Sản xuất thuốc tân dược và nguyên

Một phần của tài liệu Đầu tư nước ngoài tại Hải Dương. Thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 34)

tân dược và nguyên liệu kháng sinh

Phục vụ chữa bệnh cho nhân dân

Liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài 5 triệu USD trở lên 23. Sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy

Thay thế nhập khẩu Liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài 5 triệu USD trở lên 24. Xây dựng nhà máy điện

XD nhà máy điện công suất 100 MD trên địa bàn tỉnh Hải Dương

100% vốn nước ngoài

100 triệu USD trở lên trở lên

2.2 T ình hình huy động vốn ODA

Trong giai đoạn 2001-2005, Tỉnh cũng huy động được 1144 tỷ đồng vốn ODA, nguồn vốn này được đầu tư cho việc: phát tiển hệ thống cấp thoát nước; đầu tư cho lĩnh vực giáo dục và văn hoá- thông tin, thể dục thể thao; phát triển cơ sở hạ tầng khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường. Hệ thống giao thông của Tỉnh cũng được phát triển với sự đóng góp từ 12 tỷ đồng của nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên vốn ODA được thu hút vào tỉnh thực sự chưa nhiều và chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế của tỉnh. Các dự án ODA vẫn còn nhỏ lẻ và quy mô không lớn, ODA chưa thực sự trở thành một nguồn vốn quan trọng trong chiến lược thu hút đầu tư cũng như chiến lựoc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tỉnh Hải Dương chưa có chiến lược thu hút nguồn vốn ODA một cách toàn diện và triệt để. Do đó trong những năm tới đây Hải Dương phài có nhứng giải pháp để thu hút nguồn vốn ODA quan trọng này để đẩy mạnh hoạt động đầu tư của tỉnh

2.3 Tình hình thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp

Với những điều kiện về địa lý, xã hội thuận lợi và những chính sách ưu đãi, khuyến khích, Hải Dương đã trở thành địa chỉ hấp dẫn thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp (KCN, CCN).

Để thu hút đầu tư vào các KCN, CCN tỉnh đã có những chính sách ưu đãi như miễn tiền thuê đất trong 10 năm và giảm 50% số tiền thuê đất trong 10 năm tiếp theo; đồng thời không thu tiền thuê đất đối với diện tích xây dựng nhà ở tập thể cho công nhân, đất trồng cây xanh....Cùng các chính sách ưu đãi trên, các thủ tục về thẩm định và chấp thuận dự án, cấp giấy phép đầu tư cho các doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận tiện. Ngoài ra, tỉnh còn ban hành một số quy định ưu đãi về vốn đầu tư, lãi suất vay vốn, phí cung cấp dịch vụ của ngân hàng và các tổ chức tín dụng; ưu đãi về

thông tin quảng cáo và hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động địa phương....

Những cơ chế, chính sách nói trên đã hấp dẫn nhiều nhà đầu tư. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 7 KCN tập trung với diện tích khoảng 1.500 ha.

KCN Đại An có tiến độ lấp đầy đạt gần 100% diện tích đất của giai đoạn 1. KCN này hiện có 13 dự án đầu tư, số vốn đăng ký là 156 triệu USD

KCN Nam Sách, diện tích 64 ha, đã có 14 dự án đầu tư, số vốn đăng ký là 48 triệu USD, diện tích đất thuê là 35 ha, tỷ lệ lấp đầy KCN 80%. Một số nhà máy đã đi vào sản xuất. KCN Phúc Điền (Cẩm Giàng) tổng diện tích 87 ha, đã có 15 dự án đầu tư với số vốn đầu tư đăng ký là 113 triệu USD. Diện tích đất thuê là 45 ha. Tỷ lệ lấp đầy là 78%. KCN Phú Thái (Kim Thành), diện tích 72 ha, đã cho các nhà đầu tư thuê hết diện tích đất. KCN Việt Hòa (TP Hải Dương) tổng diện tích 49 ha, do tập đoàn KenMark (Đài Loan) làm chủ đầu tư, tổng vốn hơn 40 triệu USD. Hiện tập đoàn cùng với các đơn vị thành viên triển khai xây dựng hạ tầng KCN cũng như các nhà máy. KCN Tân Trường (Cẩm Giàng) diện tích gần 200 ha. Hiện nay, chủ đầu tư đang khẩn trương thực hiện công tác giải phóng mặt bằng để triển khai dự án. KCN tàu thủy Lai Vu (Kim Thành), diện tích 210 ha, được quy hoạch từ cụm công nghiệp tàu thủy do Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam làm chủ đầu tư xây dựng, phục vụ ngành công nghiệp đóng tàu.

