I. Khái quát chung về tình hình phát triển KTXH tỉnh Phú Thọ gia
2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001-2008 trong bối cảnh
CNH-HĐH của tỉnh Phú Thọ.
2.1. Đánh giá tổng quát việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế xã hội
Trong thời gian vừa qua kinh tế Phú Thọ có sự tăng trưởng khá, tốc độ ổn định ở mức cao. Giai đoạn 2001- 2005 tốc độ tăng GDP bình quân đầu người đạt 9,65% cao hơn giai đoạn 1997- 2000 là 1,63%. Cao hơn 1,34 lần so với cả nước và 1,9 lần so với vùng núi trung du miền Bắc. Năm 2007 tốc độ tăng trưởng đạt 10,8%. Năm 2008 là năm nền kinh tế của tỉnh có phần khởi sắc tốc độ tăng trưởng khá cao trong điều kiện khó khăn của nền kinh tế trong nước cũng như biến động phức tạp của kinh tế thế giới. Tốc độ tăng trưởng của tỉnh đạt 11,5% là năm có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm qua. Cơ cấu ngành kinh tế dịch chuyển theo hướng tiến bộ: Nông lâm nghiệp 25,9% công nghiệp - xây dựng 38,8%, dịch vụ 35,3%;
2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
Giai đoạn 2000- 2008 nền kinh tế của tỉnh tiếp tục ổn định và phát triển đồng đều ổn định ở tất cả các ngành, các lĩnh vực, đó là: Sản xuất nông lâm nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, từng bước nâng cao giá trị và chất lượng, sản xuất nông nghiệp tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng. Các ngành dịch vụ tiếp tục có chuyển biến tích cực, quy mô thị trường ngày càng mở rộng, một số ngành dịch vụ mới có tốc độ phát triển cao như bưu chính viễn thông, bảo hiểm, những lợi thế về duy lịch tiếp tục được đầu tư, khai thác. Cụ thể như sau:
2.2.1. Ngành công nghiệp
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển khá mạnh giai đoạn 2001- 2008 tốc độ tăng trưởng của ngành đạt 12,27%( tính theo GDP). Tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghiệp với tổng giá trị xuất khẩu trên địa bàn
tăng so với mục tiêu đề ra. Một số sản phẩm chủ yếu như: Chè, phân bón, bia… sản lượng sản xuất vượt mục tiêu. Đã hình thành một số ngành không những có ý nghĩa cho tỉnh mà còn có ý nghĩa với cả nước như: Giấy, hoá chất… Nhiều sản phẩm đạt tốc độ tăng trưởng cao như: May mặc tăng 25,4% , chè tăng 17,2% , xi măng tăng 35,3% …Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng làng nghề được chú trọng, một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp được hình thành, nhiều dự án được đầu tư.
Đặc biệt trong năm 2008 mặc dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn song sản xuất công nghiệp trên địa bàn vẫn giữ được ổn định và duy trì được đà tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá năm 1994) ước đạt 9,401 tỷ đồng tăng 15,7% so với năm 2007 (8,128 tỷ đồng).
Mặc dù đã đạt được các thành tích kể trên song bên cạnh đó tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp của tỉnh còn thấp, mức tăng trưởng thấp hơn mức tăng trưởng bình quân của cả nước. Tốc độ tăng trưởng chưa thật sự ổn định và bền vững, hiệu quả sản xuất còn thấp, giá trị gia tăng công nghiệp chưa cao. Nguyên nhân do các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác hoạt động không hiệu quả. Kết cấu hạ tầng để phát triển công nghiệp còn chưa đồng bộ, công tác quản lý và khai thác tài nguyên khoáng sản còn nhiều hạn chế, khai thác chưa gắn liền với chế biến nên hiệu quả thấp. Đội ngũ cán bộ chỉ đạo công nghiệp còn thiếu và yếu cả về chất lượng lẫn số lượng, do vậy chưa phát huy được vai trò tích cực để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa địa phương.
