Tương quan giữa chuyển dịch cơ cấu ngành và chuyển dịch cơ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp trong chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh giai đoạn 2010 - 2015 đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 53 - 56)

I. Khái quát chung về tình hình phát triển KTXH tỉnh Phú Thọ gia

1. Thực trạng chuyển dịch theo ba nhóm ngành

1.3. Tương quan giữa chuyển dịch cơ cấu ngành và chuyển dịch cơ

Nhìn vào đồ thị trên ta thấy từ năm 2006- 2007 tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành ở mức cao nhất trong tất cả các năm( 2,987%). Tỷ lệ chuyển dịch thấp nhất là năm 2001- 2002. Từ năm 2001- 2002 và năm 2003- 2004 lao động giữa các ngành bắt đầu có sự chuyển dịch đáng kể( năm 2001 tỷ trọng lao động làm việc trong ngàng nông nghiệp là 80,49% thì năm 2004 tỷ lệ này đã giảm xuống còn 75,2%. tính trung bình trong giai đoạn này tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp giảm 1,32% tương ứng với nó là sự gia tăng lao động vào các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ). Tỷ lệ chuyển dịch lao động theo ngành bắt đầu suy giảm vào các năm 2004- 2005 và 2005- 2006 điều này cho thấy từ năm 2004- 2006 hầu như không có sự dịch chuyển về cơ cấu lao động. Từ năm 2006 đến năm 2007 tỷ lệ chuyển dịch đã có sự thay đổi đạt mức 2,987%. Tính trung bình mỗi năm cơ cấu lao động của các ngành dịch chuyển khoảng 1,25%

Vì vậy có thể kết luận rằng: Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở Phú Thọ còn chậm, tăng giảm thất thường nhưng không thể nói rằng quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động của tính không sự tiến bộ, bởi Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi phía Bắc, với nguồn tài nguyên được thiên nhiên ưu đãi, hàng năm tỷ lệ đóng góp của khu vực nông nghiệp vào GDP là rất lớn. Mặc dù, tốc độ chuyển dịch lao động giữa các ngành không lớn nhưng phần nào đã phản ánh đúng xu thế chuyển dịch lao động chung trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa hiện nay.

1.3. Tương quan giữa chuyển dịch cơ cấu ngành và chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành động theo ngành

Có mối quan hệ chặt chẽ giữa chuyển dịch cơ cấu ngành và chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa sự

dịch chuyển cơ cấu kinh tế còn được đánh giá thong qua chỉ tiêu rất quan trọng đó là cơ cấu lao động đang làm việc trong nền kinh tế được phân bổ như thế nào vào các lĩnh vực sản xuất khác nhau. Tương quan giữa chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành và chuyển dịch cơ cấu ngành là tiêu chí quan trọng để đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động của ngành. Theo thống kê của tỉnh, tỷ trọng giá trị và tỷ trọng lao động của các ngành như sau:

Bảng 2.6 : Cơ cấu ngành và cơ cấu lao động theo ngành.

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Cơ cấu ngành

NN 33,1 31,6 30,7 29,7 29,3 28,5 28,2

CN 33,2 35,0 35,8 36,6 37,4 38,7 38,1

DV 33,7 33,4 33,5 33,7 33,6 32,8 33,7

Cơ cấu lao động theo ngành

NN 80,49 79,85 77,33 75,2 73,68 72,02 68,5

CN 10,9 10,72 12,09 12,57 13,93 14,2 16,3

DV 8,61 9,43 10,58 12,23 12,39 13,78 15,2

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Phú Thọ - Niên giám thống kê 2007

Trung bình các năm thì tỷ trọng GDP ngành nông nghiệp giảm 0,7%, ngành công nghiệp tăng 0,7%, ngành dịch vụ tăng 0,15%. Vậy mà, tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp hàng năm tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp giảm 1,7%, tỷ trọng lao động ngành công nghiệp tăng 0,7%, ngành dịch vụ tăng 0,82%. Điều đó chứng tỏ rằng có sự bất hợp lý giữa chuyển dịch cơ cấu ngành và chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành. Cụ thể như cơ cấu kinh tế của Phú Thọ xét về mặt giá trị có dạng: công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp. Nhưng cơ cấu lao động lại có dạng: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.

Mặt khác, để đánh giá chất lượng chuyển dịch cơ cấu lao động trong quan hệ so sánh với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh giai đoạn 2001- 2007 có thể dùng chỉ tiêu năng suất lao động của ba nhóm ngành:

Bảng 2.7: Năng suất lao động của các ngành chủ yếu giai đoạn 2001- 2007 Đơn vị tính: 1000 đ( theo giá hiện hành)

2003 2004 2005 2006 2007

Chung toàn nền kinh tế 4,865.8 6,276.5 7,167.0 7,761.9 8,565.2

NSLĐ nông nghiệp 2,009.9 2,360.5 2,737.3 2,9860 3,150.4

NSLĐ công nghiệp 15,188.7 20,620.4 22,464.8 22,648.1 23,923

NSLĐ ngành dịch vụ 18,487.4 24,236.1 21,027.8 21,551.5 22,573.2

Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ đến 2020

Trong thời kỳ này năng suất lao động bình quân của tỉnh tăng từ: 4,865.8/ 1000đ/ người lên 8,565.2/ 1000đ/ người, tức gần 2 lần trong đó ngành công nghiệp và xây dựng là tăng nhanh nhất 1,58 lần, tiếp đến là ngành dịch vụ tăng 1,22 lần. Thực trạng này phản ánh đúng quy luật là các ngành sản xuất tư liệu sản xuất( công nghiệp, xây dựng phát triển nhanh nhất, kéo theo tỷ trọng lao động tăng nhanh tiếp đến là ngành dịch vụ để đáp ứng nhu cầu nâng cao đời sống người dân). Nhưng thực trạng này cũng phản ánh sự bất hợp lý trong cơ cấu lao động của tỉnh, mặc dù trong ngành công nghiệp năng suất lao động cao nhưng quy mô của nó không đủ lớn để tiếp nhận lao động từ ngành khác chuyển sang hoặc nếu có thì lao động chuyển sang cũng không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp do trình độ chuyên môn kỹ thuật kém…. Trong thời gian tới tỉnh nên thực hiện các chính sách nâng cao chất lượng đào tạo, cũng như kêu gọi thu hút đầu tư nhằm mở rộng quy mô của các khu công nghiệp, khu chế xuất tận dụng triệt để tiềm năng, khai thác hiệu quả khả năng lao động sẵn có của tỉnh.

Nói tóm lại: xu hướng chuyển cơ cấu lao động đã phần nào phù hợp xu hướng chuyển dịch lao động theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá nhưng vẫn còn một số bất hợp lý so với cơ cấu ngành.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp trong chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh giai đoạn 2010 - 2015 đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w