Bảng 1.7: Vốn đầu tư cho công nghệ máy móc thiết bị

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả của Tổng công ty Rau quả nông sản Việt Nam Thực trạng và giải pháp (Trang 32 - 35)

Năm Đơn vị 2003 2004 2005 2006 Bình quân

Vốn đầu tư cho công nghệ máy móc, thiết bị Triệu Đ 4.314 3.504 2.250 11.475 5.385,75 Tốc độ tăng liên hoàn % - -18,78 -35,79 410 Tốc độ tăng định gốc % - -18,78 -48,84 165,99 32,79

( Nguồn: Phòng tư vấn đầu tư )

Qua bảng vốn đầu tư cho công nghệ máy móc thiết bị ta thấy, hàng năm TCT dành một số vốn rất lớn cho việc đầu tư vào công nghệ máy móc thiết bị cho công nghiệp chế biến rau quả của TCT. Nguyên nhân là do thị trường tiêu thụ rau quả chế biến ngày càng đựơc mở rộng, nhu cầu của con người về thực phẩm chế biến ngày càng tăng cao cả về số lượng và chất lượng. Nước ta có tiềm năng về sản xuất nông nghiệp nhưng trước đòi hỏi cao của thị trường trong và ngoài nước như vậy chúng ta

không thể duy trì mãi việc sản xuất nông nghiệp đơn thuần mà cần có giải pháp phù hợp hơn đối với sự phát triển của thời đại, đầu tư cho công nghiệp chế biến rau quả là một giải pháp đúng hướng tuy nhiên công nghệ máy móc thiết bị của nước ta còn quá lạc hậu so với thế giới. Vì vậy để tận dụng triệt để nguồn nguyên liệu dồi dào trong nước TCT cần có những biện pháp nhập khẩu công nghệ máy móc thiết bị tiên tiến hiện đại của nước ngoài.

- Từ bảng số liệu ta thấy bình quân vốn đầu tư cho công nghệ máy móc thiết bị của TCT trung bình hàng năm của TCT là 5.385,75 triệu đồng. Năm 2004 vốn đầu tư cho công nghệ máy móc thiết bị của TCT giảm xuống chỉ còn 3.504 triệu đồng ( giảm 18,78% so với năm 2004 ). Trong năm này TCT đầu tư 3 dự án : dây chuyền IQF nhà máy đồ hộp Duy Hải Công ty XNK Rau quả III, dây chuyền sản xuất hộp sắt Công ty Luveco, dự án nâng cấp cải tạo trại giống rau Thường Tín- Hà Tây- Công ty giống Rau quả.

Năm 2005, vốn đầu tư cho công nghệ máy móc thiết bị của TCT giảm xuống chỉ còn 2.250 triệu đồng ( giảm 35,79% so với năm 2004). Trong năm này TCT đã đầu tư 2 dự án: đầu tư thiết bị cho dự án Nhà máy chiên chân không Hưng Yên thuộc Công ty vận tải & Đại lý vận tải , thiết bị cho dự án nâng cấp cải tạo trụ sở 58 Lý Thái Tổ- Hà Nội thành khách sạn.

Năm 2006, vốn đầu tư cho công nghệ máy móc thiết bị của TCT tăng mạnh đến 11.475 triệu đồng ( tăng 410% so với năm 2005). Nguyên nhân là do trong năm này TCT đầu tư vào rất nhiều dự án. Trong đó có 2 dự án lớn là: Công ty cổ phần In & Bao bì Mỹ Châu đã đầu tư trên 450.000 USD mua máy móc thiết bị (hệ thống xử lý nước thải, máy hàn thân lon bán tự động, máy quấn màng căng palet), Công ty liên doanh Luveco đã đầu tư trên 350.000 USD lắp đặt dây chuyền sản xuất nắp lọ thuỷ tinh công suất 50.000 nắp/ ngày, hệ thống thanh trùng liên tục, máy rót lọ thuỷ tinh tự động, máy dán nhãn tự động. Ngoài ra các công ty khác cũng đầu tư vào máy móc thiết bị như: Công ty CP TPXK Bắc Giang đã đầu tư hệ thống lọc nước, hệ thống thanh trùng ống,máy dò kim loại. Công ty CP Rau quả Thanh Hoá đầu tư dây chuyền sản xuất dưa chuột lọ thuỷ tinh. Công ty CP XNK Rau quả đầu tư hệ thống xử lý

