Đánh giá các nhân tố tác động

Một phần của tài liệu Một số giải pháp trong chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh giai đoạn 2010 - 2015 đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 65 - 70)

III. Đánh giá các nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động

1. Đánh giá các nhân tố tác động

1.1. Giàu tiềm năng phát triển nông nghiệp

Có quỹ đất phù hợp để sản xuất lương thực, phát triển cây công nghiệp chè , lạc, đậu tương…Về lâm nghiệp có đất phù hợp để phát triển rừng nguyên liệu giấy, rừng gỗ lớn cho công nghiệp và xây dựng. Về thuỷ sản có diện tích mặt nước khả năng nuôi trồng thuỷ sản tương đối lớn có khả năng thâm canh cao. Vì vậy, tỷ trọng lao động trong nông nghiệp của tỉnh vẫn rất cao ở trên 68% vào năm 2007. Mặc dù lượng lao động tham gia vào nông nghiệp còn quá lớn nhưng xu hướng chuyển dịch này không phải là không phù hợp. Bởi lẽ với một tỉnh miền núi có xuất phát điểm từ nông nghiệp cộng với các lợi thế sẵn có như: lao động dồi dào, đất đai phù hợp cho phát triển

nông nghiệp trong điều kiện hạn chế về tài nguyên khoáng sản để phát triển công nghiệp khai khoáng thì tỷ trọng lao động trong nông nghiệp lớn là lẽ tất nhiên.

Tuy nhiên so với giai đoạn trước trong những năm gần đây tỷ trọng lao động nông nghiệp có xu hướng giảm là do:

Thực hiện tốt các chương trình kinh tế nông nghiệp trọng điểm sản xuất lương thực, phát triển cây chè, cây ăn quả, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và phát triển lâm nghiệp. Áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, ứng dụng các tiến bộ sinh học vào sản xuất giống, đưa các mô hình công nghệ cao vào sản xuất rau an toàn, hoa, chế biến chè, rau quả và sản xuất cây con giống. Năng suất lao động nông nghiệp ngày càng tăng, lao động dư thừa trong khu vực nông nghiệp chuyển dần hoạt động phi nông nghiệp khác.

1.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành.

Bảng 2.13: Tổng hợp kết quả tăng trưởng Phú Thọ so với miền núi phía Bắc và cả nước giai đoạn 2001- 2007

Đơn vị tính:%

Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 Phú Thọ Vùng núi phía Bắc Cả nước Toàn nền kinh tế 9,79 6,6 7,5 Nông nghiệp 7,07 4,7 3,6 Công nghiệp 12,17 8,6 10,3 Dịch vụ 12,73 6,3 7,0

Từ kết quả trên cho thấy tốc độ tăng trưởng của Phú Thọ trong giai đoạn vừa qua ở mức khá so với vùng núi phía Bắc và cả nước tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ trọng dần tỷ trọng lao động khu vực nông nghiệp, năm 2001 tỷ trọng lao động còn ở mức cao 80.49% thì đến năm g2007 chỉ còn ở mức 68,5% trong vòng 7 năm mà tỷ trọng lao động trong nông nghiệp đã giảm 11,99%, trung binh mỗi năm tỷ trọng nông nghiệp giảm 1,72% tỷ trọng lao động công nghiệp và dịch vụ tăng lần lượt 0,77; 0,94%.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo khu vực kinh tế có nhiều tiến bộ: Nếu như năm 2001 cơ cấu ngành kinh tế có tỷ lệ giữa các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ lần lượt là: 33.1%,33.2%, 33.7% thì năm 2007 con số này đã có sự chuyển biến đáng kể: 28.2%, 38.1%, 33.7%. khu vực công nghiệp đã đẩy lùi dịch vụ và nông nghiệp để chiếm vị trí đầu tiếp đó là ngành dịch vụ. Kếi quả này tạo tiền đề thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành theo mãnh mẽ hơn. Năm 2007 là năm mà cơ cấu lao động trong các ngành có sự tiến bộ vượt bậc lao động trong ngành nông nghiệp ở mức 68,5%, tỷ trọng lao động trong khu vực công nghiệp và dịch vụ 16,3 và 15,2 so với năm 2001.

Song bên cạnh đó tốc độ phát triển của Phú Thọ vẫn còn ở mức 1 con số khoảng 9,3- 9,85 (vào các năm 2001, 2002, 2003, 2005), chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm đặc biệt là cơ cấu kinh tế nông thôn đã phần nào kìm hãm chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động còn chậm, tỷ trọng lao động trong nông nghiệp còn quá lớn (68,5%) trong khi đó tỷ trọng lao động khu vực nông nghiệp năm 2007 của cả nước là 53,9%.

