Các biện pháp kích thích khác

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút nhân lực tại công ty CP Long Sơn (Trang 70 - 78)

Tiền thưởng thực chất là khoản tiền bổ sung cho tiền lương nhằm quán triệt hơn nữa nguyên tắc phân phối theo lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tiền thưởng chỉ có giá trị kích thích được người lao động khi nó thỏa mãn được các yêu cầu sau đây:

- Tiền thưởng phải gắn trực tiếp với thành tích của người lao động, có thành tích thì có thưởng, không có thành tích thì không thưởng, tránh tình trạng thưởng ai cũng như ai, ai cũng có phần.

- Thưởng cho người lao động phải gắn trực tiếp với các chỉ tiêu thưởng cụ thể, có phân loại, phân hạng và có mức chện lệch khác nhau tùy theo mắc độ đạt được các chỉ tiêu.

- Số lượng tiền thưởng cho người lao động mỗi lần phải có ý nghĩa nhất định trong giá trị tiêu dùng của cuộc sống thì mới tạo ra sự hy vọng, nuôi dưỡng sự mong đợi và như vậy mới tạo ra sự kích thích nhất định, ý nghĩa trong giá trị tiêu dùng thường được biểu hiện ở mức độ tương đương bộ quần áo tương đối đẹp hoặc một đôi giày hoặc một bữa liên hoan tương đối thịnh soạn chho một gia đình,... Mức thưởng bằng bao nhiêu tùy thuộc giá trị của những yếu tố bên trong thị trường hàng hóa của từng thời kỳ.

Việc áp dụng các hình thức thưởng của công ty nên có một số thay đổi như sau:

Thực hiện việc bình xét thi đua khen thưởng một lần vào cuối năm là hơi dài, công ty nên thực hiện việc bình xét,cho điểm vào mỗi quý, việc thưởng những lao động có thành tích nên thực hiện 1 năm từ 2 ÷ 6 lần. Điều này vừa phù hợp với nguyện vọng của người lao động vừa có tác dụng kích thích kịp thời cho lao động

có thành tích việc bình xét các danh hiệu có thể nên được thực hiện hàng tháng, làm như vậy sẽ có tác dụng trong việc khuyến khích động viên người lao động và trong 1 năm có thể có những người lao động làm việc rất tốt, đạt được các danh hiệu thi đua nhưng có những tháng lại không đạt được, đối với những tháng đạt được danh hiệu thi đua công ty có thể thực hiện việc tuyên dương khen thưởng để kịp thời động viên khuyến khích người lao động; đồng thời có căn cứ để thực hiện mức độ bình xét thi đua khen thưởng cuối năm. Việc bình bầu các danh hiệu thi đua hàng tháng nên thực hiện trực tiếp tại từng tổ, từng bộ phận sản xuất, từng phòng ban để đảm bảo tính công bằng dân chủ, kết quả bình bầu tại các bộ phận tập trung về hội đồng khen thưởng của công ty để xét duyệt lại, sau đó công khai trước toàn bộ công nhân viên trong công ty. Để thực hiện việc thông báo tới người lao động, công ty có thể xây dựng bản tin dùng để dán danh sách những người lao động, các bộ phận sản xuất và các phòng ban đạt các danh hiệu thi đua hàng tháng.

Đối với lao động trực tiếp, việc áp dụng hệ thống đánh giá chấm điểm hiện nay là tương đối chính xác, cụ thể, rõ ràng và chi tiết nên có thể sử dụng để đánh giá cho bộ phận này. Đối với lao động gián tiếp rất khó xác định lượng hóa được mức độ đóng góp của họ đối với kết quả sản xuất kinh doanh cũng như đo lường kết quả thực hiện công việc riêng cho bộ phận này. Để xây dựng hệ thống đánh giá này, ngoài số tiêu chuẩn của hệ thống tiêu chuẩn hiện nay đang được áp dụng, công ty cần lưu ý đến một số điểm cần được sử dụng để đánh giá như: tính sáng tạo, tinh thần trách nhiệm, chất lượng thực hiện công việc, tính chủ động trong công việc,... Công ty áp dụng các hình thức khen thưởng, việc khen thưởng phải kịp thời, tránh hiện tượng khen thưởng chậm trễ vì nếu chậm trễ khen thưởng không kịp thời sẽ không phát huy tính kích thích của tiền thưởng, tiền thưởng sẽ ít có tác dụng. Việc chi thưởng phải công bằng, khách quan dựa vào sự đóng góp của từng cá nhân, và thành tích chung của cả nhóm, dựa vào mức độ phức tạp và mức độ hoàn thành công việc của từng người để chia thưởng cho công bằng hợp lý, tránh tình trạng

phân phối bình quân tiền thưởng. Có như vậy mới kích thích lòng hăng say lao động, sự nhiệt tình trong công việc với tinh thần sáng tạo của người lao động.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. “ Những cơ hội và thách thức đối với Ngành Da - Giầy Việt Nam trong quá trình hội nhập”- ngày 17/01/2008, trang Website: http://www.vietnamforumcsr.net

