Hoàn thiện chính sách tiền lương

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút nhân lực tại công ty CP Long Sơn (Trang 58 - 60)

3.2.1.1 Phương hướng

Công ty thực hiện hai quan điểm trả lương: với lao động gián tiếp hưởng lương thời gian trả lương theo mức độ hoàn thành công việc và hệ số lương còn lao động gián tiếp trả theo khối lượng sản phẩm thực tế sản xuất trong tháng. Công ty trả lương làm thêm giờ theo quy định của Nhà nước, những ngày nghỉ lễ, tết trả lương theo hệ số lương của cá nhân.

Tiếp tục cải cách chính sách tiền lương, không chỉ từng bước nâng cao tiền lương tối thiểu nhằm đảm bảo tiền lương thực tế do chỉ số giá cả sinh hoạt tăng lên.

- Thực hiện việc xác định và công bố mức lương tối thiểu có bảo đảm, mức lương tối thiểu phải đảm bảo nhu cầu tối thiểu của người lao động về ăn, mặc, ở, đi lại, học hành...

3.2.1.2. Nguyên tắc

Hiện nay, tiền lương là công cụ chủ yếu mà công ty sử dụng làm công cụ thúc đẩy kinh tế của đơn vị mình, nó gắn liền với quy luật nâng cao năng suất lao động đồng thời phần tiết kiệm được do nâng cao năng suất lao động và dùng để tăng lương lại là động lực thúc đẩy người lao động.

Để đảm bảo tiền lương thật sự phát huy được vai trò của nó,khuyến khích người lao dộng làm việc, công ty nên xây dựng các chế độ trả lương phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau:

- Trả lương đảm bảo phân phối theo lao động , tiền lương phải gắn với năng suất, chất lượng công việc và hiệu quả đóng góp của từng người.

- Trả lương cao cho những người có trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi, có đóng góp nhiều cho sự phát triển của công ty.

- Trả lương phải đảm bảo công khai, dân chủ và được sự thỏa thuận của Công đoàn.

- Đảm bảo trả lương ngang nhau cho những lao động như nhau, sự công bằng sẽ khuyến khích rất lớn đối với người lao động, làm họ hăng say sản xuất góp phần nâng cao năng suất lao độngvà hiệu quả kinh doanh.

- Đảm bảo năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình quân, năng suất lao động không ngừng tăng lên đó là một quy luật, tiền lương của người lao động tăng lên là do tác động của nhiều nhân tố khách quan, tăng tiền lương và tăng năng suất lao động có liên qua chặt chẽ với nhau. Một doanh nhiệp chỉ thực sự kinh doanh có hiệu quả khi mà chi phí nói chung hay chi phí cho một đơn vị sản phẩm giảm đi, tức là mức giảm chi phí do tăng năng suất lao động phải lớn hơn mức tăng chi phí do tăng tiền lương bình quân. Nguyên tắc này là cần thiết để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao đời sống người lao động và phát triển

- Thu nhập từ tiền lương của người lao động phải chiếm từ 70% - 80% tổng thu nhập, tiền lương phải gắn chặt với số lượng và chất lượng lao động, phải phản ánh cống hiếncủa người lao động cho doanh nghiệp, phản ánh vai trò và vị trí đích thực của người lao động. Từ đó tiền lương mới kích thích họ hăng say làm việc với tinh thần và trách nhiệm cao nhất.

- Tiền lương được trả trên chỉ tiêu lao động đã xác định, chỉ tiêu lao động phản ánh số lượng và chất lượng lao động của mỗi cá nhân đã cống hiến, là thước đo đánh giá sự hơn kém giữa những người lao động và là cơ sở để thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động. Do đó trên mặt bằng tiền lương của thị trường lao động, doanh nghiệp phải tạo ra mặt bằng tiền lương của mình có tính đến mức đảm bảo đời sống cho người lao động. Khi người lao động làm việc cho doanh nghiệp nếu họ đảm bảo được đời sống của mình thì họ sẽ yên tâm, phấn khởi nguyện gắn bó cả đời với doanh nghiệp.

Hiện nay, tính công bằng trong trả lương chưa cao do lao động gián tiếp hưởng lương thời gian vẫn cao hơn, việc trả lương theo thời gian không phản ánh chính xác được mức độ hao phí sức lao động, mức độ đóng góp của người lao động, do phụ thuộc nhiều vào thời gian nên tính bình quân cao, điều này ảnh hưởng rất lớn đến người lao động.

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút nhân lực tại công ty CP Long Sơn (Trang 58 - 60)