Chính sách đối với các nghệ nhân

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp thúc đẩy Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010 (Trang 66 - 68)

II. Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ

4.Chính sách đối với các nghệ nhân

Nghệ nhân, thợ cả có vai trò rất lớn đối với nghề và làng nghề thủ công truyền thống. Có thể nói không có nghệ nhân thì không có làng nghề hoặc ít nhất cũng không thể có làng nghề phát triển, làng nghề lừng danh. Từ đó thấy rằng nghệ nhân, thợ giỏi có vai trò rất tích cực bảo tồn và phát triển ngành nghề cũng nh làng nghề.

Vì vậy muốn duy trì và phát triển ngành nghề truyền thống Nhà nớc cần có chính sách đối với nghệ nhân, giúp đỡ hỗ trợ, khuyến khích họ phát huy tài

năng phát triển ngành nghề, phát triển sản xuất phục vụ nhu cầu trong nớc và xuất khẩu, truyền dạy nghề cho con cháu, đào tạo nghề cho lao động sản xuất...

Ngay trong thời kỳ phong kiến ở nớc ta, những nghệ nhân, thợ giỏi có công sáng tạo các sản phẩm tinh xảo, những công trình nghệ thuật, kiến trúc nổi tiếng thờng đợc nhà vua phong các danh hiệu “kỳ tài hầu “, ‘hàn lâm đại chiếu ‘, “cửa phẩm bá hộ “... đợc thởng và hậu đãi.

Trớc đây có thời gian, bộ văn hoá và sau đó là liên hợp xã thủ công nghiệp trung ơng có hớng dẫn việc tổ chức xét phong tặng danh hiệu “ nghệ nhân” và thởng huy chơng “ Bàn tay vàng” cho những nghệ nhân, thợ giỏi. Hiện nay tại Hà Nội có “ Câu lạc bộ nghệ nhân” do các nghệ nhân tự nguyện thành lập để sinh hoạt trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp, thăm viếng động viên nhau hoạt động, có khoảng 100 nghệ nhân tham gia, nhng không đợc ai hỗ trợ, đỡ đầu nên nội dung sinh hoạt còn nghèo, hiệu quả cha cao.

Từ tình hình trên, đề nghị chính phủ có chính sách và bán hành quy chế chính thức của Nhà nớc về phonh tặng danh hiệu “nghệ nhân” và giải thởng “Bàn tay vàng” hoặc huy chơng “Đôi bàn tay vàng” kèm theo giải thởng cho các nghệ nhân, thợ giỏi đạt tiêu chuẩn quy định.

Tiêu chuẩn để đợc phong tặng danh hiệu “nghệ nhân” cụ thể là:

+ Trớc hết phải là thợ giỏi, có tay nghề cao, điêu luyện với thủ pháp nghệ thuật, kỹ xảo riêng tạo ra những sản phẩm tinh xảo độc đáo, đợc đồng nghiệp thừa nhận và suy tôn về trình độ tay nghề.

+ Có nhiều thành tích trong sản xuất sáng tạo với các sản phẩm có giá trị nghệ thuật đợc xã hội công nhận” đợc giải thởng trong các cuộc thi, triển lãm, sản phẩm đợc đặt trong các bảo tàng, công trình văn hoá” hoặc sản phẩm mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao “ sản xuất với khối lợc lớn cho tiêu dùng và xuất khẩu, tạo nhiều việc làm.. Có sáng kiến cải tiến kĩ thuật sản xuất trong nghề, nh sử dụng nguyên liệu mới, cải tiến công cụ làm nghề, cải tiến thao tác kĩ thuật, có hiệu quả trong lao động - sản xuất.

+ Có thành tích truyền nghề, dạy nghề “ Kể cả việc truyền nghề cho con cháu trong gia đình, họ tộc”, tích cực tham gia sửa chữa, phục chế các sản phẩm, công trình văn hoá, xây dựng công trình văn hoá theo yêu cầu của Nhà n- ớc.

Việc xét thởng và phong tặng dánh hiệu nghệ nhân theo quy chế do một hội đồng ở trung ơng thực hiện, có đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành thm gia, hoặc chính phủ uỷ quyền cho uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ơng lập hội đồng xét duyệt theo quy chế chung.

Chính sách đối xử với nghệ nhân, thợ giỏi đợc thực hiện tốt là một đảm bảo duy trì và phát triển đội ngũ thợ lành nghề trong các ngành nghề thủ công truyền thống, góp phần bảo tồn và phát triển một trong những di sản văn hoá quý giá của dân tộc.

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp thúc đẩy Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010 (Trang 66 - 68)