Tình hình về quy mô đào tạo

Một phần của tài liệu Các giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục đại học 2001 - 2005 ở Việt Nam (Trang 31 - 36)

II. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giáo dục đại học 2 năm đầu thời kỳ kế hoạch

1. Tình hình về quy mô đào tạo

1.1. Quy mô sinh viên.

Trong 2 năm đầu thực hiện kế hoạch 2001-2005, số lợng sinh viên tăng lên liên tục điều này thể hiện qua số liệu bảng 4.

Bảng 4: Số liệu về quy mô sinh viên

Năm Quy mô sinh viên Sinh viên tuyển mới Sinh viên tốt nghiệp

Tổng số % tăng Tổng số % tăng Tổng số % tăng

1999 - 2000 865.975 _ 206.428 _ 153.828 _

2000 - 2001 918.228 6,034 215.281 4,288 163.110 3,35

2001 - 2002 974.119 6,086 239.584 11,29 168.937 3,58

Nguồn: Trung tâm thông tin quản lý giáo dục

Từ số liệu bảng 4 ta thấy qua 2 năm đầu thực hiện kế hoạch số lợng sinh viên tăng lên rất nhanh, so với năm học 1999 - 2000, năm học 2000 - 2001 tăng 6,034%, năm 2001 - 2002 tăng 12,49%. Tính bình quân cho cả 2 năm thì tốc độ tăng là 6,06

%/ năm, quy mô sinh viên năm học 2001- 2002 tăng 1,125 lần so với năm học 1999 - 2000 và 2,45 lần so với năm học 1995 - 1996.

Quy mô tăng lên là do số lợng sinh viên tuyển mới tăng lên. Điều này đợc chứng minh qua số liệu bảng 4 ở trên, những năm có số lợng sinh viên tuyển mới tăng cao cũng là năm quy mô sinh viên có số lợng tăng cao. Theo số liệu ở bảng trên thì số lợng sinh viên tuyển mới năm học 2000 - 2001 là 215.281 sinh viên; năm học 2001 - 2002 là 239.584 sinh viên. Nh vậy trong 2 năm tốc độ sinh viên tuyển mới tăng 7,78%.

Bảng 5: Tình hình thực hiện kế hoạch tuyển mới sinh viên

Năm học Kế hoạch Thực hiện %TH/KH

2000 - 2001 216.908 215.281 99,25

2001- 2002 244.527 239.584 97,98

So với kế hoạch đặt ra về số sinh viên tuyển mới thì trong 2 năm qua chúng ta vẫn cha hoàn thành kế hoạch. Cụ thể năm học 2000 - 2001 kế hoạch đề ra là sẽ tuyển mới 216.908 sinh viên nhng mới chỉ tuyển đợc 215.281 sinh viên đạt 99,25% kế hoạch đề ra; còn năm học 2001 - 2002 đạt 97,98% kế hoạch đề ra (thực hiện tuyển mới đợc 239.584 sinh viên trong khi đó kế hoạch đề ra là 244.527 sinh viên). Nh vậy nếu cứ tiếp tục xu hớng này thì đến năm 2005 chúng ta không thể hoàn thành kế hoạch tuyển mới sinh viên đạt 1.389.640 trong 5 năm. Muốn tránh rơi vào tình trạng này đòi hỏi phải có những biện pháp cụ thể tuyển mới trong 3 năm còn lại nh: Tăng chỉ tiêu tuyển sinh, phát triển mạng lới các trờng ngoài công lập đi đôi với quản lý chặt chẽ cả chất lợng và số lợng...

Mặc dù quy mô sinh viên tăng và tính đến năm 2002 có 974.119 ngời và số sinh viên/vạn dân đạt con số 120 là một bớc phát triển thuận lợi để chúng ta hoàn thành kế hoạch về chỉ tiêu quy mô. Tuy vậy chỉ số sinh viên/vạn dân của chúng ta vẫn còn thấp so với các nớc trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là những nớc so cùng trình độ phát triển kinh tế nh nớc ta (Thái Lan năm 1995 có 217 sinh viên/ vạn dân).

Bảng 6: Số lợng sinh viên/vạn dân ở một số nớc trên thế giới Nớc SV/vạn dân Nớc SV/vạn dân Mỹ 556,9 Thuỵ Điển 219,6 Canađa 686,5 Nhật Bản 319 Hàn Quốc 493 Philippin 265,9 Pháp 294,2 Thái Lan 217 Đức 289,3 Mêxicô 151,5 Australia 540,1 Thổ Nhĩ Kỳ 125,3 Italia 237,9 Nga 374

Nguồn: Báo cáo phát triển nguồn nhân lực 1998 của UNDP

Xem xét số lợng sinh viên tuyển mới theo ngành nghề đào tạo (số liệu bảng 7) cho thấy số sinh viên theo ngành nghề tăng lên qua các năm, điều này cho biết giáo dục Đại học đã có những bớc phát triển nhất định trong thời gian qua. Tuy hầu hết các ngành đào tạo đều tăng về số lợng nhng tốc độ tăng của từng ngành lại rất khác nhau. Một số ngành có tốc độ tăng cao vào những năm 1999 nhng lại giảm đi vào năm 2002 nh ngành Kinh tế, Pháp lý, y tế, Thể dục thể thao; lại có những ngành giữ nguyên hoặc tăng cao hơn so với tốc độ tăng ở những năm trớc nh ngành Khoa học cơ bản, Nông lâm ng nghiệp.

