Kinh nghiệm của một số địa phương

Một phần của tài liệu Một số giải pháp trong chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh giai đoạn 2010 - 2015 đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 34)

1. Chuyển dịch cơ cấu lao động ở Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc hiện nay là một tỉnh phát triển năng động và đạt được những thành quả to lớn trên nhiều mặt, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế. Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất đã đem đến một sắc thái mới trong quan hệ sản xuất, trong sự chuyển biến cơ cấu ngành nghề và gắn liền với nó là sự chuyển dịch và dần dần phá vỡ cơ cấu lao động bền vững trước đây vốn được bao bọc bởi luỹ tre làng, với truyền thống sản xuất canh tác manh mún, nhỏ lẻ của người nông dân lâu đời nay vẫn gắn bó một cách chặt chẽ cùng một mái ấm gia đình của người dân ở một tỉnh thuần nông.

Tính đặc thù của Vĩnh Phúc là một tỉnh trước năm 1997 với cơ cấu kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, do đó lực lượng lao động đóng góp chủ yếu là khu vực nông thôn. Vì vậy để đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành Vĩnh Phúc tập trung vào giải quyết các vấn đề chuyển dịch cơ cấu lao động trong khu vực nông nghiệp. Tỉnh chủ trương: Tập trung công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, coi phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn là nhiệm vụ quan trọng nhằm mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân, đảm bảo an ninh trật tự nông thôn, tạo tiền đề và môi trường thuận lợi thúc đẩy công nghiệp, dịch vụ phát triển. Để thực hiện mục tiêu trên tỉnh áp dụng hàng loạt các chính sách phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện hình thành doanh nghiệp vừa và nhỏ góp phần chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang các hoạt động phi nông nghiệp. Chủ trương duy trì và mở rộng các làng nghề tiểu thủ công nghiệp, đưa khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp nhất là công nghệ sinh học, đẩy mạnh cơ giới hóa, đổi mới cơ cấu cây trồng vật nuôi nâng cao năng suất trong hoạt động nông nghiệp.

Ngoài ra,Vĩnh Phúc có cả một chiến lược phát triển hệ thống các khu, cụm công nghiệp với quan điểm "Mọi thành công của tất cả các nhà đầu tư là thành công của tỉnh Vĩnh Phúc và mong muốn tất cả các nhà đầu tư vào Vĩnh Phúc đều gặt hái được thành quả”. Thực hiện các chính sách phát triển công nghiệp vừa và nhỏ thu hút lượng lớn lao động nông nhàn, góp phần giải quyết các vấn đề thất nghiệp toàn phần và thất nghiệp từng phần.

Song hành với chiến lược phát huy nội lực và ngoại lực kêu gọi các nhà đầu tư vào Vĩnh Phúc là chiến lược về thu hút nguồn nhân tài trong và ngoài Tỉnh. Tạo điều kiện nâng cao chất lượng nguồn lao động từng bước chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ trọng lao động vào các hoạt động phi nông nghiệp.

2. Chuyển dịch cơ cấu lao động Đồng Nai

Sau ngày giải phóng (30-4-1975), Đồng Nai vẫn là một tỉnh nông nghiệp, với cơ cấu nông nghiệp chiếm trên 65% GDP. Đến nay, Đồng Nai từng bước trở thành một tỉnh công nghiệp trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là một trong những địa phương tạo được sự thu hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm khá cao (trên 13%). Cơ cấu lao động ở mức dao động khoảng 40%. Sở dĩ Đồng Nai đạt được những thành công trên là do:

- Đồng Nai thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tập trung sức phát triển mạnh ngành công nghiệp đưa lao động vào các doanh nghiệp, tuyên truyền vận động thanh niên nông thôn đến lập nghiệp tại các khu công nghiệp tập trung. Kết quả năm 2008 đã có khoảng gần 23.000 lao động từ nông thôn đến các khu công nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn tỉnh.

- Mở rộng quy mô một số ngành công nghiệp chủ lực thu hút nhiều lao động như: công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, công nghiệp dệt, giày da, may mặc... Các ngành công nghiệp không những hiệu quá kinh tế cho tỉnh mà còn có tác động rất lớn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh. Lao động của tỉnh chuyển từ khu vực nông nghiệp sang hoạt động phi nông nghiệp.