1.3.Hiệu quả tích cực của việc thực hiện các chính sách đầu tư

Nhờ có các chính sách ưu đãi đầu tư, sự phối hợp của các ngành, các cấp, việc thực hiện tốt cơ chế “một cửa - một đầu mối” của Ban Quản lý các Khu công nghiệp Phú Thọ cùng sự trợ giúp tích cực của các nhà đầu tư xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Thuỵ Vân giai đoạn I, giai đoạn II, hiện đang tiếp tục đầu tư mở rộng giai đoạn III. Hết năm 2004, khu công nghiệp Thuỵ Vân đã có 43 dự án được cấp giấy phép đầu tư với tổng số vốn là 113,89 triệu USD và 555,21 tỷ đồng, hơn 20 dự án đã đi vào sản xuất, thu hút lượng lớn lao động. Tỷ trọng lao động tham gia trong ngành công nghiệp ra tăng đáng kể. Năm 2002 tỷ trọng lao động tham gia khu vực này là 10,72% thì đến năm 2004 đã tăng lên mức 12,51%, tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm từ 79,85% xuống 75,2%

Vào năm 2005 một số hạng mục chính của khu công nghiệp Thuỵ Vân, khu công nghiệp đô thị dịch vụ Thụy Vân, khu công nghiệp Trung Hà tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm cho người lao động thu hút lượng lớn lao động từ các khu vực khác sang. Năm 2006, 2007 khi hầu hết các dự án trong các khu công nghiệp lần lượt được đưa vào sản suất thì tỷ trọng lao động trong công nghiệp đã gia tăng đáng kể: 16,3% so với cả nước con số này không phải thấp năm 2007 tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp của cả nước là 19,98%

Nhưng do các khu công nghiệp này hầu hết tập trung ở thị xã Phú Thọ và thành phố Việt Trì,ở nông thôn và các khu vực miền núi thì hầu như không có các khu cụm công nghiệp vì vậy mà tỷ trọng lao động trong nông nghiệp vẫn ở mức cao.

1.4. Quy mô,chất lượng lao động

Hết năm 2007 dân số toàn tỉnh là 1348800 người mật độ 382 người/ km2. Toàn tỉnh có 741700 người trong độ tuổi lao động trong đó số lao động có việc làm là 7058871 người, chiếm 52,33% so vói tổng số dân tăng so với năm 2001 16,58%.

Về trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động năm 2007 số lao động qua đào tạo là 28% trong đó 19% là công nhân kỹ thuật. Các con số này rất thấp số lao động có trình độ chuyên môn còn quá ít, quá thiếu so với yêu cầu. Lao động có chuyên môn chủ yếu tập trung ở thành thị, trong khi lao động ngành nông nghiệp tỷ trọng lớn nhưng số lao động qua đào tạo lại rất thấp, hệ quả tất yếu năng suất lao động thấp không tạo ra dư thừa để lao động có khả năng chuyển sang hoạt động ở khu vục khác.

Lấy ngành du lịch làm ví dụ số lao động làm việc trong ngành dịch vụ du lịch còn quá ít, chất lượng lao động có tăng qua các năm song chất lượng lao động vẫn còn rất hạn chế. Số lao động được đào tạo chuyên ngành du lịch còn thấp, phần lớn lao động có trình độ trung cấp, sơ cấp và đào tạo ngắn hạn. số lao động phổ thông chiếm tỷ lệ cao:

Bảng 2.14: Chất lượng lao động du lịch Phú Thọ giai đoạn 2001- 2007 Đơn vị: người 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng 395 525 547 686 739 832 954 ĐH 22 54 58 61 72 90 105 CĐ-TC 143 172 194 208 221 254 294 LĐPT 230 299 322 417 446 488 555

Nguồn: Sở thương mại và du lịch tỉnh Phú Thọ

Nói tóm lại, hiện nay trên địa bàn tỉnh đang thiếu những cán bộ quản lý doanh nghiệp giỏi, nghệ nhân và công nhân lành nghề, lao động còn mang

nặng tính thủ công, tác phong công nghiệp chưa cao những hạn chế đó là nguyên nhân trục tiếp kìm hãm tốc độ chuyển dịch lao động của tỉnh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp trong chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh giai đoạn 2010 - 2015 đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w