Bằng những cơ chế, chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư hợp lý, Hải Dương đã đạt được những thành tích rất đáng khích lệ trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tổng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện trong giai đoạn 2001- 2005 khoảng 3311 tỷ đồng, trong đó, vốn ODA và vốn viện trợ từ NGOs: 1144 tỷ đồng
2.1 Tình hình huy động vốn FDI
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Hải Dương tăng nhanh qua các năm đặc bịêt là từ năm 2000 đến nay được thể hiện ở bảng dưới đây :
Bảng 4 : Vốn đầu tư theo các năm
Đơn vị : Tỷ VND
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005
FDI 55.5 118.5 372.0 870.0 1350.0 600.0
Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương
Có thể thấy lượng vốn đầu tư nước ngoài thu hút vào Hải Dương tăng rất nhanh qua các năm. Năm 2000, lương FDI thấp chỉ ở mức 55.5 thì đến năm 2004 là 1350.0, gấp hơn 20 lần so với năm 2000. Điều này chứng tỏ sức thu hút đầu tư nước ngoài ở Hải Dương thực sự nhanh và mạnh, đây là một bước nhẩy vọt lớn, khẳng định tiềm năng thu hút đầu tư nước ngoài cuả tỉnh là rất lớn.
Sở dĩ thu hút được khối lượng vốn lớn như vậy là do Hải Dương đã nỗ lực phấn đấu, phát huy những nhân tố, lợi thê sẵn có trong thu hút đầu tư
nước ngoài và sửa chữa khắc phục những hạn chế để môi trường thu hút đầu tư của tỉnh ngày càng hấp dẫn hơn nhất là đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Giai đoạn 2001-2005, môi trường đầu tư của Hải Dương được cải thiện đáng kể, do đó đã thu hút các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế cả trong và ngoài nước đến đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh ở Hải Dương. Tính đến hết năm 2004, toàn tỉnh đã triển khai quy hoạch 20 cụm công nghiệp huyện, cụm công nghiệp làng nghề với tổng diện tích quy hoạch 697 ha, để tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ sản xuất. Các cụm công nghiệp đã thu hút 102 dự án, trong đó có 23 dự án đã đi vào sản xuất. Ngoài các dự án sản xuất công nghiệp đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp, trên địa bàn Tỉnh còn có hàng chục dự án được chấp thuận thuê đất ở các địa phương, nhất là ven các đường quốc lộ, các thị trấn, thị tứ, làng nghề… nhiều doanh nghiệp, hộ tư nhân đã bỏ vốn đầu tư mở rộng sản xuất, trang bị thêm các dây chuyền, thiết bị mới để tăng năng lực sản xuất. Nhờ thu hút được khá nhiều dự án đầu tư cho sản xuất công nghiệp nên đã góp phần nâng cao năng lực sản xuất trong năm và đây sẽ là những tiềm năng lớn cho sản xuất công nghiệp phát triển nhanh, mạnh trong những năm tiếp theo.
Hiện nay tỉnh Hải Dương đang cùng các nhà đầu tư chuẩn bị và tiến hành đầu tư một số dự án lớn như: TCty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (VINASHIN) xây dựng KCN tàu thuỷ tại xã Lai Vu, huyện Kim Thành với tổng vốn đầu tư trên 4.500 tỷ VND; Dự án công nghiệp điện tử của Tập đoàn KENMARK (Đài Loan) chuẩn bị đầu tư 180 triệu USD; Dự án thiết bị điện của Tập đoàn Sumitomo Wiring Systems (Nhật Bản) đầu tư 50 triệu USD và một số dự án đầu tư vào các lĩnh vực du lịch, chế biến nông sản, y tế, giày và may xuất khẩu... Những dự án đi vào sản xuất sẽ góp phần đáng kể vào tăng GDP, tăng tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách và giải quyết việc làm cho nhân dân trong tỉnh.
Bảng 5: Danh mục các dự án gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh H ải Dương
Tên dự án Mục tiêu Hình thức đầu tư Quy mô dự án