Xây dựng và thực hiện quy hoạch mạng lưới đào tạo nghề

Một phần của tài liệu Một số giải pháp trong chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh giai đoạn 2010 - 2015 đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 83 - 85)

II. Các giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển dịch lao động theo ngành

2. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

2.1. Xây dựng và thực hiện quy hoạch mạng lưới đào tạo nghề

Theo số liệu thống kê, hiện nay toàn tỉnh có trên 30 trường và các cơ sở đào tạo nghề, trong đó có 22 cơ sở công lập, 9 cơ sở đào tạo tư thục, ngoài ra còn 7 doanh nghiệp có cơ sở dạy nghề. Mặc dù, số lượng cơ sở đào tạo nghề phát triển nhưng lại phân bố không đồng đều, chỉ tập trung ở thành phố, thị xã, còn các huyện miền núi hầu như chưa có cơ sở đào tạo, chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học. Vì vậy trong thời gian tới tỉnh cần chú trọng trong công tác quy hoạch mạng lưới đào tạo nghề.

Công tác quy hoạch phải đảm bảo mở rộng mạng lưới đào tạo nghề cả về quy mô và chất lượng, mở rộng ngành nghề đào tạo phù hợp vói quy hoạch các khu công nghiệp.

Triển khai và thực hiện tốt các chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập để thu hút các cá nhân thành lập các cơ sở dạy nghề, tập trung đào tạo một số ngành nghề mũi nhọn như: công nghệ viễn thông, gò, hàn,…và một số ngành nghề có sử dụng nhiều lao động như: dệt, may, chế biến nông sản, thuỷ sản, thương mại, du lịch và các nghề phục vụ công tác xuất khẩu lao động.

Khuyến khích xây dựng các cơ sở dạy nghề thủ công mỹ nghệ ở nông thôn. Đa dạng hoá các loại hình đào tạo nghề cho người lao động: đào tạo tại chỗ, đào tạo tại các cở sở của doanh nghiệp, đào tạo ngắn hạn, đào tạo dài hạn đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Thực hiện các chính sách hỗ trợ người nghèo, con em người dân tộc thiểu số được học nghề, nhân rộng mô hình dạy nghề với tạo việc làm tại chỗ.

Đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động dạy nghề, tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhằm làm thay đổi nhận thức trong gia đình xã hội, giúp người dân thấy được học nghề là tạo điều kiện thuận lợi để có việc làm, thu nhập cho bản thân và gia đình ổn định cuộc sống. Bổ sung hoàn thiện các chính sách hộ trợ để người lao động có nhu cầu đều được tham gia học nghề.

2.2.Tăng cường cở sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ công tác đào tạo nghề

Mở rộng quy mô dạy nghề, bố trí hợp lý và cấp đủ mặt bằng không gian theo quy định cho các cơ sở vào năm 2006; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất để nâng thời gian học thực hành lên từ 65% - 75% quỹ thời gian đào tạo nghề,

bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ giáo viên dạy nghề đạt tiêu chuẩn quy định vào năm 2008.

Phát triển mạng lưới, nâng tổng số cơ sở dạy nghề đến năm 2010 lên hơn 40 đơn vị, phân bổ đều ở các huyện, thị, thành với quy mô tuyển sinh hàng năm khoảng 21.000 học sinh.

Các ngành và đoàn thể có kế hoạch tăng cường đầu tư vốn, nâng cấp về cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề hiện có, đảm bảo cho yêu cầu dạy nghề của người lao động.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp trong chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh giai đoạn 2010 - 2015 đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w