IV Đầu tư cho nghiên cứu và đào tạo 57
Bảng 2.10: Dự kiến đầu tư xây dựng cơ bản các nhà máy chế biến rau quả giai đoạn 2007-
2.3.3.2. Nhóm giải pháp về quản lý và sử dụng vốn.
- Đánh giá lại vốn của TCT để nhanh chóng đưa vốn vào hoạt động. Xin phép được thanh lý, chuyển đổi các tài sản không sử dụng, tồn kho đã lâu - Đánh gía lại giá trị thương hiệu và lợi thế kinh doanh của TCT làm cơ sở cho việc hợp tác, liên doanh sắp tới với các đối tác trong tương lai.
- Vay vốn từ quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển, các tổ chức ngân hàng để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của TCT.
- Tạo cơ chế quản lý vốn tập trung và linh hoạt. Nắm và quản lý chặt chẽ các quỹ như phúc lợi, quỹ khen thưởng … để đảm bảo cho việc lập, trích và sử dụng các quỹ này đúng và đủ tránh lãng phí. Ngoài ra TCT cần giao trách nhiệm cụ thể cho kế toán trưởng quản lý quỹ tiền mặt của TCT để tránh thất thoát.
- Xác định nhu cầu vốn thực sự cho hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó lập kế hoạch sử dụng vốn một cách khoa học và phù hợp với thực tế, tránh tình trạng lúc thừa lúc thiếu, tránh thất thoát, dàn trải. Cần nâng cao khả năng hoạch định, nghiên cứu thị trường cũng như lập kế hoạch trong tất cả các khâu của cán bộ trong TCT.
- Công tác chuẩn bị đầu tư, thủ tục xin phép đầu tư phải làm nhanh gọn, tránh rườm rà qua nhiều khâu xét duyệt, dễ gây mất cơ hội đầu tư.
- Công tác giải phóng mặt bằng chuẩn bị thực hiện đầu tư cần phải làm nhanh gọn để khỏi mất thời gian thi công dự án và bỏ dở dự án. TCT cần lập ra phòng đầu tư để việc quản lý mọi hoạt động đầu tư được thống nhất hơn.
- Đẩy nhanh việc thanh quyết toán với các dự án đầu tư đã hoàn thành.
- Đẩy mạnh công tác giám sát tiến độ thực hiện các dự án để hoàn thành dự án đúng tiến độ và không khê đọng vốn.