Đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp của tỉnh

Một phần của tài liệu Đầu tư nước ngoài tại Hải Dương. Thực trạng và giải pháp (Trang 66 - 70)

II. Các giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài ở Hải Dương

7. Đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp của tỉnh

Khu, cụm công nghiệp (KCCN) là khu vực tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp. Mặt khác, KCCN còn là công cụ của chính sách công nghiệp nhằm thúc đẩy công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, đồng thời cũng là địa bàn để thực hiện chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) nền kinh tế của địa phương.

Như vậy, đầu tư phát triển các KCCN sẽ tạo ra nền tảng kinh tế - xã hội tác động mạnh đến đầu tư cả trong và ngoài nước, thúc đẩy sản xuất công nghiệp để sản xuất hàng xuất khẩu và các mặt hàng xuất khẩu và các mặt hàng tiêu dùng

trong nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo đó, khai thác và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng, nguồn lực trong và ngoài nước, nhất là nguồn lực tại chỗ để phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, tạo ra thu nhập cho người lao động, từng bước nâng cao trình độ, kỹ thuật, tay nghề, bậc thợ, tiếp nhận các công nghệ sản xuất tiên tiến và hình thành tác phong công nghiệp.

Mô hình KCCN đối với tỉnh ta vẫn còn là vấn đề mới mẻ, nhưng qua mấy năm xây dựng và phát triển, bước đầu nó đã trở thành nhân tố rất quan trọng góp phần đẩy mạnh thực hiện mục tiêu CNH, HĐH hiện nay. Ở tỉnh ta, ngoài các tiềm năng và lợi thế về địa lý, tỉnh đã sớm có chính sách mềm dẻo trong việc mời gọi đầu tư với phương châm 'trải thảm đỏ' thông qua giá thuê đất rẻ, giá đền bù thấp, chi phí san lấp, giải phóng mặt bằng thuận lợi, giá thuê nhân công hấp dẫn hơn so với một số tỉnh. Những chính sách đó cùng với thủ tục hành chính đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện đã tạo ra sức hấp dẫn để các nhà đầu tư đến với tỉnh ta thời gian qua.

Các KCCN ở tỉnh đã thu hút được 122 dự án, trong đó thu hút vào khu công nghiệp 20 dự án, vào cụm công nghiệp là 102 dự án. Hiện đã có 28 dự án trong các KCCN đi vào sản xuất, nâng tổng số dự án đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh đã đi vào hoạt động là 39 dự án, với số vốn hoạt động gần 350 triệu USD.

Một số KCCN do triển khai nhanh việc đầu tư cơ sở hạ tầng, đã cho các doanh nghiệp thuê tới 80-90% diện tích đất, như KCN Nam Sách, các cụm công nghiệp thuộc địa bàn TP Hải Dương, huyện Bình Giang... Một số KCCN do làm tốt việc xúc tiến đầu tư, có nhiều dự án thuê đất nên sớm 'lấp đầy', đang xin được mở rộng diện tích để thu hút đầu tư.

Nhờ có đầu tư của các doanh nghiệp vào KCCN với quy trình sản xuất tiên tiến, trình độ kỹ thuật công nghệ cao, nhất là các dự án đầu tư nước ngoài, đã làm bộ mặt sản xuất công nghiệp của tỉnh thay đổi, đồng thời giúp

các ngành dịch vụ cũng phát triển theo. Hàng năm, ngoài việc thu hút trực tiếp hàng vạn lao động vào các KCCN làm việc, còn gián tiếp tạo thêm nhiều việc làm mới trong các lĩnh vực như dịch vụ, xây dựng, cung cấp lương thực, thực phẩm, nhà ở, bốc dỡ hàng hoá... Mặt khác, việc xuất hiện các KCCN và nhu cầu thu hút lao động vào làm việc còn thúc đẩy mạnh lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật, tay nghề cho người lao động, đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trong các KCCN.

Do quan tâm phát triển các KCCN mấy năm gần đây, mức tăng trưởng kinh tế của tỉnh từng bước phát triển theo chiều sâu, gắn nông nghiệp với công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch thoe hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP, tạo ra sự biến đổi nhanh chóng bộ mặt kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và của vùng, địa phương trực tiếp co các KCCN nói riêng.