Bảng 7: Số lợng sinh viên tuyển mới theo ngành nghê đào tạo (hệ chính quy). Năm Tổng số SV tuyển mới KTCN KHCB đa ngành NLN nghiệ p Kinh tế pháp Y tế, TDTT VHNT S phạm 2001 151.294 23.394 25.275 5.181 17.280 2.892 2.066 29.915 2002 163.643 26.978 26.560 6.557 13.331 2.579 2.197 28.093 % tăng so với 2001 8,16 15,32 5,08 26,26 -22,58 -12,14 6,34 -0,696

Nguồn: Trung tâm thông tin quản lý giáo dục

Nh vậy giáo dục Đại học Việt Nam đã có những bớc điều chỉnh cơ cấu ngành nghề đào tạo dần phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế đát nớc trong giai đoạn tới, những ngành nh Khoa học cơ bản đa ngành, Khoa học công nghệ... đòi hỏi những

ngời lao động có trình độ cao đợc u tiên phát triển nhằm khắc phục tình trạng" thừa thầy thiếu thợ" và mất cân đối đào tạo trong thời gian tới.

1.2. Số lợng giảng viên và cán bộ quản lý.

Hiện nay giảng viên và cán bộ quản lý ở các trờng Đại học đang nổi cộm vấn đề về số lợng và chất lợng. Mặc dù quy mô sinh viên tăng lên nhanh nhng quy mô giảng viên có tăng nhng không kịp, điều này dẫn tới tỷ lệ giảng viên /sinh viên lên đến con số 1/50 thậm chí một số trờng Đại học lên tới 1/60 - 70. Do vậy các giảng viên trong trờng Đại học thờng phải dạy quá nhiều gì so với số giờ tiêu chuẩn (230 tiết/năm), nên không có thời gian nghiên cứu khoa học, tự bồi dỡng kiến thức làm ảnh hởng ảnh hởng tới chất lợng giảng dạy, truyền bá tri thức cho sinh viên. Qua đó trực tiếp ảnh hởng đến chất lợng giáo dục Đại học.

Bảng 8: Quy mô giảng viên và cán bộ công nhân viên ở Đại học

Năm học Tổng số giảng viên Tổng số sinh viên Tổng số cán bộ công nhân viên

1998 - 1999 28.035 798.243 42.757

1999 - 2000 30.309 865.975 51.320

2000 - 2001 32.205 918.228 51.487

2001 - 2002 35.938 974.119 55.887

Qua số liệu bảng 8 ta thấy: Quy mô lực lợng cán bộ giảng dạy cấp Đại học và Cao đẳng ở nớc ta tăng lên rất nhanh. Năm học 2000-2001 là 32.205 giảng viên so với năm học 1999 - 2000 tăng 1.896 ngời tăng 6,26%; năm học 2001- 2002 tăng so với năm 2000 - 2001 là 3.733 giảng viên. Mặc dù vậy tốc độ tăng quy mô này vẫn còn chậm tơng đối so với tốc độ tăng quy mô sinh viên.

Vẽ biểu đồ cột so sánh giảng viên và sinh viên.

28.035 30.309 32.205 35.938 798.243 865.975 918.228 974.119 0 200 400 600 800 1000 1200 1998 - 1999 1999 - 2000 2000 - 2001 2001 - 2002 Năm Tổng số giảng viên Tổng số sinh viên c

Về cơ cấu trình độ giảng viên đã đợc cải thiện rõ rệt so với những năm trớc. Bằng việc bồi dỡng cán bộ giảng dạy trong và ngoài nớc, tạo ra cơ chế chính sách, chế độ khuyến khích làm động lực cho cán bộ giảng viên nên xét về cơ cấu, trình độ tỷ lệ giảng viên Đại học có học vị tiến sỹ và thạc sỹ có xu hớng tăng lên. Tuy nhiên tỷ lệ giảng viên Đại học là tiến sỹ và tiến sỹ khoa học tăng chậm, tỷlệ giảng là thạc sỹ tăng nhanh. Mặc dù vậy số giảng viên có trình độ Đại học vẫn chiếm tới gần 50%. Nh vậy chúng ta vẫn cha thoát khỏi tình trạng tốt nghiệp Đại học dạy Đại học (gọi là tình trạng cơm chấm cơm).