nước thải. Công ty CP Vật tư & xuất nhập khẩu đầu tư dây chuyền sản xuất bao bì carton sóng. Công ty CP Vinalimex HCM đầu tư nhà đóng gói, nhà văn phòng tại nhà máy Sacafa; xây dựng nhà kho và sân phơi tại nhà máy Chi nhánh Daknong. Công ty CP Vian đầu tư trạm biến áp 630 KVA…

1.2.7.4. Đầu tư vào nguồn nhân lực.

Nếu như tài sản cố định là nhân tố quan trọng quyết đinh năng lực sản xuất của doanh nghiệp thì nguồn nhân lực là nhân tố quyết định việc vận hành quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp đã có nhà xưởng, có máy móc thiết bị hiện đại, có nguyên vật liệu đầy đủ cho sản xuất mà không có người lao động thì quá trình sản xuất cũng không thể diễn ra được. Tóm lại, trong hoạt động sản xuất kinh doanh, người lao động là yếu tố quan trọng, quyết định sự phát huy đồng bộ và có hiệu quả của các yếu tố khác. Vì vậy trong chiến lược phát triển, các doanh nghiệp không thể không chú trọng đến vấn đề đầu tư phát triển nguồn nhân lực.

Với đặc thù của mỗi công ty khác nhau thì yêu cầu về trình độ lao động phải khác nhau. Trong 15 năm qua, TCT và hầu hết các đơn vị thành viên đã trải qua 3 thế hệ lãnh đạo, trong diền Bộ và TCT quản lý đã có 336 cán bộ được bổ nhiệm, trong đó: Tổng giám đốc: 3; Phó Tổng giám đốc: 10; Giám đốc đơn vị thành viên: 70; Phó giám đốc đơn vị thành viên: 109; trưởng phó phòng TCT: 80; kế toán trưởng TCT:3, kế toán trưởng đơn vị thành viên: 44

Do có quy hoạch và đào tạo, từ năm 1999 đến nay 100% cán bộ được bổ nhiệm có trình độ đại học trở lên.

Về phần lao động, từng công ty, nhà máy phải tự tuyển lao động cho hoạt động của công ty nhà máy mình. Ví dụ dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến tinh bột sắn Bá Thước- Thanh Hoá: Yêu cầu về nhân sự: Tổng số cán bộ, công nhân là 77 người. Trong đó:

- Phó giám đốc: 02 - Cán bộ kỹ thuật : 03

- Cán bộ tài chính kế toán, thủ quỹ: 03

- Nhân viên vật tư, nguyên liệu, giao nhận hàng hoá : 03 - Nhân viên phục vụ, bảo vệ: 05

- Công nhân trực tiếp sản xuất ( 3ca) : 60

( 60 người là công nhân làm theo hợp đồng thời vụ) Tổng cộng :77 người

Cán bộ quản lý, kỹ thuật sẽ sắp xếp, bố trí từ số cán bộ hiện có của Công ty. Công nhân trực tiếp sản xuất sẽ được tuyển dụng tại địa phương và hợp đồng thời vụ.

Trong 15 năm, TCT đã tổ chức bồi dưỡng đào tạo cho 499 lượt cán bộ trong đó có 202 lượt cán bộ quản lý và 297 lượt cán bộ kỹ thuật nghiệp vụ. Ngoài ra các đơn vị thành viên còn tự tổ chức đào tạo hàng ngàn lượt cán bộ và lao động để phục vụ kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Với những chính sách về lao động như vậy, đội ngũ cán bộ và lao động của TCT ngày càng được hoàn thiện, đời sống của đội ngũ cán bộ và lao động của TCT ngày được nâng cao. Điều này ta có thể thấy rõ qua bảng thu nhập trung bình của người lao động trong những năm qua.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả của Tổng công ty Rau quả nông sản Việt Nam Thực trạng và giải pháp (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w