ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY MAY THĂNG LONG

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty may thăng long (Trang 43 - 46)

Tiêu thụ sản phẩm của Công ty may Thăng long chính là thực hiện một mục đích của sản xuất đó là tiêu dùng nhằm đáp ứng được các nhu cầu mà người tiêu dùng cần.Đó là khâu lưi thông sản phẩm ,là cầu nôí trung gian giữa một bên là sản xuất phân phối và một bên là tiêu dùng.

Trong mấy năm gần đây sản phẩm của Công ty may Thăng long đã có mặt ở hầu hết các thị trường trong nước và đã ngày càng tạo đuợc uy tín với khách hàng.Bên cạnh những kết quả đó hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty may Thăng long vẫn còn tồn tại một số những ưu điểm và những hạn chế sau đây.

1. Ưu điểm:

Mặc dù còn bị cạnh tranh gay gắt trên thị trường tập thể ban lãnh đạo của Công ty may Thăng long cùng các cán bộ công nhân viên vẫn duy trì được tổng sản lượng tăng dần theo hàng năm và luôn luôn ổn định được trên thị trường .Công ty may Thăng long nói chung và các chi nhánh Hải Phòng và Nam Định đã thực hiện được nhiều mặt tích cực như đa dạng hoá sản phẩm ,mẫu mã luôn thay đổi phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.Công ty đã tiêu thụ được các sản phẩm chất lượng và đẹp như áo sơ mi xuất khẩu ,áo jăcket và một số loại khác.Ngoài ra Công ty còn giúp đõ cho nhiều hoạt động làm ăn của các Công ty khác trong nước.Qua tất cả các công tác ,các kết quả trên của Công ty may Thăng long chúng ta có thể thấy được cái thành đạt,cái ước mơ của Công ty và tập thể cán bộ công nhân viên đã phần nào yên tâm trong công viêc tiêu thụ sản phẩm cũng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

2 Hạn chế và nguyên nhân:

a. Hạn chế :

Công tác nghiên cứi thị trường của công ty phần nào còn chưa được chú trọng quan tâm .Việc nghiên cứi nhu cầu thị trường , nhu cầu sản phẩm trên thị trường ,khả năng cung cấp của các đối thủ cạnh tranh còn được tiến hành sơ sài,

đặc biệt Công ty không có chiến lược củng cố và mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước cũng như ở nước ngoài .

Công tác chuẩn bị sản xuất :Trước hết là công tác lập kế hoạch sản xuất sản phẩm cho đến công tác tiêu thụ sản phẩm cho thị trường còn yếu.Do tình trạng sản xuất không ổn định lên thường xuyên xảy ra hạn chế về năng xuất lao động từ đó dẫn đến chất lượng sản phẩm không ổn định ,hàng hoá còn phải tái chế tại chỗ nhiều .

Tổ chức bộ máy nghiên cứi còn thụ động chưa bám sát đựoc thị trường lên không thường xuyên lắm bắt được các nhu cầu của khách hàng .sản phẩm của công ty phần lớn chỉ được tiêu thụ ở những thị trường lớn như thành phố,thị xã, thị trấn còn ở các vùng nông thôn,vùng cao thì được tiêu thụ rất ít.

Việc lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nội địa chưa thực sự lấy nhu cầu làm căn cứ xây dựng.Thiếu kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất và kinh doanh ,lãng phí trong sản xuất rất lớn và làm cho hiệu quả của các hoạt động bị hạn chế.Công tác tổ chức bộ máy đào tạo cán bộ chưa được đầy đủ .

Công tác nghiệp vụ tiêu thụ ký kết hợp đồng còn thiếu nhiều kinh nghiệm,các nghiệp vụ theo dõi tiêu thụ sản phẩm chưa được hoạch định ,nghiệp vụ kiểm tra từ các khâu sản xuất đến phân xưỏng còn thiếu nghiêm ngặt.Các nghiệp vụ báo cáo về sản xuất ,về tiêu thụ và các báo cáo thống kê còn chưa đầy đủ,còn nhiều hạn chế chưa được giải quyết

Công tác tổ chức các hoạt động tiêu thụ như về mạng lưới tiêu thụ còn chưa được mở rộng nhiều ở các nơi trong và ngoài nước.Còn thiếu nhiều các chi nhánh mạng lưới con, chưa thực sự đi sâu vào việc nghiên cứu và mở rộng thị trường .

Hoạt động xúc tiến khuyếch trương của công ty còn yếu như vè quảng cáo,các phương tiện thông tin, truyền thông đại chúng..v.v về mặt này Công ty thực sự chưa phát huy và đi vào các hoạt động trên.

b. Nguyên nhân:

Nguyên nhân chủ quan: Trình độ các cán bộ còn yếu chưa đáp ứng được yêu cầu của những cán bộ quản lý.Các đơn vị bộ phận phân xưởng,xí nghiệp còn chưa làm đủ các chức năng và nhiệm vụ của mình ,sự phối hợp còn lỏng lẻo lên làm cho việc tiêu thụ sản phẩm có phần bị ảnh hưởng.

Nguyên nhân khách quan: Về khách hàng là đối tượng quan trọng nhất cho tiêu thụ sản phẩm của Công ty.Nên chúng ta đều biết nhu cầu tự nhiên hay mong muốn ,mức tiêu thụ thói quen của người tiêu dùng là những nguyên nhân tác động trực tiếp đến lượng hàng hoá.Và cũng chính vì đời sống và mức thu nhập cũng không ít ảnh hưởng,về nhận thức khi thu nhập tăng đồng nghĩa với việc nhu cầu tăng lên do đó họ luôn đòi hỏi những loại sản phẩm tốt hơn đẹp hơn và ta có thể nói rằng có tới 75% khách đòi hỏi vấn đề trên và 25% khách hàng còn lại đòi hỏi giá rẻ và đẹp .

Ngoài những nguyên nhân trên chúng ta còn thấy rằng hoạt động tiêu thụ sản phẩm Của công ty may thăng long còn chịu ảnh hưởng của môi trường chính trị và pháp luật.Nhà nước không ngăn chặn những hàng hoá may mặc nhập lậu đem vào vì vậyđã gây khó khăn cho ngành may mặc nói chung và Công ty may Thăng long nói riêng trong việc xây dựng giá cả ...

PHẦN III

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty may thăng long (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w