- Không chỉ chú trọng đến phát triển công nghiệp, khu vực nông nghiệp cũng được quan tâm thích đáng. Chủ trương của tỉnh đưa công nghiệp vào nông nghiệp thông qua các chương trình cơ giới hóa nông nghiệp, điện khí hóa nông thôn, thủy lợi hóa, Chương trình 135, Chương trình xóa đói giảm nghèo... Đưa nông nghiệp từ tự túc, tự cấp chuyển sang sản xuất hàng hóa toàn diện và ổn định trong cả 2 lĩnh vực: trồng trọt và chăn nuôi. Nhờ sự lồng

ghép, đưa khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp mà năng suất lao động ngày càng được nâng cao trong khi sức hút tham gia vào khu vực công nghiệp và dịch vụ ngày càng lớn tạo điều kiện chuyển dịch phần lao động dư thừa trong nông nghiệp vào hoạt động trong khu vực công nghiệp và dịch vụ.

- Lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp cũng được quan tâm rất sát sao, Tỉnh thực hiện các chính sách phát triển các ngành dịch vụ nông nghiệp, nông thôn như: Tín dụng vốn, bảo hiểm, cung ứng vật tư kỹ thuật…Các loại hình hoạt động phi nông nghiệp này thu hút một lượng lớn lao động trong nông nghiệp.

3. Bài học chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành cho các địa phương ở Việt Nam. Việt Nam.

Phải đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa khu vực nông nghiệp nông thôn:

- Đưa nông, lâm, ngư nghiệp lên một trình độ mới bằng ứng dụng tiến bộ của khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, đẩy mạnh thủy lợi hóa, cơ giới hóa, điện khí hóa, quy hoạch sử dụng đất hợp lý, đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng giá trị thu được trên một diện tích.

- Đầu tư nhiều hơn cho phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội ở nông thôn. - Đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. Chú trọng phát triển kinh tế trang trại, các loại hình kinh tế hợp tác, đẩy nhanh việc sắp xếp lại và đổi mới quản lý các nông, lâm trường, phát triển mạnh các loại hình doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, chuyển một bộ phận của lao động nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ.

Gắn công nghiệp hóa với giải quyết ngay từ đấu các vấn đề phát sinh như: Di chuyển lao động ồ ạt từ nông thôn ra thành thị, thất nghiệp do đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích sử dụng (diện tích đất nông nghiệp bị thu

hẹp nhường chỗ cho các khu công nghiệp, khu chế xuất). Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải giải quyết việc làm cho người lao động ở khu vực có đất bị thu hồi thông qua các hình thức: đào tạo dạy nghề, cam kết tiếp nhận lao động giữa doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu chế xuất với người bị thu hồi đất tạo điều kiện dịch chuyển cơ cấu lao động theo hướng tiến bộ.

Có sự bố trí hợp lý các cụm khu công nghiệp, mức độ tập trung hay phân án của các cụm khu này ảnh hưởng rất lớn tới chuyển dịch cơ cấu lao động và các dòng di dân, bố trí các doanh nghiệp về nông thôn.

Ngoài ra cần có sự nhất quán trong quan điểm chuyển dịch của các địa phương:

- Chuyển dịch cơ cấu lao động phải đảm bảo phù hợp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cả về số lượng và chất lượng. Tăng cường phát triển nguồn lực đẩy nhanh khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, từng bước nâng cao năng suất lao động.

- Chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành phải dựa vào lợi thế của vùng, địa phương.

- Tăng cường kết nối giữa các khu vực thành thị - nông thôn, công nghiệp – nông nghiệp….

