2.1.2.1. Quy định pháp luật của nhà nước
Thông tư số 15/2003/TT-BLĐTBXH ngày 3/6/2003 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội về hướng dẫn thực hiện làm thêm giờ theo quy định của Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ.Theo đó, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội hướng dẫn thực hiện làm thêm giờ như sau:
Các doanh nghiệp, đơn vị có sản xuất gia công hàng xuất khẩu, trong đó có gia công và sản xuất giầy dép,được tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện sau: Khi giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do yêu cầu cấp thiết của sản xuất, hoặc do tính chất thời vụ của sản xuất hoặc do yếu tố khách quan không dự liệu trước mà đã tổ chức làm thêm giờ đến 200 giờ nhưng không thể giải quyết hết khối lượng công việc.
Ngày 6 tháng 3 năm 2003. Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính ra công văn số 646/LĐTBXH-CSLĐVL về việc thực hiện pháp luật lao động.Theo công văn này, người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐkhông đúng các quy định tại Điều 37 của Bộ luật Lao động, vi phạm về thời gian báo trước hoặc điều kiện chấm dứt, thì không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường các khoản tiền theo quy định của pháp luật.
Khi người lao động tự ý bỏ việc từ 5 ngày trở lên mà không có lý do chính đáng, thì người sử dụng lao động gửi văn bản thông báo cho người lao động đến nơi làm việc để xem xét mối quan hệ lao động:
- Nếu trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, người lao động đến nơi làm việc đề đạt nguyện vọng được tiếp tục làm việc, thì người sử dụng lao động bố trí việc làm cho người lao động và tiến hành xử lý kỷ luật lao động. Trường hợp bị xử lý bằng hình thức sa thải, người lao động được trợ cấp thôi việc.
- Nếu quá thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, người lao động không đến nơi làm việc và không báo cáo lý do vắng mặt, thì người sử dụng lao động trao đổi, thống nhất với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở, báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương biết và xử lý như trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật.
2.1.2.2. Mức sống và tập quán sinh hoạt tiêu dùng của khu vực
Mức sống và tập quán sinh hoạt cũng ảnh hưởng đến sự thu hút lao động của công ty bởi nó quyết định đến mức chi tiêu hàng ngày của người lao động cho cuộc sống sinh hoạt của mình.Đa số lao động của công ty là từ các xã thuộc huyện An Dương, Thủy Nguyên (Hải Phòng), Kim Xuyên (Kim Thành- Hải Dương) và gần 3000 lao động nhập cư từ các tỉnh bạn như Thanh Hóa, Bắc Giang, Thái Bình.Do vậy,lương của người lao động phải đủ để trang trải cho cuộc sống ở trọ.Mức trung bình chi tiêu cho 1 tháng của mỗi người lao động là khoảng 500.000 nghìn đồng.
2.1.2.3. Sự cạnh tranh với các doanh nghiệp khác
Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp khác trong khu vực,trong đó có doanh nghiệp gia công giầy dép Gia Long xuất khẩu cũng đã tạo cho công ty CP Long Sơn một áp lực lớn trong việc thu hút người lao động.Công ty phải vừa tạo được mức lương hợp lý và vừa phải tạo điều kiện lao động cũng môi trường làm việc tốt để giữ chân người lao động ở lại công ty sản xuất.
2.2. Kết quả thu hút lao động của công ty ( qua các năm 2003 – 2007 )
2.2.1. Tổng số lượng lao động hàng năm của công ty qua các năm 2003
– 2007
Hiện nay công ty có tổng số 1800 lao động trong đó có 1756 người trực tiếp sản xuất (nữ có 1698 người). Tình hình lao động qua các năm như sau:
Biểu đồ 2 – TỔNG SỐ LAO ĐỘNG TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN LONG SƠN
Đơn vị: người
(Nguồn: Báo cáo thanh tra lao động)
Lao động của công ty trong giai đoạn 2003 – 2005 có xu hướng giảm và giai đoạn sau 2005 – 2007 có xu hướng tăng trở lại.
