II. Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành theo
2. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành trong quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành đã được hai nhà kinh tế học là A. Fisher và Hariss Todaro nghiên cứu khi đề cập đến sự chuyển dịch lao động giữa hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp, cũng như xu hướng di dân từ nông thôn ra thành thị.
A. Fisher đã phân tích: Theo xu thế phát triển khoa học công nghệ, ngành nông nghiệp dẽ có khả năng thay thế lao động nhất, việc tăng cường sử dụng máy móc thiết bị và các phương thức canh tác mới đã tạo điều kiện cho nông dân nâng cao được năng suất lao động . Kết quả là để đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm cần thiết cho xã hội thì không cần đến một lượng lao động như cũ và vì vậy tỷ lệ lao động nông nghiệp có xu hướng giảm dần trong cơ cấu ngành kinh tế. Trong khi đó ngành công nghiệp là ngành khó có khả năng thay thế lao động hơn nông nghiệp do tính chất phức tạp hơn của việc sử dụng công nghệ kỹ thuật mới, mặt khác độ co giãn của nhu cầu tiêu dùng loại sản phẩm này là đại lượng lớn hơn vì vậy theo sự phát triển của kinh tế, tỷ trọng lao động công nghiệp có xu hướng tăng lên. Ngành dịch vụ được coi là khó có khả năng thay thế lao động nhất do đặc điểm kinh tế kỹ thuật của việc tạo ra nó, rào cản cho sự thay thế kỹ thuật này rất cao. Trong khi đó, độ co giãn của nhu cầu sản phẩm dịch vụ khi nền kinh tế ở trình độ phát triển cao là lớn hơn 1. Vì vậy, tỷ trọng lao động trong ngành dịch vụ sẽ có xu hướng tăng nhanh và ngày càng tăng khi nền kinh tế càng phát triển.
Theo như Todaro quá trình công nghiệp hoá diễn ra đồng thời với công nghiệp hóa. Do đó, xu hướng di dân từ nông thôn ra thành thị là xu hướng tất
yếu khách quan của các nước trong quá trình phát triển. Những người di cư xem xét các cơ hội khác nhau trong thị trường lao động dựa vào tối đa hoá những lợi ích dự kiến có được từ việc di cư bằng việc so sánh mức thu nhập dự kiến có được trong một khoảng thời gian nhất định ở thành thị với mức thu nhập trung binh đang có ở nông thôn. Do sự chênh lệch về thu nhập lao động có xu hướng di chuyển từ khu vực nông thôn ra thành thị kéo theo sự dịch chuyển cơ cấu ngành theo xu hướng tăng tỷ trọng lao động ở các ngành trong lĩnh vực phi nông nghiệp.
Mặt khác, công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng chủ yếu sau:
- Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn với các nội dung đẩy mạnh thủy lợi hóa, cơ giới hóa và điện khí hóa, đổi mới cơ cấu cây trồng vật nuôi ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tiên tiến.
- Công nghiệp vừa phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động vừa đi nhanh vào một số ngành lĩnh vực có công nghệ cao hiện đại
- Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ như thương mại, du lịch, vận tải, bưu chí viễn thông, tài chính ngân hàng
- Xây dựng đồng bộ và từng bước hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng. - Phân bố hợp lý cơ sở sản xuất và lao động theo vùng nông thôn, thành thị, miến núi, đồng bằng ven biển và các vùng kinh tế.
Vì vậy xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo ngành trong phạm vi quốc gia vận động theo các quy luật sau:
- Tỉ trọng các ngành trong nhóm 2 (chế biến) và nhóm 3 (dịch vụ) ngày càng tăng, giảm tỉ trọng của các ngành trong nhóm 1 (khai thác)
- Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động là : Tăng tỉ trọng lao động trong công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng lao động trong nông nghiệp.
Còn đối với các địa phương do có đặc trưng kinh tế, thế mạnh khác nhau thì xu hướng trên có phần không phù hợp. Đối với các tỉnh miền núi như Phú Thọ, xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành trên địa bàn tỉnh theo hướng: Tăng tỷ trọng lao động trong nông nghiệp chứa hàm lượng chất xám cao đặc biệt là các vùng chuyên canh áp dụng công nghệ cao, hiện đại, các vùng trồng cây công nghiệp ngắn ngày đem lại giá trị xuất khẩu cao như: chè, hoa màu…Tăng tỷ trọng lao động ngành dịch vụ kinh doanh mang tính chất thị trường như: du lịch (đây là một trong các thế mạnh của tỉnh), thương mại… Các ngành công nghiệp chế biến nông sản: chế biến chè xuất khẩu, chế biến giấy. Giảm tỷ trọng lao động trong các ngành khai thác gây ảnh hưởng đến môi trường phá bỏ tính bền vững trong phát triển kinh tế.
III. Các yếu tố tác động tới quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành