Tăng cường công tác dự đoán chính xác nhu cầu vốn và tính toán chi phí vốn, cơ cấu vốn hợp lý

Một phần của tài liệu Huy Động Vốn Ở Xí Nghiệp Xây Lắp Điên (Trang 60 - 62)

- Qúa nhỏ bé ảnh hưởng của luật VAT từ năm 2003.

2.2.1.6.Tăng cường công tác dự đoán chính xác nhu cầu vốn và tính toán chi phí vốn, cơ cấu vốn hợp lý

2. Phải thu 26.877 47,27 3 Hàng tồn kho36.40364,

2.2.1.6.Tăng cường công tác dự đoán chính xác nhu cầu vốn và tính toán chi phí vốn, cơ cấu vốn hợp lý

chi phí vốn, cơ cấu vốn hợp lý

Các nhà lập chính sách và kế hoạch của Xí nghiệp khi xác định cách tạo vốn cần thiết phải xem xét chi phí vốn và nhu cầu vốn trong mối quan hệ với khả năng của Xí nghiệp. Dự đoán được nhu cầu vốn càng chính xác bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Nếu dự đoán thừa thì lãng phí mà thiếu thì ảnh hưởng tới hoạt động của Xí nghiệp.

a, Dự đoán nhu cầu vốn

* Xí nghiệp có thể dự đoán nhu cầu tài chính theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu. Đây là phương pháp dự đoán tài chính ngắn hạn gồm các bước sau:

- Bước 1: Tính số dư của các chỉ tiêu trên bảng CĐKT năm báo cáo. - Bước 2: Chọn những khoản mục chịu sự biến động trực tiếp và có quan hệ chặt chẽ với doanh thu. Tính tỷ lệ % của các khoản đó so với doanh thu.

- Bước 3: Dùng tỷ lệ % đã tính được ở bước 2 để ước tính vốn kinh doanh dựa vào chỉ tiêu doanh thu dự tính cần đạt được ở năm sau.

- Bước 4: Định hướng các nguồn trang trải nhu cầu tăng kinh doanh trên cơ sở kết quả kinh doanh thực tế.

* Đồng thời Xí nghiệp dự tính nhu cầu vốn lưu động thường xuyên qua công thức:

NCVLĐTX = Tồn kho và các khoản phải thu - Nợ ngắn hạn

+ Nếu NC>0 → Doanh nghiệp phải dùng nguồn vốn dài hạn tài trợ vào phần chênh lệch giữa sử dụng ngắn hạn và nguồn vốn ngắn hạn.

+ Nếu NC<0 → Các nguồn vốn ngắn hạn từ bên ngoài đã dư thừa để tài trợ sử dụng ngắn hạn.

b, Tính toán chi phí vốn

Để tính chi phí vốn trung bình cần phải tính chi phí của lợi nhuận giữ lại và chi phí của phát hành cổ phiếu thường và cổ phiấu ưu tiên. Tuy nhiên do Xí nghiệp chưa phát hành cổ phiếu thì có thể ước lượng chi phí vốn của lợi nhuận giữ lại bằng cách tính ra tỷ lệ doanh lợi của vốn chủ sở hữu năm gần nhất. Điều này là do giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư cũng phải mang lại tỷ lệ sinh lợi bằng hoặc hơn năm trước.

Doanh lợi vốn CSH =

Cách khác Xí nghiệp có thể xác định bằng cách lấy lãi suất của trái phiếu Xí nghiệp cộng với phần thưởng rủi ro khoảng 3%-5%. Nếu Xí nghiệp không phát hành trái phiếu Xí nghiệp thì có thể chọn lãi suất trái phiếu kho bạc (lãi suất không có rủi ro) cộng với phần thưởng rủi ro (3%-5%).

Cách thứ ba là chi phí lợi nhuận giữ lại có thể được đo bằng lãi suất cho vay dài hạn trên thị trường tiền tệ.

c, Sử dụng cơ cấu vốn mục tiêu sát với cơ cấu vốn tối ưu

LN sau thuÕ Vốn CSH

Trước khi đưa ra các quyết định lựa chọn phương thức huy động Xí nghiệp cần xác định cơ cấu vốn tối ưu: cơ cấu vốn của Xí nghiệp sẽ đạt mức tối ưu khi doanh lợi vốn của Xí nghiệp đạt mức cao nhất (tối đa hoá doanh lợi vốn). Việc áp dụng cơ cấu vốn mục tiêu như thế nào phụ thuộc vào quyết định cụ thể của ban lãnh đạo Xí nghiệp:

- Tại mức doanh thu thấp, Xí nghiệp sẽ thu được doanh lợi vốn cao hơn nếu sử dụng nhiều vốn tự có hơn nợ.

- Nếu doanh thu tăng lên thì Xí nghiệp nên tăng sử dụng nợ.

Một phần của tài liệu Huy Động Vốn Ở Xí Nghiệp Xây Lắp Điên (Trang 60 - 62)