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2001- 2008 I. Khái quát chung về tình hình phát triển KTXH tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2001-2008

1. Giới thiệu chung về tỉnh Phú Thọ

1.1. Điều kiện tự nhiên:1.1.1.Vị trí địa lý 1.1.1.Vị trí địa lý

Phú Thọ là tỉnh miền núi, diện tích tự nhiên 3.528,4 km2, cách thủ đô Hà Nội 85 km về phía Tây Bắc, theo đường Quốc lộ 2. Phía Bắc giáp Tuyên Quang và Yên Bái; phía Nam giáp tỉnh Hoà Bình, phía Đông giáp tỉnh Hà Tây và Vĩnh Phúc; phía Tây giáp tỉnh Sơn La.; là cửa ngõ phía tây bắc của thủ đô Hà Nội và địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc, là cầu nối giao lưu kinh tế, văn hoá, khoa học - kỹ thuật giữa các tỉnh miền núi Tây Bắc, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La.. Phú Thọ có toạ độ địa lý 20055’

– 21043’ vĩ độ Bắc, 104048’ -105027’ kinh độ Đông. Phú Thọ là nơi trung chuyển hang hóa thiết yếu của các tỉnh miền núi Phía Bắc. Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực của vị trí địa lý để phát triển kinh tế- xã hội Phú Thọ còn gặp rất nhiều khó khăn vì là tỉnh trung du miền núi phía Bắc, địa hình bị chia cắt tương đối mạnh.

Phú Thọ có địa hình đa dạng, vừa có miền núi vừa có trung du và đồng bằng ven sông, đã tạo nguồn đất đai đa dạng, phong phú để phát triển nông lâm nghiệp hàng hoá toàn diện với những cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao phù hợp với địa hình trong và ngoài nước. Tuy nhiên do địa hình chia cắt, mức độ cao thấp khác nhau nên việc khai thác tiềm năng, phát triển sản xuất,

phát triển hạ tầng để phát triển kinh tế xã hội phải đầu tư tốn kém nhất là giao thông vận tải , thuỷ lợi, cấp điện …

1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên

Là tỉnh miền núi được thiên nhiên ưu đãi Phú Thọ có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú như. Tiềm năng về tài nguyên đất để phát triển sản xuất nông lâm thuỷ sản. Tiềm năng về khoáng sản tuy không giàu nhưng có khoáng sản trữ lượng lớn, chất lượng tốt để phát triển công nghiệp chế biến khoáng sản: như công nghiệp chế biến xi măng, phân bón. Tài nguyên rừng phong phú trữ lượng khoảng 3.5 triệu m3 thu hút 5 vạn lao động và đang dần lấy lại vị trí quan trọng trong nền kinh tế tỉnh. Tiềm năng về tài nguyên du lịch phong phú đa dạng với 150 di tích đựơc xếp hạng, nhiều khu du lịch nổi tiếng như quần thể Đền Hùng, đền Mẫu Âu Cơ….chưa khai thác được nhiều , khả năng phát huy còn khá lớn. Tiềm năng về nguồn lao động tại chỗ rất dồi dào, lực lượng lao động trẻ, khoẻ, có trình độ văn hóa cao, số người qua đào tạo nghề đạt tỷ lệ cao so với các tỉnh miền núi, lại cần cù, chịu khó, có ý chí vươn lên, nếu phát huy tốt tiềm năng này sẽ là động lực quan trọng để phát triển kinh tế xã hội.

Nói tóm lại, Phú Thọ có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng phong phú, đây là lợi thế của tỉnh so với các tỉnh khác của vùng núi Phía Bắc. Khi các nguồn tài nguyên này được tận dụng tạo điều kiện phát triển cho tỉnh: Xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập, đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu kinh tế. Khi cơ cấu kinh tế thay đổi, sự thay đổi đó sẽ tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu lao động, đặc biệt là cơ cấu lao động theo ngành.

1.2. Điều kiện kinh tế xã hội1.2.1. Dân cư và nguồn lực. 1.2.1. Dân cư và nguồn lực.

Quá trình dân số có liên quan chặt chẽ. chịu ảnh hưởng và tác động đến quá trình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn vừa qua do thực hiện chương trình dân số, các chính sách về kế hoạch hoá gia đình tốc độ tăng dân số của tỉnh có xu hướng giảm.

