Tình hình sản suất và tiêu thụ cà chua trên thế giới và ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Ứng dụng chitosan trong bảo quản cà chua (Trang 37 - 39)

trên thế giới ước đạt 125 triệu tấn trong đó 83 triệu tấn đến từ các nước đang phát triển và Ấn Độ thu hoạch khoảng 7,6 triệu tấn. Châu Á là khu vực trồng nhiều cà chua nhất 1,19-1,22 triệu ha và cũng là nơi có sản lượng cao nhất 26,7-28,5 triệu tấn. Vào năm 2005 Mexico, Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ là những nước đứng đầu về sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm từ cà chua. Các nước trồng nhiều nhất là: Trung Quốc (333.300 ha), Ấn Độ (350.000 ha), Ai Cập (140.000 ha), Thái Lan (12.000 ha). Riêng ở Việt Nam, cây cà chua được xếp vào các loại rau có giá trị kinh tế cao, diện tích trồng cà chua lên đến chục ngàn ha, tập trung chủ yếu ở đồng bằng và trung du phía Bắc. Hiện nay có một số giống chịu nhiệt mới lai tạo chọn lọc có thể trồng tại miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ nên diện tích ngày càng được mở rộng. Nhiều giống cà chua lai ghép chất lượng tốt được phát triển mạnh ở Đà Lạt, Lâm Đồng. Một số giống cà chua chất lượng đã được xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Diện tích trồng cà chua của Việt Nam những năm gần đây vào khoảng 10.000-12.000 ha mỗi năm. Vùng sản xuất chính là đồng bằng sông Hồng, Đà Lạt, thành phố Hồ Chí Minh. Hơn 70% sản lượng cà chua (khoảng 80.000 tấn) được thu hoạch trong vụ đông xuân (tháng12-3). Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, diện tích trồng cà chua trong 3 năm 1996-1998 đều có sự gia tăng, mức rung bình là 10%/năm. Năng suất cà chua trung bình ở Việt Nam còn thấp, chưa ổn định, thực tế qua 3 năm gần đây: 1996 là 15,74 tấn/ha; 1997 là 16,60 tấn/ha và năm 1998 là 16,4 tấn/ha. Dự báo diện tích cà chua sẽ tăng mạnh trong những năm tới.

Nếu có biện pháp bảo quản tốt thì ngoài việc cung cấp cho thị trường trong nước còn có thể suất khẩu sang các nước Châu Âu ở dạng tươi mà thời điểm đó họ không sản xuất được cà chua. Bởi vì cà chua trồng ở miền bắc Việt Nam cho thu hoạch từ đầu tháng 12 đến tháng 3 hàng năm- là thời điểm ở các nước Châu Âu và Trung Quốc là trái vụ, ngược lại ở Việt Nam là chính vụ (theo báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước của viện nghiên cứu rau quả 2002). Cũng với sự theo dõi của FAO thì cà chua là loại rau có nhu cầu tiêu thụ lớn trong khối EC 95kg/người/năm), Nhật Bản là rất lớn (100kg/người/năm). Bên cạnh đó thị trường chế biến có triển vọng lớn các loại sản phẩm đóng hộp, nước uống, bột rau…đang ngày càng được đa dạng hóa và ưa chuộng. Nhận thấy điều đó, nhà nước ta đã đặt cà chua là đối tượng ưu tiên số 1 về rau; dành 6000ha trồng cà chua làm nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu tươi, được chia làm hai giai đoạn:

Bảng 2: Chỉ tiêu sản xuất mặt hàng cà chua năm 2005 và năm 2010

Năm Sản lượng quả (nghìn tấn) Sản phẩm chế biến (nghìn tấn) Xuất khẩu (triệu USD)

2005 80 11 10

2010 240 33 30

1.3.4.Thời vụ

Một năm có thể trồng 4 vụ cà chua:

- Vụ sớm, gieo hạt vào cuối tháng 7 đầu tháng 8; - Vụ chính gieo cuối tháng 9 đến đầu tháng 10 - Vụ muộn gieo từ tháng 11 đến giữa tháng 12 - Vụ xuân gieo từ tháng 1 - 2 năm sau.

Như vậy chính vụ cà chua thu hoạch khoảng tháng 11 đến tháng 2 năm sau

1.3.5.Giống cà chua

Có nhiều giống cà chua đang được trồng ở Việt Nam. Có thể chia cà chua thành 3 loại dựa vào hình dạng:

- Cà chua hồng: quả có hình dạng quả hồng, không chia múi. Thịt quả đặc, nhiều bột, lượng đường trong quả cao. Các giống thường gặp: Ba Lan, hồng lan của Viện cây lương thực; giống 214; HP5; HP1 của Hải Phòng…

- Cà chua múi: quả to, nhiều ngăn tạo thành múi, là giống cây sinh trưởng vô hạn, thời gian sinh trưởng dài, năng suất và khả năng chống chịu khá nhưng chất lượng không bằng cà chua hồng.

- Cà chua bi: quả nhỏ, chua, giá trị thấp, thường dùng làm nguyên liệu tạo giống.

Một phần của tài liệu Ứng dụng chitosan trong bảo quản cà chua (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w