Giai đoạn 2003-2005, mỗi năm lượng lao động giảm xuống khoảng 3%/năm và năm 2006 lượng lao động tăng lên khoảng 4% nhưng số lượng vẫn chưa bằng 3 năm trước. Đến năm 2007, số lượng lao động mới đạt 1800 người. Sự biến động này là do chính sách tiền lương của doanh nghiệp áp dụng quá thấp so với mặt bằng chung của các doanh nghiệp khác. Lượng lao động thay đổi này từ phía công nhân tự ý bỏ việc sang làm ở các doanh nghiệp có mức lương cao hơn.Tuy biến động là không lớn song công ty cần tăng các tiền phụ cấp hay cải thiện điều kiện lao động để giữ chân người lao động làm việc.
THEO HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG NĂM 2008
Đơn vị: người
STT Nội dung Nam Nữ Tổng
1 Tổng lao động 112 1688 1800
2 Đã ký HĐLĐ
- Học nghề 16 99 115
- HĐLĐ 3 năm 96 946 1042
3 Công nhân dưới 18 tuổi
(Sinh 1990 và 1991) 17 67 84
(Nguồn: Báo cáo thanh tra lao động)
Qua bảng ta thấy,số lao động nữ trong công ty CP Long Sơn chiếm tỷ lệ cao gần 94%.Lao động nam chủ yếu tập trung tại các bộ phận kỹ thuật máy móc hay những phân xưởng đòi hỏi sức khỏe và có độ độc hại cao.Lao động công ty còn 643 người lao động, chiếm 35,72% là chưa được đào tạo học nghề mà chỉ làm việc dưới sự giúp đỡ và chỉ bảo của các lao động đã qua đào tạo.Công ty qua đó sẽ tiết kiệm được chi phí đào tạo và giảm thiểu được rủi ro khi người lao động bỏ việc sang công ty gia công giầy dép khác.
2.2.2. Trình độ tay nghề lao động của công ty
Qua bảng số liệu sau ta thấy:
- Do đặc điểm của ngành sản xuất gia công giầy dép cần sự kiên trì và cần cù, tỷ mỷ nên số lao động nữ chiếm một một số lượng lớn trong doanh nghiệp khoảng trên 90% tổng số lao động .
Bảng 8 - LAO ĐỘNG THEO TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN ĐƯỢC ĐÀO TẠO
- Trên Đại học 0 0
- Đại học, Cao đẳng 14 8
trong đó các ngành kỹ thuật 2 2
- Trung Cấp 5 5
- Công nhân được đào tạo có tay nghề, nhân
viên kỹ thuật 554 535
- Lao động chưa qua đào tạo 1225 1111
(Nguồn: Báo cáo thanh tra lao động)
- Ngành gia công giầy dép không cần người lao động trình độ cao mà chỉ qua đào tạo nghề cũng có thể đáp ứng được cho việc sản xuất. Số người lao động ở trình độ Đại học, Cao đẳng và trung cấp có 21 người(trong đó có 15 nữ), chiếm tỷ lệ thấp khoảng trên 1% tổng số lao động. Số lao động này chủ yếu tập trung ở bộ phận quản trị doanh nghiệp và kỹ thuật.
- Số lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ quá lớn đến 68%, số lao động này chủ yếu là được kèm cặp tại chỗ.Do số lao động bỏ việc tương đối lớn hàng năm, gần 20% tống số lao động nên việc đào tạo cho công nhân có tay nghề là không thể thực hiện được bởi hàng tháng lao động tự ý bỏ việc mà chi phí đào tạo cũng tốn kém.Vì vậy muốn lao động có chất lượng cao, có tay nghề thì trước tiên doanh nghiệp phải có chính sách giữ chân được người lao động và ký hợp đồng dài hạn với công ty. Khi đó,người lao động làm việc lâu dài mới bù đắp được chi phí đào tạo.