Tuy nhiên, bên cạnh những cố gắng và thành công, việc phát triển các KCCN của tỉnh còn là vấn đề mới mẻ, kinh nghiệm tích luỹ chưa được nhiều và kết quả chưa được như mong muốn. Hàng loạt vấn đề đang đặt ra với không ít khó khăn như: kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào các KCN (gồm điện, nước, giao thông...) đầu tư xây dựng chậm, thiếu đồng bộ để đón đầu trước khi các KCCN được 'lấp đầy'; vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiếu nghiêm trọng; số lượng doanh nghiệp đi vào hoạt động chưa nhiều; công tác giải phóng mặt bằng ở một số địa phương còn rất khó khăn; xử lý môi trường, nhất là xử lý nước thải, chất thỉa rắn, đang là vấn đề nổi cộm...

Để các KCCN của tỉnh ta phát triển mạnh, bền vững, thu hút nhanh các doanh nghiệp vào đầu tư mở rộng sản xuất, làm đòn bẩy đẩy nhanh CNH, HĐH, đô thị hoá kinh tế - xã hội của tỉnh, các cấp, các ngành cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân, nhất là nhân dân vùng quy hoạch để mọi người dân hiểu rõ và tự giác ủng hộ chủ trương phát triển KCCN của tỉnh là

nhằm đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH nền kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Trước hết cần tăng cường vai trò, trách nhiệm của cấp uỷ, chính quyền và các tổ chức đoàn thể nhân dân ngay tại các cơ sở và các huyện, thành phố có dự án.

Đi đôi với xây dựng quy hoạch phát triển các KCCN cần đồng thời triển khai lập các dự án về đào tạo nghề, chuyển đổi nghề, quy hoạch lại đồng ruộng, nông thôn, chuyển dịch cơ cấu sản xuất... cho nơi có dự án KCCN. Tác động mạnh để các nhà đầu tư kinh doanh các KCCN đẩy nhanh đầu tư xây dựng theo hướng đồng bộ các công trình kết cấu hạ tầng cơ sở các KCN với chất lượng cao và phối hợp chặt chẽ với các ngành hữu quan để đồng bộ hoá việc cung cấp điện năng, cấp thoát nước, giao thông và hệ thống thông tin liên lạc..., tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp vào đầu tư. Tạo điều kiện cho các nhà đầu tư hoặc doanh nghiệp kinh doanh cơ sở hạ tầng KCCN được thế chấp diện tích đất chưa thuê được đất phải thanh toán với ngân hàng; đồng thời sớm thành lập Công ty phát triển cơ sở hạ tầng KCN để trực tiếp làm nhiệm vụ kinh doanh, đầu tư và xúc tiến kêu gọi đầu tư vào KCCN. Đặt các chi nhánh của ngân hàng tại các KCCN để các doanh nghiệp thuận tiện trong hoạt động dịch vụ, giao dịch tài chính. Lập quy hoạch phát triển các khu dân cư ở khu vực có các KCCN và có chính sách ưu đãi để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nhà ở cho công nhân KCCN.

Các cơ sở đào tạo nghề cần có biện pháp phối hợp chặt với các KCCN để có kế hoạch đồng bộ trong việc tuyển chọn, đào tạo, cung cấp lao động phù hợp cho các DN trong các KCCN. Đi đôi với Nhà nước hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề, cần vanạ động người dân tham gia tạo quỹ học nghề, giúp người lao động có điều kiện kinh phí để học nghề, cơ hội tìm việc làm trong các KCCN.

Công bố công khai danh mục những ngành nghề, lĩnh vực, những vùng và địa phương mà tỉnh đang khuyến khích đầu tư, theo quy định rõ những chính sách ưu đãi về thuế, vốn vay, hỗ trợ... Tiếp tục đẩy mạnh việc cải cách thủ tục hành chính, mà trọng tâm là đội ngũ trực tiếp tiếp nhận, thẩm định, giải quyết các thủ tục triển khai dự án của các nhà đầu tư.

Gắn phát triển các KCCN với việc kiểm soát chất thải công nghiệp, bảo vệ môi trường sinh thái nhằm bảo đảm lợi ích lâu dài của địa phương và đất nước.

Đẩy mạnh phát triển các KCCN, cùng với kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội phát triển theo quy hoạch, sẽ góp phần hình thành các đô thị vệ tinh mới, thu hẹp sự chênh lệch phát triển giữa nông thôn và thành thị, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, nhất là khu vực nông nghiệp và nông thôn, góp phần đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH nền kinh tế theo định hướng của tỉnh.

Một phần của tài liệu Đầu tư nước ngoài tại Hải Dương. Thực trạng và giải pháp (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w