Cổ phần hoá

Một phần của tài liệu Huy Động Vốn Ở Xí Nghiệp Xây Lắp Điên (Trang 59 - 60)

- Qúa nhỏ bé ảnh hưởng của luật VAT từ năm 2003.

2. Phải thu 26.877 47,27 3 Hàng tồn kho36.40364,

2.2.1.5. Cổ phần hoá

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, nhu cầu tập trung vốn cao dẫn đến sự hình thành tất yếu các công ty, xí nghiệp cổ phần. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước là phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần nên sự ra đời của các doanh nghiệp cổ phần là một xu hướng tất yếu. Quá trình cổ phần hoá đã chuyển một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước cho các thành phần kinh tế khác, từ đó thay thế hình thức sở hữu đơn nhất thành hình thức sở hữu hỗn hợp. Cổ phần hoá một số đơn vị trực thuộc sau đó huy động vốn đầu tư qua phát hành cổ phiếu được coi là một giải pháp huy động vốn đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư ngày càng cao . Huy động vốn do phát hành cổ phiếu thông qua việc cổ phần hoá doanh nghiệp còn được xem là tạo môi trường và nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh. Tiến hành thí điểm cổ phần hoá một số đơn vị thành viên như Xí nghiệp xây lắp điện, hay một số điện lực để huy động vốn

cho đầu tư máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ, tạo động lực mới cho cán bộ công nhân viên làm việc một cách hiệu quả hơn. Tuy nhiên cổ phần hoá các điện lực đòi hỏi phải có sự xem xét, nghiên cứu kỹ lưỡng vì trong điều kiện hiện nay ở nước ta điện năng cung cấp vẫn cần một sự kiểm soát chặt chẽ bởi điện vẫn còn thiếu chưa đủ so với nhu cầu ngày càng cao của đời sống và nền kinh tế hiện đại, đặc biệt chúng ta còn phải đảm bảo những nhiệm vụ kinh tế chính trị quan trọng của Đảng và Nhà nước. Chính vì vậy khi cổ phần hóa điện lực cần để Nhà nước nắm giữ tỷ lệ cổ phần cao ( trước mắt có thể tỷ lệ này là 50-60% tổng số cổ phần).

Một phần của tài liệu Huy Động Vốn Ở Xí Nghiệp Xây Lắp Điên (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w