Trong khi đó đội ngũ giảng viên có trình độ lại không phân bố đồng đều giữa các trờng, khu vực, giữa các ngành nghề. Hiện nay nhóm giảng viên có trình độ trên Đại học tập trung chủ yếu tại Hà Nội chiếm 65,9% cả nớc; Thành phố Hồ Chí Minh là 16,3%; những tỉnh thuộc khu vực miền núi, đồng bằng ven biển thiếu cán bộ có học hàm, học vị ở mức độ nghiêm trọng. Đây chính là trở ngại lớn cho việc nâng cao chất lợng đào tạo và nghiên cứu khoa học ở nớc ta hiện nay.

Bảng 9: Cơ cấu trình độ giảng viên Đại học Năm học Tổng số TS KH và TS THs Chuyên khoa I&II ĐH và Khác 2000 - 2001 32.205 4.563 8.064 600 18.475 503 Tỉ lệ % 100 14.17 25.03 1.86 57.37 1.56 2001 - 2002 35.938 4.970 9.543 618 20.348 459 Tỉ Lệ % 100 13.83 26.25 1.72 56.62 1.28

Nguồn: Trung tâm thông tin quản lý giáo dục

Bên cạnh vấn đề về số lợng thì hiện nay giáo dục Đại học cũng đang vấp phải tình trạng "lão hoá" giảng viên có trình độ cao. Số liệu thực tế cho thấy, tuổi trung bình của cán bộ khoa học công nghệ làm việc trong các trờng Đại học là 45 - 46, lứa tuổi trên 45 chiếm từ 65%-70%. Tuổi đời của giảng viên có trình độ sau Đại học còn cao hơn nữa: Tuổi đời trung bình của giảng viên khi làm luận án Tiến sỹ là 47 - 50 (77% nghiên cứu sinh bảo vệ luận án trong nớc có độ tuổi trung bình là 42 - 45). Trong khi đó độ tuổi giảng viên có học hàm còn cao hơn nữa: Giáo s có độ tuổi trung bình là 60, Phó giáo s là trên 50. Nh vậy tình trạng; "lão hoá" và hẫng hụt giảng viên có trình độ cao trong giáo dục Đại học ở nớc ta có nguyên nhân từ công tác đào tạo sau Đại học của chúng ta cha phát triển đồng bộ, liên tục và thờng xuyên. Vừa qua Bộ Giáo dục và đào đã xây dựng và kiến nghị đợc ban tổ chức cán bộ Chính phủ chấp nhận đặc cách giảng viên chính cho 2.030 giảng viên Đại học đủ điều kiện. Đã tổ chức thi giảng viên chính cho một số trờng ở khu vực Hà Nội và đang triển khai ở

một số trờng khác. Đã đề nghị Chính phủ cho phép các trờng Đại học tuyển dụng cán bộ khoa học trẻ theo hình thức hợp đồng dài hạn tong khi cha bổ sung biên chế mới. Để chủ động tạo nguồn cán bộ khoa học trẻ, ở một số trờng Đại học đầu ngành đã mở thí điểm lớp cử nhân tài năng, kĩ s chất lợng cao. Đã xây dựng và đựơc Chính phủ phê duyệt đề án "Đào tạo cán bộ khoa học kĩ thuật ở các cơ sở nớc ngoài bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nớc". Đề án đào tạo cán bộ khoa học công nghệ ở Liên bang Nga bằng nguồn kinh phí xử lí nợ giữa hai nớc; đề án quỹ giáo dục Việt Nam - Hoa Kì và thông qua các hiệp định phi chính phủ; đề án hợp tác song phơng, đa phơng giữa các Bộ ngành, các trờng Đại học với đối tác nớc ngoài. Qua gần hai năm thực hiện "đề án đào tạo cán bộ khoa học và kĩ thuật ở nớc ngoài bằng vốn ngân sách Nhà nớc" cho thấy nhiều trờng cha có kế hoạch dài hạn, thiếu chủ động và cha tận dụng tốt cơ hội để đào tạo cán bộ. Thực tế đã khẳng định trình độ chuyên môn, đặc biệt là trình độ ngoại ngữ của đội ngũ giảng viên và cán bộ nghiên cứu còn hạn chế. Số giảng viên có hai ngoại ngữ đọc thông viết thạo rất ít (6,2%). Điều này ảnh hởng không nhỏ tới khả năng nghiên cứu, đọc tài liệu và ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ của các giảng viên Đại học. Và chất lợng giáo dục Đại học cũng bị ảnh hởng nên cần khắc phục tình trạng trên.

Một phần của tài liệu Các giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục đại học 2001 - 2005 ở Việt Nam (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w