV là còn nhỏ. Số lượng vốn huy động được qua đăng kí thành lập mới và mở rộng kinh doanh tăng lên mạnh mẽ và được phân bố rộng khắp cả nước. Nếu như giai đoạn 1991-1999 tổng vốn đăng kí chỉ là 25.742 nghìn tỷ đồng thì trong 4 năm 2000-2004 số vốn đăng kí tăng lên 213.030 nghìn tỷ đồng, đưa tổng vốn đầu tư của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng lên đến 229.383.903 tỷ đồng trong đó năm sau luôn cao vượt bậc so với năm trước.

Bảng 11: Vốn đầu tư của DNNVV năm 2000-2005

Tổng số Đơn vị 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng vốn đầu tư Tỷ đồng 18.032 27.053 38.530 58.199 73.636 92045 % phát triển liên hoàn 100 150 142 151 131 125 Vốn bình quân cơ sở Triệu đồng 27.331 31.431 35.202 42.243 48.580 69.469 % phát triển liên hoàn 100 115 111 120 115 142 Vốn bình quân đầu người Triệu đồng 171 194 215 241 278 301 % phát triển liên hoàn 100 113 110 112 115 108

Nguồn: Bộ kế hoạch đầu tư

Năm 2002, vốn đầu tư của DNNVV là 38.530 nghìn tỷ, tăng 50% so với cùng kì năm trước; năm 2003 là 58.199 nghìn tỷ tăng 51%, năm 2004 là 76.636 nghìn tỷ tăng 31% và năm 2005 là 92.045 tỷ đồng tăng 25%.

Số vốn đầu tư thực tế là vấn đề nhiều người quan tâm. Cho đến nay chưa có điều tra thực tế đầy đủ để so sánh số vốn đăng kí với số vốn đầu tư thực hiện, tuy nhiên khảo sát thực tế ở một số khu cụm công nghiệp cho thấy doanh nghiệp tư nhân trong nước đang là các nhà đầu tư chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn, chỉ riêng số vốn đầu tư thực tế của các doanh nghiệp tư nhân thực

hiện tại các khu cụm công nghiệp đã cao hơn số vốn đăng kí ở địa phương trong cùng kì. Ví dụ, ở Nam Định số vốn đăng kí của các doanh nghiệp năm 2002 là 84,5 tỷ thì số vốn đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp Hoà Xá đã lên tới gần 700 tỷ trong cùng kì. Còn ở Lào Cai thì trong khi vốn đăng kí kinh doanh năm 2002 chỉ khoảng 93 tỷ thì vốn đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp là 422 tỷ.

Vốn đầu tư trung bình

Kết quả tổng điều tra cơ sở kinh tế hành chính sự nghiệp năm 2004 cho thấy số vốn đầu tư bình quân đầu người của một doanh nghiệp nhỏ (có 10-49 người) vào khoảng 178 triệu đồng cao hơn mức bình quân chung là 159 triệu đồng, trong khi đó số vốn đầu tư bình quân đầu người của một doanh nghiệp vừa là khoảng 442 triệu đồng, gấp rưỡi mức bình quân chung của các doanh nghiệp lớn.

Bên cạnh tổng mức vốn đầu tư của DNNVV liên tục tăng lên thì mức vốn đầu tư trung bình của DNNVV liên tục tăng nhanh qua các năm.Từ mức vốn đầu tư bình quân cơ sở năm 2000 chỉ có 27.331 triệu đồng thì đến năm 2005 đã là 69.469 triệu đồng.

Tuy nhiên so với doanh nghiệp lớn thì DNNVV có mức vốn đầu tư bình quân cơ sở thấp hơn, trong khi của doanh nghiệp lớn là 229.157 triệu đồng thì của DNNVV là 48.580 triệu đồng. Sỡ dĩ có mức chênh lệch lớn như vậy là do tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp lớn cao hơn nhiều và số doanh nghiệp lớn cũng chiếm tỷ trọng thấp.

Một phần của tài liệu Môi trường đầu tư với sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w