IV Đầu tư cho nghiên cứu và đào tạo 57
Bảng 2.10: Dự kiến đầu tư xây dựng cơ bản các nhà máy chế biến rau quả giai đoạn 2007-
2.3.6.2. Giải pháp để đáp ứng nhu cầu thị trường trên.
- Từng bước xây dựng chiến lược thị trường và chiến lược sản phẩm cho các mặt hàng xuất khẩu. Coi trọng thị trường truyền thống (Đông Âu, SNG, đặc biệt là Nga), Đông Bắc á (Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan...) và ASEAN (Singapo...), đồng thời mở rộng thị trường Trung Quốc, Mỹ, thị trường Tây Âu và các thị trường khác. Nâng cao tỷ trọng hàng rau quả xuất khẩu trong tổng kim ngạch XK.
- Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại: Trên cơ sở định hướng thị trường để xây dựng kế hoạch xúc tiến thương mại có mục tiêu, nâng cao năng lực kinh doanh và xúc tiến thương mại qua mạng Internet (bố trí đủ cán bộ có năng lực, trang bị đủ phương tiện...). Nắm bắt kịp thời các quy định mới (hàng rào phi quan thuế) của từng thị trường để giảm thấp các tranh chấp khiếu kiện.
- Xây dựng quy chế thống nhất thương hiệu sản phẩm chung của Tổng Công ty. Chỉ đạo thống nhất về giá, nhãn hiệu sản phẩm vào từng thị trường, trước hết là những thị trường chủ lực của Tổng công ty.
- Phát triển hệ thống dịch vụ- thương mại thành mạng lưới rộng khắp trong cả nước. Tăng cường hoạt động tiếp thị, khuyến mãi, làm cho người tiêu dùng ở Việt Nam sớm quen thuộc và tin dùng sản phẩm của TCT rộng rãi ở khắp nơi
- Thực hiện liên doanh liên kết trong và ngoài nước để đẩy mạng tiêu thụ sản phẩm, giảm những cạnh tranh không cần thiết, thu hút mọi đơn vị thuộc các thành phần kinh tế khác nhau tự nguyện tham gia Hiệp hội rau quả, nhằm: hỗ trợ nhau, tăng
sức mạnh và khả năng cạnh tranh, nhất là trong xuất khẩu cần thống nhất chiến lược thị trường, giá cả…
Kết luận
Công nghiệp chế biến rau quả là một lĩnh vực hoạt động không thể thiếu của TCT và đầu tư cho công nghiệp chế biến rau quả là hoạt động đầu tư quan trọng của TCT. Nó không những mang lại rất nhiều tác động tích cực cho các loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh khác của TCT, mang lại rất nhiều lợi ích cho TCT mà nó còn có tác động tích cực đến toàn bộ nền kinh tế, đến đời sống xã hội của dân cư. Nó phù hợp với chiến lược phát triển của Đảng và Nhà nước đã đề ra và trong những năm qua đầu tư cho công nghiệp chế biến đã được TCT không ngừng củng cố và đẩy mạnh. Với những cố gắng và nỗ lực đó hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả của TCT đã đạt được rất nhiều thành tựu đáng kể, mang lại cho TCT
một doanh số ổn định về số lượng sản phẩm rau quả chế biến phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Tuy nhiên bên cạnh những thành công đó không thể không kể đến những khó khăn và hạn chế trong công cuộc đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả. Vì vậy, để tăng cường hiệu qủa đầu tư phát triển mặt hàng này trong thời gian tới Tổng công ty cần phải kịp thời đề ra các chiến lược, các sách lược kinh doanh mới phù hợp hơn.
Tin tưởng rằng với sự đổi mới trong kinh doanh cùng với các tiềm năng sẵn có của đất nước, Tổng công ty rau quả, nông sản sẽ đạt được mục tiêu đầu tư, kinh doanh của mình, tiến tới trở thành một doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu rau quả hàng đầu của đất nước và khẳng định thương hiệu vững chắc trên thị trường thế giới.