0
Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

Phân tích thực trạng cổ phần hoá các doanh nghiệp thương mại nhà

Một phần của tài liệu THÚC ĐẨY CỔ PHẦN HOÁ CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI.DOCX (Trang 25 -30 )

Sau 15 năm thực hiện CPH DNNN chúng ta đã đạt được những kết quả nhất định. Giai đoạn 1992-2005 cả nước đã CPH được 2.996 DNNN. Qua khảo sát 559 DN CPH của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW cho thấy 87,53% DN có hoạt động tài chính tốt hoặc rất tốt so với trước CPH. So sánh năm đầu CPH với năm cuối của mô hình DNNN cho thấy lợi nhuận sau thuế tăng 48,8% ngay sau khi CPH. Ngay trong năm sau CPH, NSLĐ của các DNNN đã tăng 26%, tiền lương bình quân tăng trên 20% và đầu tư tài sản cố định tăng 23,1% so với khi còn là DNNN và tốc độ tăng trưởng này tiếp tục dùy trì trong suốt quá trình hoạt động dưới mô hình CTCP. Doanh thu tăng 13,4/năm, lợi nhuận trước thuế đạt mức tăng trưởng 9,4%, lợi nhuận sau thuế tăng 54,3%, NSLĐ tăng 18,3%/năm, đầu tư tài sản cố định tăng 11,5%, lương bình quân tăng 11,4%.

Bảng 2.3 Thực trạng về hiệu quả SXKD của các DNNN sau CPH giai đoạn 1992 - 2005

Các chỉ tiêu tăng sau CPH Số liệu

1.Tổng số DNNN đã CPH. 2.996 2.Số DNNN sau CPH làm ăn có lãi. 87,53% 3.Lợi nhuận sau thuế so sánh năm đầu CPH với năm

cuối của mô hình này.

Tăng > 48,8%

5.NSLĐ tăng trong năm CPH. Tăng > 26% 6.Tiền lương bình quân. Tăng > 20% 7.Đầu tư TSCĐ so với trước CPH. 23,1%

Nguồn: http://www.ciem.org.vn

Qua việc khảo sát 559 DNNN sau CPH thu được kết quả đáng kể như sau:

Bảng 2.4 Thực trạng về hiệu quả SXKD của 559 DNNN sau CPH giai đoạn 1992 - 2005

TT Chỉ tiêu tăng sau CPH Số liệu

2 Mức tăng trưởng/năm của Lợi nhuận trước thuế đạt 9,4%

3 Lợi nhuận sau thuế 54,3%

4 Năng suất lao động 18,3%/năm

5 Đầu tư TSCĐ tăng so với trước CP 11,5% 6 Tiền lương bình quân người lao động 11,4%/năm

Nguồn: http://www.ciem.org.vn

Tính đến hết tháng 8/2006, cả nước đã sắp xếp được 4.447 DN, trong đó CPH 3.060 DN. Riêng từ năm 2001 đến 2005 đã sắp xếp được 3.830 DNNN, bằng gần 68% số DNNN đầu năm 2001.

Nhìn chung các DN sau khi CPH đều nâng cao hiệu quả SXKD. Dựa trên báo cáo kết quả hoạt động của 840 DN CPH đã hoạt động trên 1 năm cho thấy, vốn điều lệ bình quân tăng 44%, doanh thu bình quân tăng 23,6%, lợi nhuận thực hiện bình quân tăng 139,76%. Đặc biệt, có tới 90% số DN sau CPH hoạt động kinh doanh có lãi, nộp ngân sách bình quân tăng 24,9%, thu nhập bình quân của người lao động tăng 12%, số lao động tăng bình quân 6,6%, cổ tức bình quân đạt 17,11%.

Bảng 2.5 Báo cáo kết quả sắp xếp, đổi mới DNNN hết tháng 8/2006

Chỉ tiêu Số liệu

1. Tổng số DNNN được sắp xếp, đổi mới tính đến 8/2006 4.447 2. Tổng số DNNN đã CPH đến 8/2006 3.060

3. Vốn điều lệ của DN CPH tăng bình quân 44%

4. Doanh thu của DN CPH tăng bình quân 23,6%

5. Lợi nhuận DN CPH tăng bình quân 139,76%

6. Tỷ lệ đóng góp trong GDP của các DN CPH 40%

7. Tổng thu ngân sách Nhà nước 50%

8. Số DNNN làm ăn có lãi sau CPH 90%

9. Nộp NS bình quân tăng 24,9%

10. Số LĐ bình quân tăng 6,6%

11. Thu nhập bình quân của người lao động 12%

12. Cổ tức bình quân đạt 17,11%

Cùng với việc CPH DNNN, từ năm 2001 đến 2005, trên địa bàn cả nước đã tiến hành giải thể 5 tổng công ty không giữ được vai trò chi phối, đồng thời hỗ trợ các công ty thành viên sáp nhập, hợp nhất 7 TCT, tổ chức lại công ty rượu - bia - nước giải khát thành 2 công ty, thành lập 17 TCT Nhà nước, tổ chức lại 7 TCT thành tập đoàn, đưa 1 TCT 90 vào cơ cấu của tập đoàn. Như vậy, đến hết tháng 9/2006, cả nước đã có 105 tập đoàn và TCT cụ thể gồm 7 tập đoàn, 13 tổng công ty 91, 83 tổng công ty các bộ, ngành, địa phương và 2 tổng công ty thuộc tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.

