2.1. Những cơ hội, thách thức đối với hoạt dộng đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả của TCT trong thời gian tới. nghiệp chế biến rau quả của TCT trong thời gian tới.
2.1.1. Những cơ hội
- Việt Nam đã tham gia vào các tổ chức hợp tác khu vực và thế giới như ASEAN, APEC, Hiệp định thương mại Việt- Mỹ và quan trọng hơn cả là vừa qua nước ta đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO.
- Nhu cầu trái cây của thị trường thế giới, đặc biệt là thị trường Mỹ, EU còn rất lớn và có xu hướng tăng lên, trong đó có rau quả chế biến.
- Đối với thị trường nội địa, nhu cầu tiêu dùng rau quả ngày càng gia tăng cả về số lượng và những đòi hỏi cao về chất lượng. Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, việc sử dụng các sản phẩm rau quả chế biến cũng dần được người tiêu dùng chấp nhận thông qua hệ thống thương mại siêu thị đang phát triển mạnh ở các đô thị, các khu công nghiệp.
- Chính phủ có chương trình phát triển rau, quả và hoa, cây cảnh thời kỳ 1999- 2010 theo Quyết định số 182/1999/QĐ- TTg ngày 03/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ ; Bộ thương mại, Bộ Công nghiệp và đặc biệt Bộ NN và phát triển nông thôn đã và đang có những chính sách tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp.
2.1.2. Những thách thức
- Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đối với mặt hàng chế biến TCT bao gồm rau tươi và đã qua chế biến ngày càng cao, khắt khe và phức tạp, đặc biệt là đối với thị trường nước ngoài.
- Nhiều đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất và chế biến rau quả trong khu vực và thế giới, đặc biệt là Trung Quốc, Mỹ… Vì vậy, sản phẩm Việt Nam phải cạnh tranh rất gay gắt ở những thị trường này.
- Những đối xử bất công của những nước công nghiệp phát triển với những nước đang phát triển trong trao đổi thương mại quốc tế.
Trước những cơ hội và thách thức đó, TCT đã đưa ra các định hướng phát triển cho toàn TCT như sau:
2.2.1 Định hướng chiến lược
Căn cứ vào quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển rau quả, hoa, cây cảnh thời kỳ 1999-2010. Định hướng chiến lược của TCT đến năm 2010 là:
- Phát triển rau quả, hoa và cây cảnh nhằm khai thác lợi thế về điều kiện khí hậu, sinh thái đa dạng của các vùng để sản xuất thực phẩm có giá trị đa sinh tố cho người, góp phần giải quyết việc làm, phủ xanh đất trống đồi nuí trọc, tạo cảnh quan môi trường.
- Phát triển rau quả, hoa và cây cảnh phải gắn với nhu cầu thị trường, có khả năng ở thị trường trong nước ,thị trường các nước trong khu vực và trên thế giới, cả trước mắt và lâu dài.
- Phát triển rau quả, hoa và cây cảnh ở các vùng trong cả nước trong đó cần quan tâm phát triển ở một số vùng có điều kiện sinh thái đặc biệt như đồng bằng sông Cửu Long, Lâm Đồng, đồng bằng sông Hồng (nhất là cây vụ đông); vùng cao miền núi phía Bắc; kết hợp cải tạo vườn tạp, thâm canh.
- Tập trung phát triển các loại cây ăn quả chủ lực xuất khẩu như: cam sành , bưởi (Năm Roi, da xanh), xoài cát Hoà Lộc, Sầu riêng (Ri 6, Chín Hoá), nhãn xuồng cơm vàng , vú sữa Lò Rèn , măng cụt , dứa cayen , vải thiều, thanh long.
- Triển khai xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ và đẩy mạnh chế biến rau quả. Đầu tư các vùng nguyên liệu cây ăn quả tập trung cho các nhà máy theo hướng chủ yếu là thâm canh, xây dựng các vườn giống đạt tiêu chuẩn, sản xuất đủ giống tốt, có kiểm soát chất lượng; mở rộng việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất, bảo quản và chế biến; khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng và thúc đẩy phong trào liên kết “ 4 nhà” gồm sản xuất, nhà khoa học, doanh nghiệp và nhà cung cấp tài chính.
Cụ thể như sau:
2.2.1.1. Công nghệ.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Viện nghiên cứu rau quả, Viện nghiên cứu cây miền Nam giúp các tỉnh về kỹ thuật để các tỉnh có vườn giống
đầu dòng nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp và nhân dân lai ghép, tạo giống tốt cung cấp cho nhu cầu của người trồng rau, quả,hoa, cây cảnh.
- Trên cơ sở sắp xếp lại hệ thống các cơ sở nghiên cưú khoa học của Bộ, cần có kế hoạch đầu tư Viện nghiên cứu rau quả thuộc TCT rau quả Việt Nam cùng với Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam trở thành các Viện nghiên cứu vùng về rau quả, hoa, cây cảnh.
- Nhanh chóng áp dụng và thực hiện quy trình sản xuất bằng công nghệ sạch, công nghệ tưới tiêu, công nghệ bảo quản, chế biến rau quả của Việt Nam sánh kịp các nước trong khu vực.
2.2.1.2. Chế biến.
- Trên cơ sở quy hoạch vùng chuyên canh tập trung, vùng đã có sản phẩm phải được đầu tư cơ sở chế biến phù hợp giữa công suất chế biến với nguồn nguyên liệu. Viêc nhập khẩu thiết bị chế biến phải đảm bảo yêu cầu về công nghệ tiên tíên và hiện đại phù hợp với yêu cầu của thị trường tiêu thụ, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng.