2.2.2. Ngành nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp đã đạt tốc độ tăng trưởng cao liên tục trong giai đoạn 2001- 2008 tốc độ tăng của Phú Thọ là 6,63%( tính theo GDP). Giá trị sản xuất tăng bình quân 8,15% năm. Giá trị sản phẩm trồng trọt thuỷ sản bình
quân /ha đất sản xuất đạt 27 triệu đồng năm 2006. Cơ cấu nông, lâm nghiệp chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp dịch chuyển theo hướng tiến bộ: Tăng dần tỷ trọng các ngành dịch vụ nông nghiệp, giảm tỷ trọng lao động trong các ngành trồng trọt có năng suất lao động thấp. Tỷ trọng chăn nuôi và thuỷ sản tăng từ 30,9% năm 2005 lên 33,9% trồng trọt giảm xuống còn 61,8% năm 2008.
Đến năm 2008 giá trị sản xuất nông lâm thuỷ sản tăng 1,8 lần so với năm 2001. Kinh tế nông nghiệp nông thôn đang dần thay đổi diện mạo, các chương trình nông nghiệp trọng điểm không những đạt mà còn vượt mục tiêu đề ra. Năm 2008 diện tích gieo trồng đạt 123,7 nghìn ha bằng 97,6% kế hoạch giảm 2,7% so với năm 2007, chăn nuôi gia súc gia cầm gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài. Sản xuất lâm nghiệp giữ ổn định các chương trình trồng rừng mới, rừng tập trung chăm sóc, nuôi dưỡng khoanh nuôi tái sinh và trồng cây lâm nghiệp phân tán đạt khá. Đã trồng được 6,3 nghìn ha rừng tập trung, chăm sóc trồng rừng trồng 17,2 nghìn ha tăng 31,3% so với năm 2007.
Tuy nhiên, quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh vẫn còn bộc lộ một số hạn chế như: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong nội bộ ngành, chuyển dịch lao động nông nghiệp chậm, chưa vững chắc, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. Việc gắn kết sản xuất với tiêu thụ còn nhiều bất cập. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn nhiều hạn chế, thiếu công nghê và cán bộ giỏi.
2.2.3. Ngành dịch vụ
Ngày càng phát triển, tốc độ phát triển bình quân năm của ngành 11,8%/ năm đáp ứng được yêu cầu sản xuất và đời sống phục vụ người dân trên địa
bàn tỉnh. Năm 2007 giá trị sản xuất ngành dịch vụ đạt 3,116 tỷ đồng tăng 15% so với năm 2006. Năm 2008 tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 6,552 tỷ đồng tăng 21,3% so năm 2007( nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ năm 2008 tương đương 2007 do giá nhiều loại hàng hóa tăng cao và sức mua trong dân giảm xuống)
Về thương mại: Giá trị sản lượng hàng hoá tăng trung bình 10,8%/ năm, xuất khẩu hàng hoá đạt khá kim ngạch xuất khẩu năm 2008 ước đạt 210 triệu USD bằng 72,4% mục tiêu đại hội và tăng 86,2% so năm 2005.
Về dịch vụ tổng hợp: Dịch vụ du lịch có chuyển biến, cơ sở vật chất, chất lượng kỹ thuật được cải thiện, khách du lịch tăng 10,1%/ năm. Dịch vụ vận tải tăng trưởng 29%/ năm. Dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển tương đối nhanh đến năm 2006 đã có 11 máy điện thoại/100 dân tăng 5,7 lần so với năm 2000.
2.2.4. Hạn chế cần khắc phục
Sự tăng trưởng của từng ngành và toàn nền kinh tế chưa bền vững, chất lượng hiệu quả chưa cao, sức cạnh tranh thấp. Tụt hậu ngày càng xa với phát triển kinh tế với khu vực và chung của cả nước. Nhiều doanh nghiệp công nghệ còn lạc hậu, trình độ tổ chức, quản lý yếu kém. Mặt hàng xuất khẩu có tăng, nhưng mặt hàng chủ lực có khối lượng lớn không nhiều, tỷ lệ nông sản qua chế biến còn thấp, thị trường tiêu thụ không ổn định, chịu sự cạnh tranh gay gắt.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, đặc biệt là cơ cấu kinh tế nông thôn, chưa khai thác được triệt để tiềm năng, thế mạnh vào phát triển kinh tế xã hội. Các lĩnh vực du lịch,vận tải hàng hóa, xuất nhập khẩu, dịch vụ tổng hợp… còn yếu. Tiềm năng nông, lâm, thuỷ sản chưa được khai thác triệt để, chăn nuôi chưa cân đối vói trồng trọt.
II. Tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn 2001 – 2008