Bảng 2.6: Báo cáo kết quả sắp xếp, đổi mới DNNN tính đến hết tháng 6/2006 TT Chỉ tiêu Số liệu 1 Tổng số tập đoàn và TCT 105 TCT trong đó: - 7 tập đoàn - 13 TCT 91 - 83 TCT thuộc các Bộ, ngành, địa phương - 2 TCT thuộc tập đoàn Than và khoáng sản Việt Nam

2 Số TCT phải giải thể do không giữ nổi vai

trò chi phối nền kinh tế 5 TCT 3 Số lượng các công ty sát nhập, hợp nhất 7 công ty 4 Số TCT rượu – bia – NGK phải tổ chức lại 2 công ty 5 Số TCT Nhà nước thành lập thêm 17 TCT 6 Số TCT tổ chức lại thành các tập đoàn 7 TCT 7 Số TCT đưa vào cơ cấu tập đoàn 1 TCT

Nhìn chung, các DNNN đã giảm mạnh về số lượng, và cải thiện đáng kể về quy mô vốn. Cơ cấu DNNN đã bắt đầu chuyển đổi theo hướng chỉ nắm giữ

những ngành, lĩnh vực then chốt và địa bàn quan trọng, chiếm thị phần đủ lớn đối với các sản phẩm và dịch vụ chủ yếu. Đa số DN sau khi CPH đều có tình hình tài chính tốt hơn so với trước chuyển đổi. NSLĐ, tiền lương, đầu tư TSCĐ đều tăng đáng kể.

Tuy hiệu quả của CPH ngày càng được khẳng định, nhưng sau CPH rất nhiều DN vẫn gặp khó khăn, đặc biệt đã xuất hiện tình trạng phân biệt đối xử giữa DNNN với DN đã CPH mà theo phản ánh của các DN điều này thể hiện rõ các chính sách và thực thi chính sách về đất đai, tài sản, tín dụng.

Thực tế, sau CPH, diện tích đất đai nhà xưởng không thay đổi nhiều. Các địa phương vẫn tiếp tục cho DN thuê đất với giá thấp, nhưng do sự thiếu rõ ràng quyền sử dụng đất cũng như chưa giải quyết dứt điểm các quyền và nghĩa vụ đất đai có liên quan trước khi đăng ký dưới hình thức CTCP đã làm nảy sinh nhiều khó khăn cho các DN CPH. Rất nhiều DN lúng túng trong việc bố trí kế hoạch hoạt động kinh doanh như xây dựng nhà xưởng, cơ sở hạ tầng… Từ thực tế này đã xuất hiện tình trạng các đơn vị thành viên TCT đã CPH nhưng không có quyền sử dụng đất, không được đứng tên thuê giao đất nên phải nhờ TCT đứng ra dùng quyền sử dụng đất vay vốn hộ.

Tương tự, trước đây, khi còn là thành viên trong các TCT, hầu hết các dây chuyền sản xuất chính hoặc các tài sản lớn đều do TCT đầu tư, đứng tên sở hữu, nhưng khi CPH việc chuyển giao đăng ký chưa được dứt điểm, gây ra tình trạng quyền sở hữu tài sản không rõ ràng. Sự không rõ ràng về quyền lợi và trách nhiệm đã khiến cho DN CPH gặp nhiều vướng mắc, nhất là khi DN triển khai mở rộng, liên doanh, hợp tác kinh doanh… với các đối tác khác.

Sau CPH, DN cần rất nhiều vốn để phát triển SXKD, đầu tư mở rộng sản xuất nhưng dưới mô hình hoạt động mới - CTCP đã gặp phải khó khăn rất lớn là

thiếu vốn. Theo các DN, sau CPH, tỷ trọng vay vốn từ nguồn tín dụng thương mại Nhà nước giảm đi đáng kể.

Không chỉ có thế, sự phân biệt đối xử đối với DN CPH thể hiện rõ qua việc các điều kiện về tín dụng, thế chấp, cầm cố tài sản và lòng tin khi cho vay của ngân hàng có sự thay đổi đáng kể đối với DN trước và sau khi chuyển đổi. Đây là những trở ngại phát sinh gây hạn chế đối với các DN chuyển đổi. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ tài chính thông qua vốn vay ưu đãi và các biện pháp tài chính như khoanh nợ, dãn nợ, xoá nợ… sau CPH không còn.

2.3 Kết quả đạt được và vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần ở Thành phố Hà Nội.

Một phần của tài liệu THÚC ĐẨY CỔ PHẦN HOÁ CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI.DOCX (Trang 25 -30 )

×