Định hướng đầu tư vào các ngành, lĩnh vực kinh tế-xã hộ

Một phần của tài liệu Đầu tư nước ngoài tại Hải Dương. Thực trạng và giải pháp (Trang 50 - 54)

I. Định hướng thu hút đầu tư nước ngoài ở Hải Dương giai đoạn 2006 –

2. Định hướng đầu tư vào các ngành, lĩnh vực kinh tế-xã hộ

Theo quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Hải Dương 5 năm 2006- 2010, để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân 10-11%/năm trở lên, đảm bảo cơ cấu kinh tế nông nghiệp-công nghiệp-dịch vụ là 22% - 46% - 32% vào năm 2010, nhu cầu tổng vốn huy động cho cả giai đoạn phải đạt từ

36.000 tỷ đồng, trung bình mỗi năm huy động từ 7.200 tỷ đông. Định hướng

đầu tư vào các ngành, lĩnh vực kinh tế-xã hội là:

- Tiếp tục đầu tư chuyển đổi mạnh cơ cấu sản xuất ở nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá, phù hợp với tiềm năng về đất đai, lao động và sinh thái từng vùng, xây dựng các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến, khôi phục và phát triển mạnh làng nghề sản xuất các loại hàng hoá xuất khẩu. Tổng vốn đầu tư cho nông nghiệp - lâm nghiệp - thuỷ lợi khoảng 2.158 tỷ đồng; trong đó, vốn đầu tư xây dựng hạ tầng khoảng 1.558 tỷ đồng, vốn đầu tư phát triển cơ sở sản xuất khoảng 600 tỷ đồng.

- Trong lĩnh vực công nghiệp, đầu tư chiều sâu, phát triển công nghệ mới, ngành nghề mới, đầu tư mới trên những mặt hàng có giá trị gia tăng, chất lượng sản phẩm cao và tiến tới hiện đại hoá từng phần các ngành sản xuất công nghiệp; chú trọng công nghiệp chế biến và sản xuất hàng xuất khẩu, hàng điện tử, sản xuất vật liệu mới, vật liệu xây dựng cao cấp – các ngành công nghiệp mà tỉnh có lợi thế về nguyên liệu, lao động. Tổng vốn đầu tư cho công nghiệp đạt 19.600 tỷ đồng, trong đó: công nghiệp Trung ương 8.000 tỷ đồng; công nghiệp địa phương 5.000 tỷ đồng; công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 6.000 tỷ đồng.

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội: Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, tập trung vào lĩnh vực giao thông, thông tin bưu điện, phát triển nguồn và lưới điện, phát triển mạng lưới thuỷ lợi, kênh mương, cấp thoát nước, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái, giảm nhẹ thiên tai để phát triển bền vững. Phát triển ngành du lịch - dịch vụ, trong đó tiếp tục tập trung cho các khu du lịch trọng điểm như: Khu Côn Sơn-Kiếp Bạc, di tích An Phụ-Kính Chủ, các điểm du lịch sinh thái... Tổng vốn đầu tư cho giao thông khoảng 4.150 tỷ đồng; hệ thống điện-cấp thoát nước: 2440 tỷ đồng; các ngành dịch vụ 3.360 tỷ đồng; phát triển đô thị và nhà ở 2.260 tỷ đồng. Tập trung hoàn thiện hạ tầng khu đô thị và dân cư mới của thành phố Hải Dương phấn đấu đến năm 2007, thành phố đủ điều kiện là đô thị loại II...

- Đầu tư cho phát triển nguồn lực, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, đặc biệt chú trọng trình độ nguồn nhân lực; các chương trình phát triển về văn hoá, xã hội, y tế, xoá giảm nghèo... ở vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn. Tổng vốn đầu tư cho 2 lĩnh vực y tế và giáo dục khoảng 1.077 tỷ đồng, phấn đấu đến 2010 có 21,2 giường bệnh và 4,5 bác sỹ/1 vạn dân...

- Đầu tư phát triển kinh tế đi đôi với củng cố, tăng cường tiềm lực an ninh quốc phòng đảm bảo giữ vững trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc chính quyền nhân dân. Đầu tư cho an ninh quốc phòng 15 tỷ đồng dbằng nguồn ngân sách địa phương, gắn liền phát triển kinh tế-xã hội với nhiệm vụ an ninh quốc phòng.

3. Định hướng thu hút đầu tư nước ngoài ở Hải Dương giai đoạn 2006 – 2010 2006 – 2010

3.1 Quan điểm

Trong quá trình thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội nói trên, tỉnh Hải Dương sẽ tiếp tục coi trọng vai trò của ĐTNN và sẽ tiếp tục tạo môi trường đầu tư ngày càng thuận lợi, để thu hút nhiều hơn, hiệu quả hơn nguồn vốn ĐTNN kể cả đầu tư trực tiếp và gián tiếp nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước.

Dự kiến trong 5 năm 2006-2010 tỉnh Hải Dương sẽ phấn đấu thu hút được khoảng 11420 vốn ĐTNN đăng kí, 7340 vốn đầu tư nứơc ngoài thực hiện thực hiện, chiếm khoảng 25 – 26 % tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Đó là mục tiêu rất cao, nhưng tin tưởng rằng với việc tiếp tục cải cách sâu rộng nhiều mặt đời sống kinh tế – xã hội theo đường lối đổi mới, với các giải pháp cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư với nhịp tăng trưởng kinh tế cao, bền vững, có chế độ chính trị ổn định, xã hội an toàn cùng với những lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực con người, lợi thế địa kinh tế, Hải Dương đã và sẽ luôn là địa bàn đầu tư quan trọng trong khu vực miền Bắc và trên toàn quôc, một địa bàn đầu tư sinh lợi cho các nhà đầu tư quốc tế.

Để thu hút mạnh nguồn lực đầu tư nước ngoài, tỉnh Hải Dương luôn coi doanh nghiệp ĐTNN là bộ phận quan trọng của nền kinh tế, được bình đẳng như doanh nghiệp trong nước trong kinh doanh và sẽ tạo điều kiện để

ĐTNN tham gia nhiều hơn vào phát triển các ngành, các vùng phù hợp với các cam kết quốc tế.

Bên canh đó, tỉnh sẽ đa dạng hoá hình thức và cơ chế đầu tư để thu hút mạnh các nhà ĐTNN vào các ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế nhất là các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội cũng như có những chính sách ưu đãi phù hợp để khuyến khích đầu tư vào các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

3.2 Định hướng huy động vốn 3.2.1 Vốn đăng kí mới 3.2.1 Vốn đăng kí mới

Nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn 2006 – 2010 là tăng cường hội nhập quốc tế để kêu gọi và thu hút các dự án đầu tư mới với vốn đăng kí trên 44.040 tỷ đồng cho đâù tư phát triển, bình quân mỗi năm thực hiện khoảng 8800 tỷ đồng trong đó

+ Vốn đăng kí của các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng : 21440 tỷ đồng, tăng 49,6 % so với vốn đăng kí của giai đoạn 2001 – 2005( 14333 tỷ đồng). Trong đó :

-Vốn trong nước 20320 tỷ đồng , tăng 45,6 % so với vốn đăng kí giai đoạn 2001 – 2005 (13.958 tỷ đồng)

- Vốn nước ngoài 1120 tỷ đồng tăng 198 % so với vốn đăng kí của giai đoạn 2001 – 2005 (375.7 tỷ đồng)

+ Thu hút vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh 22600 tỷ đồng tăng 42,6 % so với vốn đăng kí của giai đoạn 2001-2005 (15.845 tỷ đồng) trong đó - Vốn trong nước 12600 tỷ đồng tăng 7,6% so với vốn đăng kí của giai đoạn

2001-2005 (11705 tỷ đồng).

- Vốn nước ngoài 10000 tỷ đồng tăng 141,5% so vơi vốn đăng kí của giai đoạn 2001 – 2005 (4140 tỷ đồng)

3.2.2 Vốn thu hút

3.2.2.1 Vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng 16950 tỷ đồng tăng 55% so với giai đoạn 2001 – 2005; bao gồm đường giao thông, thuỷ lợi, đê điều, trường học công, bệnh viện công, công sơ, … trong đó:

- Vốn trung ương 3340 tỷ đồng tăng 36 % so với giai đoạn 2001-2005

- Vốn ngân sách địa phương 2208 tỷ đồng tăng 11 % so với giai đoạn 2001- 2005

- Vốn đầu tư nước ngoài ( FDI, ODA, NGO) : 1040 tỷ đồng tăng 177 % so với giai đoạn 2001 – 2005

- Vốn tín dụng 6800 tỷ đồng , tăng 116 % so với giai đoạn 2001-2005 - Vốn dân doanh 3562 tỷ đồng , tăng 20 % so với giai đoạn 2001 - 2005

3.2.2.2 Vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh thực hiện từ 19600 tỷ đồng tăng 68 % so với giai đoạn 2001-2005 trong đó:

+ Vốn đầu tư trong nước 13.600 tỷ đồng tăng 79,1 % so với giai đoạn 2001 - 2005

- Vốn TW 3000 tỷ đồng, tăng 500% so với giai đoạn 2001-2005 - Tín dụng 8200 tỷ đồng, tăng 32,5 % so với giai đoạn 2001 -2005 - Dân doanh 2100 tỷ đồng tăng 135 % so với giai đoạn 2001 -2005

+ Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) 6300 tỷ đồng, tăng 54,4 % so với giai đoạn 2001-2005

Một phần của tài liệu Đầu tư nước ngoài tại Hải Dương. Thực trạng và giải pháp (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w