2. Luận văn các khóa 44, 45 của trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân.

3. Thạc sĩ Diệp Thành Nguyên, Giáo trình “Luật lao động cơ bản”,Giảng viên Khoa Luật – ÐH. Cần Thơ

4. Bộ luật Lao động 1994 (được sửa đổi, bổ sung năm 2002).

5. Nghị định số 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Ðiều của Bộ luật lao động và thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.

6. Các báo cáo tổng hợp và báo cáo thanh tra của công ty cổ phần Long Sơn.

KẾT LUẬN

Con người ngày càng có vai trò quan trọng trong một tổ chức. Con người được coi là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của tổ chức vì con người là nhân tố hạt nhân của tổ chức, quyết định sự thành công hay thất bại của tổ chức, làm cho tổ chức vận hành được. Vì vậy, vấn đề đào tạo và phát triển con nguồn nhân lực trong tổ chức trở thành vấn đề cấp bách hiện nay. Ngày nay một tổ chức tồn tại và phát triển không phải bởi sự quyết định của vốn, công nghệ, hay thiết bị mà nó phụ thuộc rất nhiều vào sự lãnh đạo, tổ chức của con người đối với tổ chức đó, do vậy công tác thu hút lao động phải được đặc biệt chú trọng.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác thu hút lao động và đứng trước những thách thức trong giai đoạn hiện nay. Công ty cổ phần Long Sơn đã và đang cố gắng hoàn thành nhiệm vụ, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, cố gắng đứng vững trên thị trường. Song trước những biến đổi thời cuộc, Công ty còn gặp rất nhiều khó khăn, do vậy mà Công ty cần phải năng động hơn, áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất kinh doanh, Công ty phải hoàn thiện hơn nữa công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên trong công ty để đáp ứng những nhiệm vụ khó khăn hơn trong tương lai, khẳng định được vai trò vị thế cạnh tranh của mình trên thương trường quốc tế.

Với một thời gian tìm hiểu về công ty trong hơn 4 tháng, đã thấy được thực trạng công tác thu hút lao động của công ty, có những thành công nhất định và những tồn tại nhất định. Trước thực trạng đó chuyên đề này có đưa ra một số biện pháp giúp công ty có thể hoàn thiện hơn công thu hút lao động của mình trong thời gian tới.

Mặc dù đã có những cố gắng nhưng do trình độ, năng lực và thời gian có hạn nên chuyên đề không tránh khỏi thiếu sót nhất định. Kính mong được sự giúp đỡ của thầy giáo giúp em hoàn thiện hơn chuyên đề của mình.

PHỤ LỤC

Mẫu đánh giá thực hiện công việc :

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tháng …….. năm ……… STT Họ tên Chất lượng Thời gian Cải tiến Quy định Tổng điểm Ghi chú 1 2 3 4 5 ... 10 Ghi chú:

• Mức điểm cho mỗi phần: chất lượng, thời gian, cải tiến, quy định là từ 1 đến 10 điểm trong đó 10 điểm là điểm tuyệt đối, 5 điểm là điểm đạt trung bình.

• Tổng điểm bằng = ( chất lượng * 1 + thời gian * 1 + cải tiến * 0.5 + quy định * 0.5 ) / 4

• Trong một đơn vị thì bao giờ cũng có 10 % những người không được thưởng và không quá 10 % số người đạt mức thưởng cao nhất.

Ngày... tháng...năm 2008

Công ty CP Long Sơn BẢNG CHẤM CÔNG

Phân xưởng may Tháng ... năm 2008 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

STT HỌ VÀ TÊN MÃ SỐ 1 2 3 4 5 .... 29 30 31 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ....

Bảng chấm công phải có sự xác nhận của từng CB-CNV thuộc bộ phận vào cuối tháng.

Những thông tin trong bảng chấm công không tẩy , xóa hoặc cạo sửa. Bảng chấm công phải nộp về Phòng TCHC vào ngày đầu tháng.

Khi nộp bảng chấm công, Trưởng bộ phận ký xác nhận vào bảng chấm công.

Ngày ……..Tháng……..Năm 2008

Công ty CP Long Sơn BẢNG QUẢN LÝ NGÀY CÔNG CỦA CNV

HCTH - BM 24 Năm 2008

Họ và Tên CNV: ... Ngày, tháng, năm sinh: .../..../... Mã số: ...

