Những tồn tại trong hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả.:

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả của Tổng công ty Rau quả nông sản Việt Nam Thực trạng và giải pháp (Trang 44 - 46)

Bảng 1.10: Các vùng sản xuất rau, quả truyền thống chủ yếu trong nước.

1.3.1.2. Những tồn tại trong hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả.:

rau quả.:

- Đầu tư dàn trải, thiếu đồng bộ: Tuy diện tích và sản lượng các loại rau quả đều tăng song tại các khu vực sản xuất nguyên liệu tập trung cho chế biến chế biến thì năng suất, chất lượng rau quả còn thấp và thiếu sản lượng. Nguyên nhân là do chương trình mới chỉ ưu tiên đầu tư vào xây dựng nhà máy chế biến, mà bỏ ngỏ việc

đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu, phát triển công nghệ bảo quản sau thu hoạch, lựa chọn giống cây trồng có chất lượng, năng suất cao… Hệ thống quản lý, cung cấp giống cho nông dân chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ.

Ngoài ra chưa có sự đầu tư đúng mức cho nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao kỹ thuật sơ chế bảo quản rau quả tươi, phù hợp điều kiện sản xuất của từng vùng, địa phương dẫn đến tình trạng khi hết thời vụ là hết nguyên liệu để chế biến. Điều này làm cho sản xuất luôn đặt trong tình trạng bị động, thiếu nguyên liệu chế biến, chỉ đạt bình quân 20-25% công suất. Cá biệt như nhà máy Cà chua Hải Phòng, chế biến Rau quả Bắc Giang… đạt dưới 10% công suất….

- Công nghệ trồng, thu hoạch, bảo quản và chế biến rau quả còn rất lạc hậu. Hệ quả là, chất lượng rau quả thấp, mẫu mã không đẹp, quy cách không đồng đều, khối lượng nhiều nhưng tỷ lệ hàng hoá còn thấp.

- Tỷ lệ hao hụt trong khâu thu hoạch và bảo quản vẫn còn cao, dẫn đến giá thành rau quả chế biến cao so với các nước trong khu vực.

- Công nghệ thiết bị còn lạc hậu, khả năng cạnh tranh các sản phẩm trên thị trường còn yếu.

- Công tác quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch vùng nguyên liệu còn nhiều bất cập. Việc xác định quy mô, địa điểm một số cơ sở chế biến chưa phù hợp với khả năng cung cấp nguyên liệu. Thậm chí, một số doanh nghiệp chưa coi trọng đến việc phát triển vùng nguyên liệu, đùn đẩy trách nhiệm cho địa phương.

- Chính sách hỗ trợ phát triển ngành hàng rau quả còn ít, tính hiệu quả chưa cao. Một số quyết định, thông tư hướng dẫn liên quan đến vấn đề giống cây chỉ mới định ra chiến lược về quản lý mà chưa đưa ra những qui trình, những khung pháp lý chi tiết, các biện pháp chế tài chưa cụ thể và đồng bộ giữa các tỉnh… để áp dụng về công tác quản lý giống chung trên phạm vi cả nước. Thanh tra chuyên ngành giống chưa được hướng dẫn cụ thể để thành lập, chưa có cơ quan chuyên trách quản lý về cây giống cũng như không có hệ thống chuyên ngành dọc từ Trung ương đến tỉnh, huyện và cơ sở. Các tỉnh chưa thống nhất nhau về nhãn hàng hóa, cây đầu dòng và vườn cây đầu dòng. Kinh phí cho việc thẩm định vườn ươm, xét địa chỉ xanh rất hạn chế, gây khó khăn khi triển khai xuống tần cơ sở tổ chức sản xuất kinh doanh giống.

- Thị trường tiêu thụ: việc thông tin về thị trường và các vấn đề có liên quan đến rau, quả rất hạn chế, chưa hiểu biết nhiều về nhu cầu thị trường, đặc biệt là thị trường nước ngoài. Thị trường trong nước còn chưa được quan tâm đúng mức, nhất là nhóm mặt hàng đã qua chế biến. Cụ thể là Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã thay đổi qui định về hạn ngạch, kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm, nhưng người sản xuất và kinh doanh không được thông báo. Hậu quả kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam năm 2002 giảm > 30% so với năm 2001 và giảm mạnh trong năm 2004.

Xuất khẩu rau quả Việt Nam vào Trung Quốc giảm mạnh là do chính sách thuế bất cập, năm 2005 chúng ta chịu mức thuế 12-24% ( mặt hàng rau 13-15%; trái cây 22-25%), trong khi đó rau quả của Thái Lan xuất vào Trung Quốc ngay từ năm 2003 chỉ còn 5%; năm 2004 mức thuế bằng 0%.

- Hiện tại rau quả Việt Nam chịu sự cạnh tranh trong xuất khẩu rau quả từ các nước khác trong khu vực và trên thế giới như Thái Lan, Philippin, Trung Quốc, Úc, Canada. Xuất khẩu rau quả hiện còn bấp bênh do chúng ta chưa có các loại rau quả đặc biệt đã có thương hiệu tham gia xuất khẩu, chưa đạt chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm…

- Thiếu chiến lược xây dựng mặt hàng xuất khẩu chủ lực, chủng loại hàng còn dàn trải. Chưa có đầu tư toàn diện cho phát triển sản xuất và xuất khẩu rau quả chế biến.

-Tổ chức liên kết trong sản xuất, kinh doanh rau quả chưa đảm bảo tạo ra sức mạnh tổng hợp cũng như chưa bảo đảm mối liên hệ sản xuất giữa các ngành, các khâu trong phát triển chế biến rau quả.

- Trong nền kinh tế thị trường và phát triển như vũ bão của nền kinh tế Nhà nước, việc sản xuất theo qui hoạch hiện không còn phù hợp bởi vì các địa phương do chính sách cởi mở của nền kinh tế nhà nước tạo ra nhiều khu công nghiệp thu hút đầu tư ( dẫn đến thu hẹp vùng nguyên liệu sản xuất rau quả). Người lao động giản đơn trong sản xuất chế biến với đồng lương thấp hơn sản xuất tại các khu công nghiệp đã không còn thu hút được họ vào các nhà máy sản xuất chế biến làm việc .

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả của Tổng công ty Rau quả nông sản Việt Nam Thực trạng và giải pháp (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w