II. Thực trạng sản xuất, chế biến và chất lợng sản phẩm cà phê:
3. Những vấn đề nổi lên cần tập trung giải quyết:
- Trong điều kiện hiện nay, ngành cà phê cũng nh Tổng công ty đang phải đối mặt với những thách thức hết sức gay gắt. Để duy trì phát triển bền vững một ngành hàng quan trọng cần tập trung giải quyết một số vấn đề chủ yếu sau:
3.1. Về sản xuất:
- Cần có quy hoạch tổng thể toàn ngành, từng vùng sinh thái phùhợp với cà phê vối, cà phê chè. Tập trung chăm sóc diện tích cà phê vối cho năng suất sản lợng cao. Phát triển cà phê chè để có 25% diện tích và sản lợng trong tổng số cà phê. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng hợp lý, thanh lý loại bỏ những diện tích cà phê cho năng suất, chất lợng kém.
- Chú trọng nghiên cứu, lai tạo, nhập ngoại những giống cà phê tốt, cho năng suất, chất lợng cao chống đợc sâu bệnh. Cần chú ý phát triển cà phê chất lợng cao, hảo hạng, cà phê hữu cơ, cà phê sạch.
- Tăng cờng công tác khuyến nông, chuyển gia khoa học kỹ thuật cho ngời sản xuất cà phê để đảm bảo cho cà phê phát triển bền vững và năng suất chất lợng.
3.2. Về công nghệ chế biến:
- Chú ý công tác thu hoạch và sau thu hoạch. Phải bảo đảm thu hái quả chín, đúng quy trình quy phạm trong chế biến cà phê vối, cà phê chè.
- Đầu t tập trung vào khâu chế biến, áp dụng các công nghệ tiên tiến, thay đổi các thiết bị chế biến để nâng cao chất lợng cà phê xuất xởng, đảm bảo trên 80% cà phê xuất khẩu đạt loại tốt, đủ sức cạnh tranh.
- Tập trung đầu t chế biến cà phê thành phẩm, đa dạng hóa sản phẩm cà phê tinh chế nh cà phê tan, sữa tan, bột, rang xay... Nâng tỷ trọng xuất khẩu cà phê thành phẩm, giảm tỷ trọng xuất khẩu cà phê nhân sống.
3.3. Về đầu t:
Hiện nay ngành cà phê cũng nh Tổng công ty cà phê Việt Nam đang thiếu vốn trầm trọng, nhng việc đầu t còn dàn trải, thiếu tập trung. Vì vậy đầu t cần có trọng tâm trọng điểm: phát triển cà phê cần tập trung từng vùng lớn mang tính chất sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Tập trung đầu t cho chế biến, nâng cao năng lực chế biến cà phê nhân xuất khẩu và chế biến cà phê thành phẩm. Chú ý đầu t chiều sâu lấy hiệu quả, chất lợng làm đầu.
3.4. Về đào tạo nguồn nhân lực:
Đây là vấn đề đang bức xúc đối với ngành cà phê nói chung và đối với Tổng công ty cà phê nói riêng. Hầu hết cán bộ trong ngành cà phê đều trởng thành từ quân đội có phẩm chất và nhiệt tình và chủ yếu là lực lợng sản xuất. Khoa học công nghệ và nhất là năng lực thơng mại, bán hàng rất hạn chế. Có kinh nghiệm sản xuất trồng cà phê nhng thiếu và yếu năng lực quản lý, marketing. Do đó, cần đặc biệt quan tâm đào tạo nguồn nhân lực này trong tình hình mở rộng quan hệ quốc tế và hội nhập. Cần tính toán lâu dài cho sự phát triển của ngành và Tổng công ty.