Tính đến đầu năm 2006 các KCN đã có 46 dự án đầu tư được cấp phép, với số vốn đầu tư 437 triệu USD. Trong đó có 32 dự án 100% vốn nước ngoài (323 triệu USD); 9 dự án trong nước (68 triệu USD); 5 dự án liên doanh (45,5 triệu USD). Đã có 14 doanh nghiệp đi vào sản xuất, tổng vốn đầu tư hơn 13 triệu USD, thu hút 6.700 lao động. Trong những tháng đầu năm 2006 các doanh nghiệp trên đạt doanh thu 42,6 triệu USD, trong đó giá trị xuất khẩu 37,5 triệu USD, nộp ngân sách nhà nước 162 nghìn USD.

Cùng với việc phát triển các KCN, thời gian qua tỉnh ta đã có chủ trương kế hoạch phát triển các CCN tại các huyện, các làng nghề trong tỉnh. Mục tiêu đề ra là ở mỗi huyện trong tỉnh sẽ quy hoạch phát triển CCN gắn với thị trấn, thị tứ, các làng nghề để tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất TTCN có mặt bằng sản xuất, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế... Chính sách ưu đãi về giá thuê đất và miễn giảm tiền thuê đất, ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi vay vốn đầu tư, lãi suất vay vốn, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, giải phóng mặt bằng, đào tạo nghề... đã khuyến khích các nhà đầu tư vào các CCN. Đến nay toàn tỉnh đã quy hoạch 22 CCN, tổng diện tích quy hoạch 780 ha. Đã tiếp thu 102 dự án vào các CCN với diện tích thuê đất trên 141 ha, bằng 30% diện tích đất quy hoạch, số vốn đăng ký 1.797 tỷ đồng, dự kiến sẽ thu hút trên 22 nghìn lao động.

Sự hình thành và hoạt động của các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh đã tạo nên bộ mặt mới của công nghiệp tỉnh nhà, góp phần tập trung hoá sản xuất và sử dụng có hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng, cơ sở vất chất kỹ thuật, đất đai, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư vào sản xuất công nghiệp. Các KCN đã tạo nên thế mạnh thu hút các dự án đầu tư sản xuất công nghiệp vào tỉnh trong giai đoạn tới.

3. Tình hình sử dụng vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Hải Dương

Các DN có vốn đầu tư nước ngoài đã tích cực tham gia vào việc đầu tư sản xuất, kinh doanh nhằm sử dụng hiệu quả đồng vốn đ tư, tạo động lực quan trọng vào thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Sự phát triển của các DN đã đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế (GDP), chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đồng thời tạo thêm nhiều việc làm mới, góp phần ổn định tình hình an ninh - xã hội trên địa bàn. Tính riêng trong 5 năm (2001- 2005), toàn tỉnh đã giải quyết được gần 120.000 việc làm mới cho người lao động, tăng gấp 2 lần so với giai đoạn 1996 - 2000, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị xuống còn 5,5% và thời gian lao động nông thôn tăng lên gần 80% vào

năm 2005. Cơ cấu lao động trong nông - lâm nghiệp 66%, công nghiệp và xây dựng 19%, dịch vụ và an ninh - quốc phòng 15%

3.1 Lĩnh vực sử dụng vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh thường phần lớn là đầu tư vào phát triển sản xuất kinh doanh mà trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu đước dùng để phát triển công nghiệp. Điều này chứng tỏ vốn đầu tư nươc ngoài là tiền đề vô cùng quan trọng để thực hiện quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá của tỉnh.

Bảng 6: Vốn đẩu tư theo lĩnh vực sử dụng vốn

Đơn vị: Tỷ đồng Lĩnh vực sử dụng vốn Xây dựng cơ sở hạ tầng Phát triển sản xuất kinh doanh Số vốn 376 4080

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương

Bảng 7: Tổng hợp vốn đầu tư nước ngoài đăng kí và vốn đầu tư nước ngoài thực hiện trên địa bàn tinh Hải Dương

Lĩnh vực đầu tư Đăng kí giai đoạn 2001 - 2005 Thực hiện giai đoạn 2001 - 2005 Dự kiến đăng kí 2006 - 2010 Dự kiến thực hiện 2006 - 2010 Tổng số 4516 4456 11420 7340 A. Xây dựng cơ sở hạ tầng 376 376 1120 1040

I. Nông - lâm - thuỷ sản 0 0 200 200

II. Giao thông 12 12 0 0

III. Hệ thống điện 0 0 210 210

IV. Y tế 0 0 180 180

V. Giáo dục đào tạo 10 10 0 0

Một phần của tài liệu Đầu tư nước ngoài tại Hải Dương. Thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w