- Qúa nhỏ bé ảnh hưởng của luật VAT từ năm 2003.
PHẦN II GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN.
HUY ĐỘNG VỐN.
2.1 NHU CẦU VỐN CỦA XÍ NGHIỆP XÂY LẮP ĐIỆN TRONG THỜI GIAN TỚI. GIAN TỚI.
Căn cứ vào mục tiêu của chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội của nước ta và những nguyên tắc cơ bản của chính sách định hướng phát triển kinh tế. Thì công nghiệp điện là một trong những ngành ưu tiên phát triển để phục vụ cho CNH- HĐH đất nước. Để đảm bảo xây Dựng thắng lợi CNXH. Xí nghiệp xây lắp điện tuy chỉ là một đơn vị trực thuộc Công ty điện lực 1, mặc dù thời gian thành lập và hoạt động chưa lâu nhưng Xí nghiệp đã xác định rất rõ nhiệm vụ và mục tiêu phát triển của Xí nghiệp phải gắn liền với định hướng chung của Đảng và của Nhà nước. Trước tình hình đó, việc huy động vốn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh và sản xuất phát triển có hiệu quả là tối quan trọng.
2.1.1. Căn cứ vào nhu cầu phát triển lưới điện
Sự nghiệp đổi mới của Việt Nam gắn liền với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ở mức toàn diện. Với mục tiêu này xây dựng kết cấu hạ tầng về giao thông, viễn thông, du lịch và phát triển các vùng lãnh thổ đã tạo ra nhu cầu lớn hơn, thị trường lớn hơn cho công nghiệp Điện lực. Chính sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đã đem lại cơ hội phát triển cho Ngành Điện lực Việt Nam về cả quy mô và phạm vi.
Nhu cầu điện tăng trưởng bình quân từ năm 1990 đến 1999 là 13,5%. Riêng hai năm 2001 và 2002 tăng trưởng 15%. Nhiều địa phương có mức độ
tăng trưởng vượt bậc. Ví dụ: tỉnh Bắc Ninh năm 2000 và 2001 tăng 20%, tỉnh Đồng Nai năm 2001 và 2002 tăng 26%, tỉnh Bình Dương năm 2002 tăng hơn 40%. Sự xuất hiện các khu công nghiệp, khu chế xuất, các làng nghề và công nghiệp hoá nông nghiệp sẽ mở ra cho công nghiệp điện lực một thị trường rộng lớn. Với sự tăng trưởng GDP năm 2002 của nước ta là hơn 7%, chỉ đứng sau Trung Quốc ở khu vực Châu á và ổn định trong nhiều năm cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của chúng ta là ổn định và tăng trưởng kinh tế luôn gắn liền với công nghiệp Điện lực trong thời kỳ công nghiệp hoá.
Nhằm tăng cường sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, trong những năm qua lưới truyền tải và phân phối điện đã được xây dựng, cải tạo với một khối lượng đáng kể.
Tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu ngày càng phát triển của phụ tải điện, trong thời gian tới hệ thống truyền tải và phân phối điện cần được phát triển đồng bộ cả về khối lượng và chất lượng trên phạm vi toàn quốc.
Theo kế hoạch cải tạo và phát triển lưới điện của Ngành điện Việt Nam (EVN) trong những năm tới, khối lượng xây dựng đường dây và trạm biến áp được dự kiến như sau:
- Về lưới truyền tải: Phát triển lưới truyền tải 220kV-500kV nhằm nâng cao độ tin cậy cung cấp điện và giảm tổn thất điện năng trong lưới truyền tải, bảo đảm huy động thuận lợi các nguồn điện trong hai chế độ vận hành khác biệt: mùa khô, mùa nước; phát triển mạng lưới 110kV thành mạng lưới điện khu vực và cung cấp trực tiếp cho phụ tải. Trong giai đoạn sắp tới nhu cầu đầu tư phát triển trên 15.000 km đường dây và trên 50.000 MVA dung lượng các trạm biến áp của lưới truyền tải.
- Đặc biệt việc phát triển lưới điện cung cấp cho Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, các thành phố, các khu đô thị, các khu vực kinh tế trong cả nước; đặc biệt các tam giác kinh tế Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh; Thành phố Hồ Chí Minh -Đồng Nai- Vũng Tàu; Thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dương... là một đòi hỏi bức thiết, điều kiện cần thiết cho việc phát triển kinh tế cho khu vực này.
- Về chương trình phát triển lưới điện phân phối: Nhu cầu xây dựng 300.000 km đường dây trung thế và hạ thế; 200.000 MVA dung lượng các trạm biến áp phụ tải.
Bảng 2.1: Khối lượng xây dựng đường dây và trạm biến áp đến năm 2010
Giai đoạn Đường dây tải điện ( km ) Trạm biến áp ( MVA ) 110kV Trung áp Hạ áp 110kV Trung áp 2002-2006 2.831 28.000 60.000 10.210 5.000 2007-2011 6.193 40.000 93.000 10.000 1.000
Như ở phần II đã phân tích, trong những năm 2003, 2004, 2005 tình hình tài chính ở Xí nghiệp đã có những tiến bộ đáng ghi nhận, nhưng bên cạch đó, vẫn còn nhiều yếu kém, nhược điểm về công tác tài chính làm cho hiệu quả kinh doanh còn nhiều biến động và chưa cao. Thể hiện thông qua các chỉ tiêu tài chính còn rất thấp, sự mất cân đối giữa các nguồn vốn huy động,… Vì vậy Xí nghiệp đã xác định việc huy động vốn cho quá trình hoạt động trong thời gian tới là hết sức quan trọng. Song mức nhu cầu vốn cho từng năm cần thiết để hoạt động là bao nhiêu?
Một khi đã trả lời được câu hỏi đó thì Xí nghiệp có những biện pháp, phương pháp để huy động đủ vốn cho mình.
Để tiến hành xác định được lượng vốn cần thiết và hợp lý cho năm 2006, ta phải dự đoán được nhu cầu vốn cho năm đó, áp dụng phương pháp xác định dự đoán nhu cầu vốn theo tỷ lệ % trên doanh thu cho Xí nghiệp , ta có:
Bảng 2.2 : Số dư bình quân các khoản trong BCĐKINH Tế năm 2005
TÀI SẢN NGUỒN VỐN
Chỉ tiêu Giá trị Chỉ tiêu Giá trị
1. TSL Đ 79.583 1. Nợ phải trả 75.069
- Tiền mặt 955 - Vay ngắn hạn 8.061
-Các khoản phải thu 26.877 - Nợ NSNN và CNV 3.183
-Hàng tồn kho 36.403 -Các khoản phải trả 63.825
- TSLĐ khác 15.348 2. Nguồn vốn chủ sở hữu 9.710 2.TSC. Đ 5.713 -Vốn NSNN 9.386 -Các quỹ 296 -Tự bổ xung 28 T ổng số 84.779 Tổng số 84.779
Doanh thu năm 2004 là 56.856 tr.đ, dự kiến doanh thu năm 2006 là 81.000 trđ.
Bảng 2.3: Tỉ lệ % trên doanh thu của các khoản chủ yếu trên BCĐKT
TÀI SẢN NGUỒN VỐN Chỉ tiêu Số tiền (Tr.đ) % trên DT Chỉ tiêu Số tiền (Tr.đ) % trên DT 1. Tiền 955 1,68 1. Nợ NSNN%CNV. 3.183 5,6
2. Phải thu 26.877 47,273. Hàng tồn kho 36.403 64,03