0
Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Đánh giá môi trường sản xuất kinh doanh 1 Môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI HẢI PHÒNG - HANOSIMEX (Trang 30 -34 )

2.2.1.1 Môi trường vĩ mô

Môi trường vĩ mô của Doanh nghiệp là những yếu tố ngoài ngành nhưng có ảnh hưởng đến mức cầu của ngành và tác động trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Những yếu tố này thường xuyên thay đổi, tạo ra những cơ hội và mối đe dọa mới.

Việc phân tích môi trường vĩ mô giúp doanh nghiệp trả lời một phần cho câu hỏi : Doanh nghiệp đang trực diện với những gì ? Vì vậy, Doanh nghiệp cần phải hiểu được tầm quan trọng của các yếu tố vĩ mô và đánh giá được ảnh hưởng do sự thay đổi của môi trường này. Các yếu tố của môi trường vĩ mô bao gồm:

Kinh tế

Các yếu tố kinh tế có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp nó có thể tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, các quyết đinh đầu tư của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ lưỡng các yếu tố kinh tế cả trong ngắn hạn, dài hạn và sự can thiệp của chính phủ tới nền kinh tế, và doanh nghiệp sẽ dựa trên yếu tố kinh tế để quyết định đầu tư vào các ngành, các khu vực.

Kinh tế toàn cầu hiện nay vẫn đang tăng trưởng tốt mặc dù một số nền kinh tế đầu tàu, của một số nước phát triển hiện nay đang gặp phải một số vấn đề về lạm phát, tỷ giá hối đoán, lãi suất, rủi ra về tài chính.. . Đặc biệt là nền kinh tế Mỹ hiện nay đang có dấu hiệu của một cuộc suy thoái, đây là nhận xét của một số chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên kinh tế của một số nước đang phát triển vẫn đang tăng trưởng ổn định như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga….Hiện nay giá dầu mỏ đang lên rất cao đe doạ đến nguy cơ tăng trưởng của một số nước và toàn thế giới, mặt khác tình trường tài

chính chứng khoán ở các nước phát triển cũng đang rất ảm đạm. Tuy nhiên việc xảy ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu khó có thể xảy ra, các nước vẫn có thể kiểm soat đuợc nền kinh tế. Kinh tế thế giới năm 2007 tăng trưởng ở mức 5,2% so với năm 2006 là 5,3% và dự báo sẽ tăng trưởng ở mức 4,8% vào năm 2008 đây là đánh giá của quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Các nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, đã đóng góp phần lớn cho mức tăng trưởng các nền kinh tế này đã chiếm ½ tổng mức tăng trưởng của kinh tế thế giới. Tốc độ tăng trưởng mạnh tập trung ở các nền kinh tế mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển, trong đó có một số nước thuộc châu Phi. Sự tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế Mỹ có tác động đến toàn cầu do nền kinh tế Mỹ hiện nay vẫn chiếm khoảng 30% sản lượng của nền kinh tế toàn cầu. Kinh tế Mỹ được dự báo sẽ có mức tăng trưởng chậm, đạt khoảng 1,9% trong năm 2008, thấp hơn khoảng 1% so với dự báo trước đó của IMF và giảm mạnh so với mức 2,9% trong năm 2006. Theo báo cáo của ngân hàng thế giới (WB) trong năm 2007 và đầu năm 2008 kinh tế Việt Nam đã bộc lộ những dấu hiệu tăng trưởng quá nóng. Tỷ lệ lạm phát tăng mạnh từ mức 6,6% năm 2006 lên tới 15,7% tính đến tháng 2/2008. Cán cân vãng lai thâm hụt ở mức đang ngại, khoảng 9,3% - 9,7% GDP, giá tài sản tăng cao, đặc biệt là giá cổ phiếu đầu 2007 và giá bất động sản cuối 2007. Tuy nhiên WB vẫn dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2008 vào khoảng từ 7,5% - 8% , trong năm 2009 nếu tình hình kinh tế thế giới và khu vực diễn biến tốt thì kinh tế Việt Nam có thể đật mức tăng trưởng trên 8%. Trong mấy tháng đầu năm mức nhập siêu ở nước ta đã tăng đáng kể so với năm ngoái với 7 tỷ USD nhập siêu. Tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu trong ba tháng đầu năm đạt trên 20,5 tỉ USD, tăng 68,7% so với cùng kỳ năm trước.Trong khi đó, xuất khẩu cả quí của cả nước mới đạt khoảng 13 tỉ USD, bằng 22,15% kế hoạch năm và tăng hơn 21% so với cùng kỳ năm

ngoái. Dự báo trong năm nay kim ngạch xuất khẩu của nước ta vào khoảng 60 tỷ USD. Như vậy nếu tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu cứ giữ như hiện nay thì trong năm nay tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta vào khoảng 140 tỷ USD, đây là một cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp tham gia vào dich vụ logistics. Dịch vụ logistics ở Việt Nam chiếm khoảng từ 15-20% GDP, trong năm 2007 GDP của nước ta vào khoảng 63 tỷ USD như vậy chi phí cho hoạt động logistics vào khoảng từ 9,5 đến 12,5 tỷ USD. Đây là một khoản tiền rất lớn, nếu chỉ tính riêng khâu quan trọng nhất trong logistics là vận tải, chiếm từ 40-60% chi phí thì cũng đã là một thị trường dịch vụ khổng lồ. Như vậy sự ổn định và tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế vĩ mô là tiền đề để cho dịch vụ logistics trong nước và phát triển.