Lần nghỉ thứ Lý do nghỉ Hình thức Nghỉ từ đến hết phép Không

phép Giờ ngày tháng Giờ ngày tháng

Ô F T R Ro Số ngày nghỉ Tổng số ngày nghỉ cộng dồn Ghi chú 1 2 3 4 5 ... 31

Nhân viên lập bảng Công ty CP Long Sơn, ngày ... tháng ... năm 2008 Trưởng phòng HCTH

Nơi nhận :

BẢO HIỂM Y TẾ : CHI NHÁNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ

Quý ...

Tên đơn vị : Nhà máy giầy Long Sơn Chủ quản : Công ty CP Long Sơn Địa chỉ : An Dương – Hải Phòng Điện thoại : Mã số đơn vị : Thời hạn đóng : S T T HỌ TÊN MÃSỐ NVIÊN SỐ PHIẾU KCB NĂM SINH NAM NỮ CHỨC VỤ NGHỀ NGHIỆP

LƯƠNG & CÁC KHOẢN PHỤ CẤP ĐÓNG BHYT LƯƠNG P.CẤP T. SỐ ĐỊA CHỈ NƠI ĐĂNG KÝ KCB BAN ĐẦU GIÁ TRỊ SỬ DỤNG P. KCB TỪ ĐẾN GHI CHÚ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đã cấp ……phiếu KCB Tổng số người : Ngày ……. Tháng ………. Năm

200 Tổng Quỹ lương : Đồng / Tháng Ngày ... Tháng .... Năm 2008

GIÁM ĐỐC BHYT Số tháng đóng : tháng ( từ ø đến ) TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY

Số tiền đóng : Đồng

Khác : ……… Tổng số tiền phải nộp : Đồng

MA TRẬN PHÂN TÍCH SWOT

MA TRẬN PHÂN TÍCH SWOT

Opportunities (Cơ hội): _ Việt Nam chính thức là

thành viện của tổ chức WTO.

_ Sự khuyến khích đầu tư và chính sách thông thoáng của

Nhà nước.

_ Đối thủ cạnh tranh dường như chậm chạp đối với việc

tiếp thu công nghệ mới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Threats (Nguy cơ): _ Chỉ cần một sự thay đổi nhỏ

của một đối thủ lớn có thể khiến ta phải rút lui khỏi thị trường.

_ Sự cạnh tranh của các doanh

nghiệp gia công khác và các công ty đa quốc gia.

_ Giá đầu vào tăng mạnh.

Strengths (Điểm mạnh): _ Phản ứng lại rất nhanh mà

không cần phải đào tạo cao hơn.

_ Nguồn nhân lực dồi dào, rẻ

và chi phí đào tạo thấp.

_ Những nhà tư vấn Đài

Loan có uy tín rất lớn trên thương trường. _ Doanh nghiệp gần cảng

biển.

1-Đẩy mạnh việc nhập công nghệ mới để tạo ra sự khác biệt và đáp ứng tốt nhất nhu cầu ngày càng cao của khách

hàng.

2-Thúc đẩy hơn nữa việc liên doanh và liên kế với đối tác nước ngoài nhằm tranh thủ

sự giúp đỡ, học hỏi kinh nghiệm,công nghệ. 3-Tận dụngvà phát huy lợi thế về nhân lực, vị trí địa lý.

1-Tìm kiếm đối tác mới . 2-Mở rộng hoạt động kinh doanh

sang lĩnh vực khác tránh rủi ro. 3-Tạo ra sản phẩm có sự cạnh tranh cao như giảm chi phí nhân công, giảm chi phí vận chuyển,...

Wecknesses (Điểm yếu): _ Ít quan tâm đến đời sống

của công nhân và trình độ của công nhân viên còn thấp.

_ Phụ thuộc vào đối tác

trong việc nhập nguyên phụ liệu đầu vào và xuất khẩu

giầy dép gia công.

_ Công ty chưa có thị trường

và danh tiếng lâu dài.

1-Xây dựng thương hiệu và văn hóa doanh nghiệp. 2-Tìm kiếm nguồn nguyên phụ liệu đầu vào, tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới như

Mỹ,Châu Phi,..

3-Gia nhập vào các tổ chức, hiệp hội gia dầy,xuất nhập

khẩu,...

1-Đào tạo và phát triển nhân sự, quan tâm đến người lao động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhằm ràng buộc.

2-Hợp tác với các doanh nghiệp trong nước.

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút nhân lực tại công ty CP Long Sơn (Trang 70 - 78)