- Hoàn thành đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến nước quả, đồ hộp ở một số vùng, nghiên cứu đầu tư chế biến nước quả đối với một số quả đặc sản có hương vị riêng của Vịêt Nam.
Trước mắt ở một số tỉnh đã trồng dứa như: Kiên Giang, Tiền Giang, Hà Tĩnh, Ninh Bình (Đồng Giao), Bắc Giang và một số địa phương khác cần sớm hoàn thành việc đầu tư xây dựng nhà máy chế biến mới hoặc đầu tư cải tạo, đổi mới thiết bị đối với nhà máy hiện có để tiêu thụ hết dứa cho người trồng dứa nhưng phải đảm bảo có thị trường tiêu thụ.
2.2.1.3. Thị trường.
Bộ thương mại chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ biện pháp xuất khẩu rau quả vào các thị trường lớn và mới trong đó có Mỹ, Nga nhằm giải quyết ổn định đầu ra cho sản xuất rau quả trước mắt và lâu dài. Tạo điều kiện và hỗ trợ các doanh nghiệp về kinh phí tham gia hội trợ, triển lãm quốc tế, tiếp thị để tìm kiếm thị trường.
2.2.1.4. Đầu tư và tín dụng.
- Vốn ngân sách Nhà nước đầu tư cho các công việc: nghiên cứu khoa học và công nghệ; nhập khẩu, tạo giống đầu dòng; khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới về cây ăn quả, hoa , cây cảnh , đào tạo cán bộ.
- Vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch được thực hiện đối với các dự án cải tạo đổi mới công nghệ, thiết bị và đầu tư mới cho chế biến; trồng cây ăn quả theo các dự án.
- Vốn tín dụng Ngân hàng: Đảm bảo vốn cho nhu cầu của người trồng rau quả, hoa,cây cảnh.
- Vốn thuộc chương trình giải quyết việc làm, vốn Ngân hàng phục vụ người nghèo , nếu thuộc vùng khó khăn.
2.2.1.5. Đào tạo cán bộ và huấn luyện kỹ thuật.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường hơn nữa công tác khuyến nông khuyến lâm để huấn luyện nông dân về kỹ thuật trồng trọt cây, rau ăn quả, hoa và cây cảnh nhất là việc áp dụng công nghiệp sạch, không sử dụng thuốc trừ sâu độc hại trong sản xuất rau quả, hoa và cây cảnh; phát huy vai trò tích cực của kinh tế hợp tác và hợp tác xã về phòng trừ sâu bệnh.
Có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật trước hết là giám đốc các doanh nghiệp để nâng cao kiến thức về kỹ thuật và quản lý sản xuất, nâng cao chất lượng hạ giá thành sản phẩm.
Tăng cường và mở rộng tác quốc tế về khoa học và kỹ thuật, công nghệ và cán bộ đào tạo.
Cùng với những mục tiêu và nhiệm vụ trên TCT khuyến khích các thành phần kinh tế trang trại gia đình, trang trại tư nhân đầu tư trồng rau, quả hoa cây cảnh và công nghiệp chế biến.
2.2.2. Định hướng đầu tư.
Để đáp ứng yêu cầu về rau quả chế biến của cả thị trường trong cũng như ngoài nước. Dự kiến đến năm 2010 tổng công suất chế biến công nghiệp đạt 450
ngàn tấn SP/ năm. Áp dụng công nghệ chế biến quả với nhiều trình độ kỹ thuật khác nhau từ thủ công đến hiện đại, với nhiều dạng sản phẩm chế biến khác nhau (sấy, muối, sirô, rượu vang, nước quả, giải khát, đồ hộp… ), chú trọng các mặt hàng mũi nhọn như các loại nước dứa, xoài cô đặc. Trước hết thực hiện nâng cấp, mở rộng và hiện đại hoá các nhà máy, xí nghiệp chế biến rau quả hiện có, đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu. Đầu tư xây dựng một số nhà máy mới ở các vùng sản xuất nguyên liệu lớn, chuyên xuất khẩu với quy mô vừa và nhỏ, nhưng có công nghệ và thiết bị hiện đại, đồng bộ với các phương tiện vận chuyển, kho tàng… đạt trình độ tiên tiến.
Bên cạnh đó xây dựng các nhà máy phân loại, bao gói, đồng thời có các kho bảo quản mát, bảo quản đông lạnh sản phẩm. Dự kiến các nhà máy này (với công suất 50.000 tấn SP/năm) được bố trí ở các tỉnh và thành phố sau: Hà Nội, Thái Bình, Nam Định , Hải Phòng, Bình Thuận, Lâm Đồng, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Tiền Giang …
Ngoài ra còn có khoảng 30 xí nghiệp liên doanh, xưởng chế biến của tư nhân với tổng công suất trên 100.000 tấn / năm đã hoạt động hoặc chuẩn bị đi vào sản xuất.
Quy mô nhà máy vùng tập trung 10.000- 50.000 tấn/ năm; đối với các vùng sản xuất nhỏ, phân tán (diện tích dưới 500 ha) cần chuyển giao công nghệ bảo quản và chế biến thích hợp (quy mô nhỏ) để phục vụ nội tiêu là chính, quy mô 1.000-2.000 tấn/ năm.