Đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Môi trường đầu tư với sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (Trang 75 - 78)

II. Kết quả và hiệu quả của môi trường đầu tư với sự phát triển của DNN

7. Đào tạo nguồn nhân lực

Lực lượng lao động ở Việt Nam đông về số lượng nhưng không mạnh về chất lượng. Hiệu quả lao động thấp làm giảm ưu thế tiền lương rẻ ở Việt Nam. Tỷ lệ lao động phổ thông trong số người tìm việc còn quá cao là một vấn đề khó khăn trong giải quyết việc làm. Vì vậy, cần gắn những biện pháp đào tạo bồi dưỡng nghề nghiệp với chính sách lao động. Nhà nước cần thành lập và khuyến khích thành lập các trung tâm dạy nghề theo yêu cầu của thị trường. Để có thể phát triển một thị trường lao động có chất lượng đáp ứng nhu cầu của người sử dụng lao động thì Nhà nước cần ưu tiên đầu tư cho công tác dạy nghề, muốn vậy cần có các chính sách cụ thể:

- Huy động vốn từ các nguồn khác nhau như : huy động vốn từ đóng góp của người học, của người sử dụng lao động, sử dụng nguồn vốn vay hoặc nguồn vốn của các tổ chức quốc tế…

- Nhà nước còn cần phải tổ chức tốt khâu quản lý công tác dạy nghề có như vậy thì công tác đào tạo nghề mới có hiệu quả.

Bên cạnh việc đào tạo lực lượng lao động thì cũng cần chú trọng đào tạo chủ doanh nghiệp, cán bộ quản lý điều hành doanh nghiệp :

- Cần đa dạng các loại hình đào tạo bồi dưỡng theo nhiều hình thức khác nhau để phù hợp với nhu cầu học tập đa dạng của chủ doanh nghiệp và các cán bộ quản lý, điều hành doanh nghiệp nhỏ và vừa

- Chương trình nội dung đào tạo phải phù hợp với quản lý kinh doanh trong cơ chế thị trường, các lý thuyết đương đại về quản lý. Mặt khác chương trình phải đảm bảo tính thực tiễn của sản xuất kinh doanh trong nước và hướng vào giải quyết những vấn đề vướng mắc của thực tiễn quản lý, thực tiễn điều kiện thị trường Việt Nam đang có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

8. Công nghệ

Để đẩy mạnh sự phát triển của công nghệ phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì Chính phủ cần có các giải pháp sau:

- Chính phủ cần cung cấp các thông tin về công nghệ đến các DNNVV một cách kịp thời để giúp các DNNVV thoát khỏi tình trạng thiếu hiểu biết về thông tin công nghệ dẫn đến dễ dàng nhập hoặc nhận chuyển giao các công nghệ quá lạc hậu biến Việt Nam thành bãi thải công nghiệp cho các nước phát triển.

- Chính phủ cần loại bỏ các trở ngại trong chính sách chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam như loại bỏ quy định quá phiền phức khi phê duỵêt các hợp đồng chuyển giao công nghệ của Bộ Khoa học công nghệ và môi trường.

- Nhà nước cần cho phép các DNNVV thực hiện khấu hao nhanh tài sản cố định, máy móc thiết bị như một khoản chiết khấu khi xác định thuế lợi tức để khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ và đầu tư vào máy móc thiết bị mới nhằm đẩy nhanh năng lực công nghệ của DNNVV.

- Khuyến khích phát triển công nghệ thông tin, giảm chi phí sử dụng thư điện tử, thương mại điện tử nhằm tăng các cơ hội nắm bắt thông tin về thị trường và công nghệ của các DNNVV, giảm hơn nữa cước viễn thông quốc tế với mức độ hợp lý nhằm tăng cường sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam.

- Chính phủ cần nghiên cứu nới lỏng các quy định nghiêm ngặt trong việc nhập máy móc thiết bị đã qua sử dụng. Trong các trường hợp nhất định Chính phủ cần cho phép nhập khẩu các thiết bị có đủ điều kiện kĩ thuật để giúp các doanh nghiệp tăng cường sức cạnh tranh và tiết kiệm chi phí mà vẫn không biến đất nước thành nơi chứa các máy móc thiết bị hỏng.

Kết luận

Chính phủ các nước nói chung và Chính phủ Việt Nam nói riêng có vai trò quan trọng trong việc khuyến khích DNNVV phát triển. Các chính sách của Chính phủ đề ra luôn cố gắng tạo ra một sân chơi bình đẳng cho DNNVV theo hướng cải thiện môi trường đầu tư cho DNNVV .

Để có một hệ thống cơ chế và chính sách hợp lý, có hiệu quả cần phải có sự nỗ lực từ hai phía : Chính phủ và DNNVV. Chính phủ có trách nhiệm ban hành cơ chế chính sách và khuôn khổ pháp lý, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, còn doanh nghiệp có trách nhiệm phải tham gia và thực hiện các chính sách trên một cách nghiêm túc.

Qua phân tích và đánh giá thực trạng của môi trường đầu tư tại Việt Nam chúng ta thấy rằng nỗ lực cải cách môi trường đầu tư tại Việt Nam trong thời gian qua là rất lớn và đem lại nhiều kết quả đáng khích lệ, rất nhiều vướng mắc trong hoạt động đầu tư của DNNVV đã từng bước được tháo gỡ.Tuy nhiên môi trường đầu tư còn nhiều rủi ro, chi phí đầu tư cao, hệ thống tài chính ngân hàng chưa hoàn thiện, chính sách thuế, kết cấu hạ tầng chưa phát triển…Để có thể tiếp tục thu hút hơn nưa mọi nguồn lực trong dân phục vụ cho công cuộc CNH-HĐH đất nước, những hạn chế trên chắc chắn phải được giải quyết trong các lần sửa đổi luật đầu tư trong thời gian sắp tới, cụ thể là việc Luật đầu tư chung sẽ có hiệu lực vào tháng 7/2006 sắp tới nhằm làm thông thoáng hơn nữa môi trường đầu tư cho DNNVV.

Một phần của tài liệu Môi trường đầu tư với sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w