Chính trị, pháp luật

Đây là yếu tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh doanh trên một lãnh thổ, các yếu tố thể chế, luật pháp có thể uy hiếp đến khả năng tồn tại và phát triển của bất cứ ngành nào. Khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính, các doanh nghiệp sẽ phải bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế luật pháp tại khu vực đó. Hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics lại càng phải chú ý đến môi trường chính trị pháp luật của một quốc gia do tính chất của hoạt động là hoạt động trên lãnh thổ rộng, xuyên quốc gia. Mà mỗi quốc gia có những quy định khác nhau về, chính trị, pháp luật, điều này sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Tại Việt Nam chưa có một bộ quy chế hoạt động hoàn chỉnh cho hoạt động của lĩnh vực logistics. Cho đến nay bản thân khái niệm logistics mới chỉ được đề cập đến trong bộ luật Thương Mại như là một văn bản chính thức thừa nhận sự hiện diện của ngành này. Song ở cấp độ quản lý và điều hành thì lại chưa hề có một quy chuẩn cụ thể cho ngành dịch vụ này. Theo cam kết mở cửa thị trường với WTO thì trong

một số năm tới sẽ mở cửa hoàn toàn thị trường logistics cho các công ty và tập đoàn ở nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực logistics, đây sẽ là một khó khăn rất lớn cho ngành logistics Việt Nam. Hiện nay các công ty hoạt động trong lĩnh vực logistics của Việt Nam phần lớn là rất nhỏ bé chưa thể cạnh tranh trực tiếp với các tập đoàn logistics hàng đầu thế giới, đòi hỏi cần phải có sự hỗ trợ của Nhà nước nhằm nâng cao năng lực cạch tranh của các công ty trong thời kỳ hội nhập. Chính phủ cần có chính sách và biện pháp hướng dẫn, thúc đẩy sự liên kết các doanh nghiệp giao nhận kho vận với nhau để có những doanh nghiệp có đủ quy mô, đủ điều kiện cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng loại trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên chính phủ cũng đang dần tạo hành lang pháp lý cho sự tham gia của các công ty nước ngoài theo cam kết hội nhập nhằm thúc đẩy hoạt động này phát triển, như đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, các điều kịên về thủ tục luật pháp.

Văn hoá xã hội

Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hóa và các yếu tố xã hội đặc trưng, và những yếu tố này là đặc điểm của người tiêu dùng tại các khu vực đó

Những giá trị văn hóa là những giá trị làm lên một xã hội, có thể vun đắp cho xã hội đó tồn tại và phát triển. Chính vì thế các yếu tố văn hóa thông thường được bảo vệ hết sức quy mô và chặt chẽ, đặc biệt là các văn hóa tinh thần. Các yếu tố về văn hoá, xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động logistics tại một quốc gia, các doanh nghiệp khi tham gia vào lĩnh vực này đòi hỏi phải hiểu biết về các yếu tố văn hoá, tinh thần của một quốc gia. Tại Việt Nam văn hoá kinh doanh nói chung và văn hoá trong linh vực hoạt động logistics nói riêng vẫn chưa được chú trọng. Các công ty hoạt động trong lĩnh vực logistics vẫn chưa thể hướng nhân viên của mình vào một môi trường văn hoá kinh doanh chuyên nghiệp tạo được

những ấn tượng tốt trong con mắt của các bạn hàng quốc tế. Văn hoá của một công ty thể hiện ở chính những con người trong công ty đó về khả năng chuyên môn, ngoại ngữ, khả năng giao tiếp của nhân viên công ty. Nhân viên trong công ty logistics ở Việt Nam hiện nay vừa yếu về khả năng chuyên mon và ngoại ngữ, điều nầy đã làm giảm năng lực cạnh tranh của các công ty trên thị truờng thế giới. Ngoài ra các doanh nghiệp còn tự làm mất hình ảnh của mình khi mà tạo ra những cách làm ăn theo kiểu chộp giật, manh mún. Điều này phần nào đã tạo ra sự ép giá của các doanh nghiệp logistics lớn trên thế giới, mà người chịu thiệt cuối cùng chính là các doanh nghiệp trong nước.

Công nghệ

Công nghệ là yếu tố không thể thiếu đối với hoạt động kinh doanh logistics, nó có tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của công ty cung cấp dịch vụ. Thế giới ngày nay vẫn đang trong cuộc cách mạng của công nghệ, hàng loạt các công nghệ mới đã ra đời và được đưa vào ứng dụng thực tiễn trong cuộc sống. Công nghệ trong hoạt động logistic bao gồm công nghệ thông tin liên lạc, công nghệ vận tải, quản lý...Tại các doanh nghiệp logistics ở Việt Nam yêú tố công nghệ còn rất hạn chế, chưa có sự quan tâm đầu tư của các doanh nghiệp điều này sẽ gây ra hạn chế trong lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Phần lớn các hoạt động đều tiến hành thủ công dựa vào con người là yếu tố chính. Hạn chế trong thông tin sẽ làm cho doanh nghiệp bỏ qua nhiều cơ hội trong kinh doanh cho các đối thủ cạnh tranh. Công nghệ quản lý có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp khi mà phạm vi hoạt động ngày càng mở rộng.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI HẢI PHÒNG - HANOSIMEX (Trang 30 -34 )

×