Bảng 2.1: Thực trạng phát triển dân số qua các năm

Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 DSTB 1000 1,275.5 1,288.0 1,296.0 1,312.2 1,326.8 1,339.5 1,348.8 TLTTN % 1,7 1,2 1,15 1,01 1,01 1,02 0,01 TLTCH % 0,3 0,2 0,1 0,10 0,10 0.10 0,10

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ đến 2020

Là một tỉnh miền núi, Phú Thọ là nơi cư trú của các dân tộc khác nhau như: Kinh, Mường, Thái, Dao…Theo thống kê trên địa bàn tỉnh có 21 dân tộc cư trú trong đó đông nhất là người Kinh và người Mường. Dân số trên địa bàn tỉnh có xu hướng ngày càng tăng, nếu như dân số trung bình năm 2001 là 1.275.500 người thì năm 2007 đã tăng lên đến 1.348.800 người. Nhưng tốc độ tăng có xu hướng chậm dần do tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và tăng dân số cơ học đã giảm bình quân mỗi năm khoảng 0,11%. Sở dĩ có được kết quả trên là do thực hiện thành công các chương trình kế hoạch hoá gia đình trên địa bàn tỉnh trong những năm vừa qua.

Trình độ học vấn của dân cư Phú Thọ hiện nay vào loại khá so với cả nước, số người chưa biết chữ chỉ chiếm 0,5% so với tổng số dân toàn tỉnh, so với cả nước thì tỷ lệ này là 3,5%. Trên địa bàn tỉnh có 1 trường đại học, 2 trường cao đẳng 7 trường trung học chuyên nghiệp và các trung tâm dạy nghề.

Về chất lượng nguồn lực: toàn tỉnh có 12.469 người có trình độ đại học, 142 người đạt trình độ thạc sĩ, 43 người có trình độ tiến sĩ (Năm 2005). Số lao động đã qua đào tạo đạt 28% trong đó có 19% là lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật (Năm 2007).

1.2.2. Cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật

Cơ sở hạ tầng ngày càng được cải thiện, bám sát và thực hiện cơ bản các mục tiêu quy hoạch 2000- 2010 của tỉnh, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Mạng lưới giao thông của tỉnh phân bố tương đối đều và hợp lý, thuận tiện cho việc lưu thông hàng hóa, hành khách nội ngoại tỉnh. Tuy nhiên chất lượng đường bộ còn thấp, công trình thoát nước chưa đồng bộ,chưa đáp ứng được tốc độ lưu thông cao và phương tiện vận tải lớn. Hạ tầng thuỷ lợi phát triển khá, đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp và phòng chống lũ lụt. Mạng lưới thương mại và dịch vụ tổng hợp đã phát triển rộng khắp đến các huyện, thị, thành và các xã trong tỉnh. Hạ tầng đô thị thành phố Việt Trì đã đầu tư phát triển khá về hệ thống giao thông nội thành, cấp điện, cấp thoát nước… Hạ tầng thị xã Phú Thọ và các thị trấn huyện cũng được đầu tư nhưng chưa đồng bộ. Hạ tầng khu công nghiệp Thụy Vân đã cơ bản hoàn thành các hạng mục đầu tư giai đoạn 2. Khu công nghiệp Bạch Hạc, Đồng Lạc đã được triển khai. Khu công nghiệp Trung Hà đã hoàn thành chuẩn bị đầu tư và đang quy hoạch chi tiết. Các dự án phát triển cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp khác như cụm công nghiệp làng nghề Lâm Thao, Đoan Hùng… đang triển khai tích cực.

2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001-2008 trong bối cảnh CNH-HĐH của tỉnh Phú Thọ. CNH-HĐH của tỉnh Phú Thọ.

2.1. Đánh giá tổng quát việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế xã hội

Trong thời gian vừa qua kinh tế Phú Thọ có sự tăng trưởng khá, tốc độ ổn định ở mức cao. Giai đoạn 2001- 2005 tốc độ tăng GDP bình quân đầu người đạt 9,65% cao hơn giai đoạn 1997- 2000 là 1,63%. Cao hơn 1,34 lần so với cả nước và 1,9 lần so với vùng núi trung du miền Bắc. Năm 2007 tốc độ tăng trưởng đạt 10,8%. Năm 2008 là năm nền kinh tế của tỉnh có phần khởi sắc tốc độ tăng trưởng khá cao trong điều kiện khó khăn của nền kinh tế trong

Một phần của tài liệu Một số giải pháp trong chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh giai đoạn 2010 - 2015 đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w